1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 16)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 16 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 597 12/08/2023


1000 câu hỏi ôn tập Hóa (Phần 16)

Câu 1: Cho các chất có CTHH sau: CO2, CaO, SO2, NaCl, NaOH, Cu(OH)2, HCl, H2SO4, NaHCO3, Ba(OH)2, Ca(H2PO4)2, Fe(OH)2, BaSO4, CuO, H2S.

Phân loại và gọi tên.

Lời giải:

CTHH

Phân loại

Gọi tên

CO2

Oxit axit (Acidic oxide)

Cacbon đioxit (Carbon dioxide)

CaO

Oxit bazơ (Basic oxide)

Canxi oxit (Calcium oxide)

SO2

Oxit axit (Acidic oxide)

Lưu huỳnh đioxit (Sulfur dioxide)

NaCl

Muối

Natri clorua (Sodium chloride)

NaOH

Bazơ (Base)

Natri hiđroxit (Sodium hydroxide)

Cu(OH)2

Bazơ (Base)

Đồng(II) hiđroxit (Copper(II) hydroxide)

HCl

Axit (Acid)

Axit clohiđric (Hydrochloric acid)

H2SO4

Axit (Acid)

Axit sunfuric (Sulfuric acid)

NaHCO3

Muối

Natri hiđrocacbonat

(Sodium hydrogencarbonate)

Ba(OH)2

Bazơ (Base)

Bari hiđroxit (Barium hydroxide)

Ca(H2PO4)2

Muối

Canxi đihiđrophotphat (Calcium dihydrogen phosphate)

Fe(OH)2

Bazơ (Base)

Sắt (II) hiđroxit (iron(II) hydroxide)

BaSO4

Muối

Bari sunfat (Barium sulfate)

CuO

Oxit bazơ (Basic oxide)

Đồng (II) oxit (Copper(II) oxide)

H2S

Axit (Acid)

Axit sunfuhiđric (Hydrogensulfide acid)

Câu 2: Từ KMnO4, NH4HCO3, Fe, MnO2, NaHSO3, BaS và dd Ba(OH)2, HCl có thể điều chế những khí gì? Viết phương trình.

Lời giải:

Điều chế được những khí: O2, Cl2, NH3, SO2, SO3, H2, HCl, CO2, H2S

2KMnO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2

2NH4HCO3 t° (NH4)2CO3 + CO2 + H2O

2NaHSO3 t° Na2SO3 + SO2 + H2O

BaS + 2HCl → BaCl2 + H2S

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

H2S + Cl2 → 2HCl + S

NH4HCO3 + Ba(OH)2 → NH3 + BaCO3 + 2H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

H2 + Cl2 anhsang 2HCl

2SO2 + O2 t°,V2O5 2SO3

Câu 3: Cho các chất sau NaCl, C2H4, CH3COOH, Ba(OH)2, KNO3. Số chất điện li là?

 Lời giải:

Trong các chất: NaCl, C2H4, CH3COOH, Ba(OH)2, KNO3. Số chất điện li là 4.

Chất điện li gồm axit, bazơ, muối. Do đó NaCl, CH3COOH, Ba(OH)2, KNO3 là các chất điện li.

C2H4 là hidrocacbon nên không là chất điện li.

Câu 4: Cho các chất sau: Cl2, NH3, NaCl, MgCl2, CH4, CO2, C2H2, C2H4, C2H6, CaO. Chỉ ra những chất nào có liên kết ion? Viết sự hình thành liên kết?

Lời giải:

Những chất có liên kết ion là: NaCl, MgCl2, CaO.

(NaCl) ta có: 

NaNa1++1eCl+1eCl1Na1++Cl1NaCl

(MgCl2) ta có: 

MgMg2++2e2Cl+2.1e2Cl1Mg2++2Cl1MgCl2

(CaO) ta có: 

CaCa2++2eO+2eO2Ca2++O2CaO

Câu 5: SO2, P2O5, Fe2O3, Na2O, Al, Cu, Na2CO3, BaCl2, H2SO4, NaOH, Fe(OH)3.

Chất nào tác dụng với:

a. Nước

b. Dung dịch KOH

c. Dd H2SO4 loãng

d. Dd CuSO4.

Lời giải:

a) SO2 + H2O → H2SO3

 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

 Na2O + H2O → 2NaOH

 b) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

c) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

d) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4↓ + CuCl2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Na2O + H2O + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Câu 6: Cho các oxit: P2O5, CO2, SO2, CaO, Na2O. Oxit nào có khả năng tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.

Lời giải:

P2O5, CO2, SO2 tác dụng với CaO, Na2O.

P2O5 + 3CaO → Ca3(PO4)2

P2O5 + 3Na2O → 2Na3PO4

CO2 + CaO → CaCO3

CO2 + Na2O → Na2CO3

SO2 + CaO → CaSO3

SO2 + Na2O → Na2SO3

Câu 7: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn:

A. 12, 20, 30;

B. 8, 16, 24;

C. 5, 13, 31;

D. 9, 17, 25.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 5, 13, 31 đều thuộc nhóm IIIA

Câu 8: Cho các khí sau bị lẫn hơi nước (khí ẩm): N2, O2, SO2, CO2, NH3. Biết NH3 có tính chất hóa học của bazơ tan. Khí ẩm nào có thể làm khô bằng:

a) H2SO4 đặc.

b) CaO.

Lời giải:

Các khí được chọn phải không có phản ứng với chất làm khô.

a, N2, O2, SO2, CO2.

b, N2, O2, NH3.

Câu 9: Cho các muối sau: CaCO3; Na2SO4; Na2S; Ca3(PO4)2, KNO3. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?

A: 4 chất;

B: 3 chất;

C: 2 chất;

D: 5 chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

CaCO3; Na2S; Ca3(PO4)2, KNO3 tác dụng được với HCl.

Câu 10: Cho các oxit sau: Al, MgO, CO, CO2, Fe, ZnO. Viết các PTHH xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các oxit trên tác dụng với dung dịch HCl?

Lời giải:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2

Câu 11: Cho dãy biến đổi hóa học sau:

CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CO2

Điều nhận định nào sau đây đúng:

A. Có 2 phản ứng oxi hoá – khử;

B. Có 3 phản ứng oxi hoá – khử;

C. Có 4 phản ứng oxi hoá – khử;

D. Không có phản ứng oxi hoá – khử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 12: Cho dòng khi CO đi qua ống sứ chứa CuO đốt nóng, thu được chất rắn X còn lại trong ống sứ và có 8,6 gam khí Y thoát ra khỏi ống sứ. Biết rằng 1 lít khí Y nặng gấp 1,075 lần 1 lít khí oxi, đo ở cùng điều kiện. Cho X phản ứng vừa hết với 80 ml dung dịch HCl (d = 1,225 g/ml) thu được dung dịch có nồng độ 3,375%. Khối lượng của X và nồng độ mol/l của dung dịch HCI đã dùng là?

Lời giải:

Khi VY = VO2và ở cùng điều kiện thì nY = nO2

mYmO2=1,075 nên M¯YMO2=1,075

M¯Y=1,075.32=34,4(g/mol)nY=8,634,4=0,25(mol)

Đặt a, b là số mol CO, CO2 trong Y

a+b=0,2528a+44b=8,6a=0,15b=0,1

X tác dụng với HCl nên X gồm Cu, CuO

Đặt nCuO dư = x (mol)

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

nCuCl2=nCuO=x(mol);nHCl=2nCuO=2x(mol)

mddHCl = 80.1,225 = 98 (g)

→ mdd sau = 80x + 98 (g)

C%=mCuCl2.100mddsau3,375=135x80x+98.100x=0,025CMHCl=2x0,08=0,625MCuO+COt°Cu+CO2

→ nCuO phản ứng = nCuO = nCO2= 0,1 (mol)

→ mX = 0,1.64 + 0,025.80 = 8,4 (g).

Câu 13: Cho dung dịch A chứa đồng thời 0,2 mol NaOH và 0,3 mol Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch B chứa đồng thời 0,25 mol NaHCO3 và 0,1 mol Na2CO3. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 19,7 gam;

B. 41,1 gam;

C. 68,95 gam;

D. 59,1 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cho dung dịch A chứa đồng thời 0,2 mol NaOH và 0,3 mol Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch B (ảnh 1)

OHdư, HCO3 hết

nCO32tổng = 0,25 + 0,1 = 0,35 (mol)

CO32 dư, Ba2+ hết

nBaCO3=0,3(mol)

Vậy m = 0,3.197 = 59,1 (g)

Câu 14: Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe3+, 0,02 mol NH4+, 0,02 mol SO42 và x mol NO3

a. Tính x

b. Trộn dung dịch X với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M thu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc). Tính m và V?

Lời giải:

a) Bảo toàn điện tích:

3nFe3++nNH4+=2nSO42+nNO3

→ 3.0,01 + 0,02 = 2.0,02 + x → x = 0,01

b) 

Tài liệu VietJack

→ Tính theo ion SO42

Tài liệu VietJack

m=mBaSO4+mFe(OH)3=0,02.233+0,01.107=5,73(g)

Câu 15: Cho dung dịch X chứa Na2CO3 và NaHCO3 cùng nồng độ a mol/l. Lấy 0,5 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 19,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho 0,5 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết túc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính m?

Lời giải:

Na2CO3:0,5a(mol)NaHCO3:0,5a(mol)+BaCl2(du)NaHCO3:0,5a(mol)BaCO3:19,7197=0,1=0,5a(mol)

→ a = 0,2M

Mặt khác:

Na2CO3:0,5a(mol)NaHCO3:0,5a(mol)+CaCl2(du)CO2:0,12=0,05(mol)H2O:0,12=0,05(mol)CaCO3:(0,1+0,12).100=15(g)

Câu 16: Cho m gam Al vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M thu được V (l) H2. Tìm V, m?

Lời giải:

nHCl = 0,2. 1,5 = 0,3 (mol)

Phương trình: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nH2=12nHCl=12.0,3=0,15(mol)VH2=0,15.22,4=3,36(l)nAl=13nHCl=13.0,3=0,1(mol)

→ mAl = 0,1.27 = 2,7 (g).

Câu 17: Cho hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1M và Ca(OH)2 3M, sau phản ứng thu được 10 (g) kết tủa và dung dịch A. Rót từ từ 200ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ x (M) vào dung dịch A thu được 20 (g) kết tủa nữa. Giá trị V và x lần lượt là?

Lời giải:

nNaOH = 0,1 (mol); nCa(OH)2=0,3(mol)

nCaCO3=10100=0,1(mol)

→ Dung dịch A chứa NaHCO3 (0,1) và Ca(HCO3)2 (0,3 – 0,1 = 0,2 mol)

Bảo toàn nguyên tố C:

nCO2=nCaCO3+nNaHCO3+2nCa(HCO3)2=0,1+0,1+2.0,2=0,6(mol)

→ V = 0,6.22,4 = 13,44 (l)

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O

nCaCO3=0,2(mol)nCa(OH)2=0,1(mol)x=0,5M

Câu 18: Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 6,72;

B. 10,08;

C. 8,96;

D. 11,2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nAl = 0,2, nFe = 0,1 (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,2                        → 0,3 (mol)

Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

0,1                        0,1 (mol)

V = (0,3+0,1).22,4 = 8,96 (l).

Câu 19: Cho hỗn hợp A gồm các chất CaCO3, MgCO3, Na2CO3, K2CO3 trong đó Na2CO3 và K2CO3 lần lượt chiếm a% và b% theo khối lượng của A. Nung A một thời gian thu được chất rắn B có khối lượng bằng 80% khối lượng của A trước khi nung. Để hòa tan hết 10 gam B cần vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác, nếu nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Biết trong điều kiện của thí nghiệm khi nung A chỉ có phản ứng phân hủy của CaCO3, MgCO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra và lập biểu thức tính tỉ lệ khối lượng của C so với A theo a và b. 

Lời giải:

CaCO3t°CaO+CO2MgCO3t°MgO+CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Số mol HCl bài cho: 0,3 mol; chọn 100 g (A) → 80 g (B) → nHCl = 2,4 mol

Dùng định luật bảo toàn chất để thấy số mol HCl phản ứng với (A) hay (B) hay (C) là như nhau; khối lượng CO2 là: 1,2(a106+b138).44

mCmA=1,2(a106+b138).44100

Câu 20: Cho hỗn hợp gồm a mol FeSvà b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 0,8 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tìm a và b là:

A. a = 0,06; b = 0,03;

B. a = 0,12; b = 0,06;

C. a = 0,06; b = 0,12;

D. a = 0,03; b = 0,06.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

FeS2Cu2SHNO3Fe2SO43CuSO4

Bảo toàn e: 15a + 10b = 0,8.3

Bảo toàn S: 2a+b=3a2+2b

Giải hệ trên được: a=0,12b=0,06

Câu 21: Hỗn hợp X gồm 0,3 mol Mg, 0,2 mol Al và 0,4 mol Zn. Cho x tác dụng với dd HNO3 loãng dư thì không thấy khí thoát ra. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng?

Lời giải:

Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì không thấy khí thoát ra → Phản ứng chỉ tạo muối

PTHH:

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O (1)

0,3……0,75

4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O (2)

0,4……0,1

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O (3)

0,2……0,75

Theo các phương trình, ta có:

nHNO3=104nMg+104nZn+308nAl=0,75+1+0,75=2,5(mol)

Câu 22: Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với hiđro là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 25% N2; 25% H2 và 50% NH3;

B. 25% NH3; 25% H2 và 50% N2;

C. 25% N2; 25% NH3 và 50% H2;

D. 15% N2; 35% H2 và 50% NH3;

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khi cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì toàn bộ NH3 bị hấp thụ.

Theo giả thiết thì sau khi đi qua dung dịch H2SO4 đặc thì thể tích khí còn lại một nửa 

Coi V(NH3 ) = 1 thì V(N2) + V(H2) = 1 (1)

1.17+VN2.28+VH2.22.100%=8.2 (2)

Giải (1) và (2) ta có V (N2) = 0,5, V(NH3) = 0,5

%N2=%VH2=0,52.100%=25%

%NH3 = 50%.

Câu 23: Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được lượng rắn khan là.

A. 10,87 gam;

B. 7,45 gam;

C. 9,51 gam;

D. 10,19 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có:

nH2=0,15nBaSO4=0,06BTKL13,98+0,15.2m=0,1m=14,18

Nhận thấy nếu nBa = 0,06 → nNa = 0,259 → (Vô lý)

H2SO4:0,06HCl:0,1BTDT24,85Ba2+,Na+:14,18(g)SO42:0,06Cl:0,1OH:0,08BTKLm=24,8513,98=10,87(g)

Câu 24: Cho hỗn hợp khí X gồm 22 gam khí CO2, 12,8 gam khí SO2 và 15,4 gam khí N2O. Hãy xác định tỉ khối của hỗn hợp X so với khí N2?

Lời giải:

MX=mCO2+mSO2+mN2OnCO2+nSO2+nN2O=22+12,8+15,40,5+0,2+0,625=47,81dX/N2=47,8128=1,7

Câu 25: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam x vào dung dịch H2SO4, loãng dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị của m là?

Lời giải:

* Cho hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng dư:

nH2=0,1(mol)

Fe phản ứng tạo ra H2Cu không phản ứng.

Bảo toàn e: 

nFe=nH2→ nFe =0,1 mol

 * Cho hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư.

Cu phản ứng tạo khí NO2Fe bị thụ động (không phản ứng).

nNO2= 0,05 mol

Bảo toàn e:

2nCu = nNO2→ nCu = 0,025 mol

Khối lượng của hỗn hợp X:

m = mFe + mCu = 0,1.56 + 0,025.64 = 7,2 gam.

Câu 26: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, trong đó tỉ lệ khối lượng của FeO và Fe2O3 là 9 : 20 trong 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được tối đa bao nhiêu gam sắt?

Lời giải:

Ta có tỉ lệ khối lượng của FeO và Fe2O3 là 9 : 20.

nFeO:nFe2O3=972:20160=1:1

Ta có: 

FeO + Fe2O3 → Fe3O4

Do vậy có thể quy đổi X về Fe3O4

Phản ứng xảy ra:

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Ta có: 

nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol

nFeCl3=14nHCl = 0,05 mol

Cho Fe vào Y:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

nFe=12nFeCl3 = 0,025 mol

→ mFe = 0,025.56 = 1,4 gam.

Câu 27: Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2 , tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt. Xác định công thức MX2?

A. NO2;

B. MgCl2;

C. CuCl2;

D. SO2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tổng số các hạt trong phân tử là 140

→ 2ZM + NM + 2.(2ZX + NX ) = 140 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt

→ 2Z+ 4ZX - NM - 2.NX = 44 (2)
Giải hệ (1), (2) → 2Z+ 4ZX = 92 và N+ 2NX = 48
Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt

→ 2ZX + NX - (2ZM + NM) = 16 (3)
Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11

→ (ZX + NX)- (ZM + NM) = 11 (4)
Lấy (3) - (4) → ZX - ZM = 5
Ta có hệ:

2ZM+4ZX=92ZM+ZX=5ZM=12ZX=17

M là Mg và X là Cl

Vậy công thức của MX2 là MgCl2.

Câu 28: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 4,48 lít;

B. 3,36 lít;

C. 2,24 lít;

D. 1,12 lít.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

TQ:

FexOy+yCOt°xFe+yCO2nCO=nCO2=4,4822,4=0,2(mol)

→ VCO = 4,48 lít.

Câu 29: Cho Ba dư lần lượt vào các dung dịch sau: MgCl2, H2SO4, AlCl3. Nêu hiện tượng và viết PTHH?

Lời giải:

Vào MgCl2 thì có khí bay ra; có kết tủa.

Ba + 2H2O + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + BaCl2 + H2

Vào H2SO4 thì có khí bay ra; có kết tủa không tan trong axit.

Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2

Vào AlCl3 thì có khí bay ra; có kết tủa, nếu Ba dư thì kết tủa tan dần.

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 2Al(OH)3↓ + 3BaCl2

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.

Câu 30: Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng 1 thời gian cho đến khi số mol oxi trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là?

Lời giải:

nO2phản ứng = 0,9 – 0,865 = 0,035 (mol).

→ mkim loại = mchất rắn – moxi phản ứng = 2,12 – 0,035.32 = 1 (gam).

Câu 31: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0,15 mol NO và 0,05 mol N2O. Tính giá trị của m?

Lời giải:

Sơ đồ phản ứng:

Al+HNO3Al(NO3)3+NON2O+H2O

Quá trình cho nhận electron:

AlAl3++3eN+5+3eN+22N+5+8e2N+1

Bảo toàn electron: 

3nAl=3nNO+8nN2OnAl=3.0,15+8.0,053=1760(mol)mAl=1760.27=7,65(g)

Câu 32: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng là:

A. 9,9 gam;

B. 9,8 gam;

C. 8,9 gam;

D. 7,5 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Alanin có công thức là: CH3-CH(NH2)-COOH

CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH t° CH3-CH(NH2)-COONa + H2O

Ta có: nAlaNa = 11,1111=0,1(mol)

nAla = nAla-Na = 0,1 (mol)

mAla = 0,1.89 = 8,9 (gam).

Câu 33: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và rượu etylic tác dụng với Na dư thu được 25,2 hỗn hợp muối. Cho m/10 gam lượng hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 10ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của rượu và phenol là:

A. 0,1 và 0,1;

B. 0,2 và 0,2;

C. 0,2 và 0,1;

D. 0,18 và 0,06.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 0,5 H2

x………………….....x (mol)

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5 H2

y…………………….y (mol)

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

0,01………0,01 (mol)

Ta có hệ phương trình:

116x+68y=25,2x=0,01.10x=0,1y=0,2

Câu 34: Cho M là kim loại tạo ra 2 muối MClx và MCly và 2 oxit MO0,5x và M2Oy. Thành phần về khối lượng của clo trong 2 muối có tỉ lệ là 1 : 1,173 và oxi trong 2 oxit có tỉ lệ là 1 : 1,352.

a. Xác định kim loại M và công thức các muối và oxit của M.

b. Viết phương trình phản ứng khi cho:

1) M tác dụng với Cl2, MCly, H2SO4 (loãng, đặc nguội, đặc nóng).

2) MO0,5x tác dụng với HNO3 loãng; khí H2; dung dịch KMnO4 (Trong môi trường axit loãng).

Lời giải:

a) Trong MClx: %Cl=35,5xMM+35,5x.100

Trong MCly: %Cl=35,5yMM+35,5y.100

35,5yMM+35,5y.100=1,172.35,5xMM+35,5x.100

→ MM.(1,172x – y) = -6,106xy (1)

Trong MO0,5x: %O=8xMM+8x.100

Trong M2Oy: %O=16y2MM+16y.100=8yMM+8y.100

8yMM+8y.100=1,35.8xMM+8x.100

→MM.(1,35x – y) = -2,8xy (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

1,172xy1,35xy=2,181

Cặp nghiệm x = 2; y = 3 thì thoả mãn

Kim loại có hai hoá trị là II và III suy ra M là sắt (Fe)

b) 1)

2Fe+3Cl2t°2FeCl3

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

2Fe+6H2SO4dt°Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O

2) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

FeO+H2t°Fe+H2O

10FeO + 2KMnO4 + 18H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 18H2O

Câu 35: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội

A. Khí mùi hắc thoát ra

B. Khí không màu và không mùi thoát ra

C. Lá nhôm tan dần

D. Không có hiện tượng

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chú ý: Một số kim loại như Al, Fe, Cr … không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.

Câu 36: Nêu hiện tượng viết PTHH để giải thích các thí ngiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho Na dư vào dung dịch Al(NO3)3. Sau đó lại sục CO2 vào dung dịch thu được.

Thí nghiệm 2: Đốt cháy quặng pirit sắt trong oxi dư sau đó hấp thu sản phẩm khí vào dung dịch brom.

Thí nghiệm 3: Cho sắt vào dung dịch đồng (ll) sunfat.

Lời giải:

Thí nghiệm 1: Na tan dần, có khí xuất hiện. Có kết tủa trắng keo xuất hiện. Một thời gian sau kết tủa keo tan dần dần. Sục CO2 vào lại thấy có kết tủa.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3 

 Thí nghiệm 2: Đốt quặng pirit sắt sinh ra khí mùi hắc không màu. Sục khí này vào dung dịch brom thấy brom mất màu.

4FeS2 + 11O2 t° 2Fe2O3 + 8SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Thí nghiệm 3: Sau 1 thời gian thấy màu xanh của dung dịch mất dần. Sắt tan một phần, có kim loại đồng màu đỏ bám ngoài sắt.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 37: Cho một dung dịch chứa 8,19 gam muối NaX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09 gam kết tủa.

a) Tìm nguyên tử khối và gọi tên X

b) Nguyên tố X có 2 đồng vị, đồng vị 1 hơn đồng vị 2 là 50% tổng số nguyên tử, hạt nhân nguyên tử đồng vị 1 kém hạt nhân đồng vị 2 là 2 notron. Xác định số khối mỗi đồng vị?

Lời giải:

 a. Gọi số mol của NaX là a (mol; a > 0)

Phương trình hóa học:

NaX + AgNO3 NaNO3+ AgXa...........a     mol

Ta có:

mNaX=a.(23+MX)=8,19mAgX=a.(108+MX)=20,09a=0,14aMX=4,97MX=35,5

X là clo, nguyên tử khối là 35,5.

b. Gọi phần trăm đồng vị 1 và đồng vị 2 lần lượt là a và b.

Ta có:

a+b=100%ab=50%a=75%b=25%

Gọi số khối của đồng vị 1 là A.

Hạt nhân đồng vị 1 kém hạt nhân đồng vị 2 là 2 notron nên số khối của đồng vị 2 là A + 2.

Ta có:

A¯=75.MA+25.(MA+2)100=35,5MA=35

Vậy số khối của hai đồng vị 1 và 2 lần lượt là 35 và 37.

Câu 38: Cho một hỗn hợp dung dịch chứa FeCl2, CuCl2 và HCl. Dùng kim loại nào để khi cho vào hỗn hợp này, ta thu được một dung dịch chỉ chứa duy nhất 1 chất tan?

Lời giải:

Cho Zn dư vào dung dịch, sau phản ứng lọc lấy rắn không tan ta thu được dung dịch chỉ chứa ZnCl2.

Phương trình hóa học

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu↓

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Câu 39: Cho 1 lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí. Nồng độ mol của HCl?

Lời giải:

PTHH:

Fe + 2HCl  FeCl2+ H2              0,6............ ...........0,3 mol

nH2 = nkhí = 6,7222,4 = 0,3 mol. 

Theo PTHH thì nHCl = 2nH2 = 2.0,3 = 0,6 mol.

CMHCl=0,60,2=3M

Câu 40: Đun nóng 200 ml dung dịch muối (NH4)2SO4 0,5 M với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra, hoàn toàn thu được V lít khí NH3 (điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là?

Lời giải:

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

n(NH4)2SO4=0,2.0,5=0,1(mol)

nNaOH = 0,3.1 = 0,3 (mol)

0,11<0,32 NaOH dư

nNH3=2n(NH4)2SO4=0,1.2=0,2(mol)

VNH3=0,2.22,4=4,48(l)

Câu 41: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được gì?

Lời giải:

Đầu tiên xảy ra phản ứng: 

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

Sau đó, vì dư amoniac nên:

NH3 + HCl → NH4Cl

Vậy các chất thu được là NH4ClN2 và NH3 dư nếu có.

Câu 42: Cho phản ứng 4Al + 3O2 t° 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.

a) Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí

b) Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.

Lời giải:

nAl=2,4.10226.1023=0,04(mol)

4Al + 3O2 t° 2Al2O3

a. Theo phương trình:

nO2=34nAl=0,03(mol)

VO2=0,03.22,4=0,672(l)

→ Vkk = 0,672.5 = 3,36 (l)

b. Theo phương trình:

nAl2O3=12nAl=0,02(mol)

mAl2O3=0,02.102=2,04(g)

Câu 43: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe2O3 + CO t° Fe + CO2

a) Lập phương trình hóa học

b) Hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng trên.

c) Cho 16,8 kg CO tác dụng với 32 kg Fe2O3 tạo ra 26,4 kg CO2, tính khối lượng sắt thu được?         

Lời giải:                                                                 

a) Fe2O3 + 3CO t° 2Fe + 3CO2

b) Tỉ lệ: 1 : 3 : 2 : 3

c) Bảo toàn khối lượng: mFe=mFe2O3+mCOmCO2= 32 + 16,8 – 26,4 = 22,4(kg).

Câu 44: Cho sơ đồ: (NH4)2SO4 +A NH4Cl +B NH4NO3

Trong sơ đồ A, B lần lượt là các chất:

A. HCl, HNO3;

B. CaCl2, HNO3;

C. BaCl2, AgNO3;

d. HCl, AgNO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

(NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NH4Cl

NH4Cl + AgNO3 → AgCl↓ + NH4NO3

Câu 45: Khi làm thí nghiệm: Cho một mẩu Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng nhẹ, bạn An thấy có khí màu nâu đỏ bay ra. Để hạn chế ảnh hưởng của khí nâu đỏ đó thoát ra gây ô nhiệm môi trường, bạn An đã nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. CH3COOH;

B. HCl;

C. C2H5OH;

D. NaOH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Để hạn chế ảnh hưởng của khí nâu đỏ đó thoát ra gây ô nhiệm môi trường, bạn An đã nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH vì:

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

Câu 46: Sục 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được bao nhiêu gam muối?

A. 10 gam;

B. 21,2 gam;

C. 20,3 gam;

D. 18,1 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

nCO2=4,4822,4=0,2(mol) 

Ta có: nCa(OH)2nCO2=0,150,2=0,75<1

→ Tạo 2 muối

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

x……………x………x (mol)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2

y……………2y………y (mol)

x+y=0,15x+2y=0,2x=0,1y=0,05

mmuối = 0,1.100 + 0,05.162 = 18,1 (g).

Câu 47: Ion X2- có tổng số hạt p, n, e là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Liên kết của X với Y là liên kết cộng hoá trị;

B. Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIA;

C. Hợp chất khí của Y với hiđro chứa 5,88% khối lượng hiđro;

D. Oxit cao nhất của Y chứa 40% khối lượng oxi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Giả sử trong nguyên tử X: số p = số e = Z và số n = N

X + 2e → X2-

→ Số hạt trong ion X2- là: Số p = Z; Số e = Z + 2; Số n = N

Theo đề bài:

+ Ion X2- có tổng số hạt p, n, e là 26 → Z + Z + 2 + N = 26

+ Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10

→ Z + Z + 2 - N = 10

Giải hệ trên ta được Z = 8 và N = 8 → X là oxi.

Nguyên tử X có số hạt mang điện là 2Z = 16.

Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16 nên số hạt mang điện của nguyên tử Y là 16 + 16 = 32

Suy ra số hạt proton = số hạt electron của nguyên tử Y bằng 32 : 2 = 16.

Vậy nguyên tố Y là nguyên tố lưu huỳnh.

Phát biểu A. Liên kết của X với Y là liên kết cộng hóa trị là phát biểu đúng.

Phát biểu B. Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIA đúng vì X có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p4. X thuộc chu kì 2 vì có 2 lớp electron, nhóm VIA vì có 6 e ở lớp ngoài cùng.

Phát biểu C. Hợp chất khí của Y với hiđro chứa 5,88% khối lượng hiđro đúng vì công thức hợp chất khí với H của S là H2S.

Ta có %mH = 2.100%/34 = 5,88%

Phát biểu D. Oxit cao nhất của Y chứa 40% khối lượng oxi là phát biểu sai vì công thức oxit cao nhất của Y là SO3 có %mO = 60%.

Câu 48: Cho V lít khí CO2 điều kiện tiêu chuẩn được hấp thụ hoàn toàn vào Ca(OH)2 dư kết thúc phản ứng thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 5,6 gam và thu a gam kết tủa. Tìm a, V?

Lời giải:

Gọi x (mol) là số mol của CO2

 mCO2= M.n = 44x gam

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

nCaCO3 = x mol  mCaCO3= M.n =100x (g)

Ta có: mkết tủa mCO2= mdd giảm

mCaCO3mCO2=5,6

100x - 44x = 5,6 x = 0.1

 V = VCO2 = 0.1.22.4 = 2.24 lít

 a = mCaCO3= 100.0.1 = 10 g

Câu 49: Cho V lít CO(đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chỉ chứa 21,35 gam muối. V có giá trị là:

A. 8,96 lít;

B. 7,84 lít;

C. 8,4 lít;

D. 6,72 lít.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nhận xét: kết tủa là BaCO3, dung dịch có thể chứa muối Na2CO3, NaHCO3 và Ba(HCO3)2

- Biện luận: Nếu dung dịch chỉ có muối Na2CO3 và NaHCO3 thì (khoảng giá trị khi coi muối chỉ có Na2CO3 và NaHCO3), điều này vô lý theo đề bài. Vậy muối sẽ gồm Ba2+, Na+, HCO3 (đã có Ba2+ thì không thể có CO32 trong dung dịch)

Na+=0,1molBa2+=amolHCO3=bmolBDDT:0,1+2a=bBTKL:mmuoi=0,1.23+137a+61b=21,35

→ a = 0,05; b = 0,2

BTNT (Ba): nBaCO3=0,20,05=0,15(mol)

BTNT (C): nCO2=0,15+0,2=0,35(mol)

V = 0,35.22,4 = 7,84 (l).

Câu 50: Cho V ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 1M , thu được dung dịch chỉ chứa muối hidrophophat. Tính V và khối lượng muối thu được?

Lời giải:

VH3PO4=50ml=0,05l

nH3PO4=0,05.1=0,05(mol)

Phương trình hoá học:

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O

0,05……..0,1………0,05

VNaOH=0,11=0,1(l)mNa2HPO4=0,05.142=7,1(g)

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Hóa học chọn lọc, hay khác:

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 12)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 13)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 14)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 15)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 17)

1 597 12/08/2023