1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 18)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 18 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 440 13/08/2023


1000 câu hỏi ôn tập Hóa (Phần 18)

Câu 1: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2.

Lời giải:

Chất

HClO

HCN

HNO2

Công thức electron

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2 (ảnh 1)

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2 (ảnh 1)

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2 (ảnh 1)

Công thức cấu tạo

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2 (ảnh 1)

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2 (ảnh 1)

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2 (ảnh 1)

Câu 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các nguyên tố : I2, Br2, HBr, HI, H2O, HF, NH3, PH3, CH4, C2H4, C2H2.

Lời giải:

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các nguyên tố : I2, Br2 (ảnh 1)

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các nguyên tố : I2, Br2 (ảnh 1)

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các nguyên tố : I2, Br2 (ảnh 1)

Câu 3: Trình bày liên kết cho – nhận trong ion NH4+.

Lời giải:

Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử N có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ có orbital trống, không chứa electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử N đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành ion NH4+. Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, trong đó nguyên tử N là nguyên tử cho, ion H+ đóng vai trò nhận electron. Trong ion NH4+, bốn liên kết N – H hoàn toàn tương đương nhau.

Trình bày liên kết cho – nhận trong ion NH4+ (ảnh 1)

Câu 4: Lập công thức hoá học tạo bởi Ca và CO32

Lời giải:

CTHH dạng chung: Cax(CO3)y

Theo quy tắc hóa trị: x × II = II × y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIII=22=11

x=1; y=1

Vậy CTHH là CaCO3.

Câu 5: Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu

Lời giải:

(1) 2Cu + O2 t° 2CuO

(2) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

(3) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CuCl2

(4) CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu(NO3)2

(5) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓+ 2NaNO3

(6) Cu(OH)2 t° CuO + H2O

(7) CuO + H2 t° Cu + H2O.

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng:

Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O

Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là :

A. 1 và 22;

B. 1 và 14;

C. 1 và 10;

D. 1 và 12.

Lời giải:

110Cu2+1S22Cu+2+S+6+10eN+5+1eN+4

→ Cu2S + 14HNO3 → 2Cu(NO3)2 + H2SO4 + 10NO2 + 6H2O

Câu 7: CuCl2 rắn tác dụng với H2SO4 đặc được không?

Lời giải:

CuCl2 rắn không tác dụng với H2SO4 đặc vì không thoả mãn điều kiện của phản ứng trao đổi. (Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra khi có 1 chất kết tủa hoặc 1 chất bay hơi).

Câu 8: CuCl2 có tác dụng với Na2SO4 được không?

Lời giải:

Phản ứng giữa 2 muối là phản ứng trao đổi, mà phản ứng trao đổi chỉ xảy ra khi có 1 chất kết tủa hoặc 1 chất bay hơi

Ở đây nếu trao đổi với nhau thì tạo thành CuSO4 và NaCl, mà 2 chất này không phải là chất rắn (không kết tủa)

 Vậy nên CuCl2 không tác dụng được với Na2SO4.

Câu 9: Cân bằng thăng bằng electron phản ứng sau:

CuFeSx + O2 t° Cu2O + Fe3O4 + SO2

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Câu 10: SO2 có tác dụng với CuO không?

Lời giải:

Vì SO2 là oxit axit. Oxit axit chỉ tác dụng với oxit của bazo tan mà CuO là oxit của bazo không tan nên SO2 không tác dụng với CuO.

Câu 11: Cho CuO tác dụng với axit HCl sẽ có hiện tượng

A. Không có hiện tượng gì.

B. CuO tan tạo thành dung dịch có màu xanh lam;

C. Tạo chất khí làm đục nước vôi trong;

D. Tạo chất khí cháy được trong không khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

→ CuO tan, tạo thành dung dịch có màu xanh lam.

Câu 12: Phản ứng Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng xảy ra như sau:

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Sau khi cân bằng, nếu hệ số của Cu là 3 thì hệ số của HNO3 tương ứng là:

A. 8;

B. 9;

C. 12;

D. 15.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Sau khi cân bằng, nếu hệ số của Cu là 3 thì hệ số của HNO3 tương ứng là 12.

Câu 13: CuSO4 có tác dụng với NaCl được không?

Lời giải:

CuSO4 không tác dụng với NaCl.

Đây là phản ứng giữa hai muối nên cần phải bảo đảm điều kiện 2 muối tham gia phản ứng phải tan và sản phẩm muối sinh ra có ít nhất 1 muối không tan. 

 Mà hai chất ở trên khi tác dụng với nhau chỉ sinh ra muối tan.

→ Do đó, phản ứng ở trên chưa đảm bảo đủ điều kiện sản phẩm nên không xảy ra.

Câu 14: Điện phân dung dịch hỗn hợp gầm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điên phân ở 2 cực thì dừng lại.tại catôt thu 1,28 gam kim loại và anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc) Coi thể tích dung dich không đổi thì pH của dung dịc thu được bằng:

A. 12

B. 2,3

C. 2

D. 13

Lời giải

Đáp án đúng là: B

2NaCl + CuSO4 dpdd Cu + Cl2 + Na2SO4

0,015 0,015

CuSO4 + H2dpdd Cu + ½ O2 + H2SO4

0,005 0,005 (mol)

nH+=2nH2SO4=0,01(mol)H+=0,012=0,005M 

→ pH = -lg[H+] = 2,3.

Câu 15: Cứ 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của X là?

Lời giải

0,01 mol X phản ứng với 0,04.0,25 = 0,01 mol NaOH

1,5 g X phản ứng với 0,08.0,25 = 0,02 mol NaOH

1,5 g X ứng với 0,02 mol X

MX=1,50,02=75(g/mol)

Câu 16: CxHyOz + O2 t° CO2 + H2O.

Cân bằng và giải thích cách cân bằng?

Lời giải:

Để bảo toàn nguyên tố với C: Điền x vào CO2

Để bảo toàn nguyên tố với H: Điền y2 vào H2O

Sau phản ứng, tổng số nguyên tử O2x+y2

Gọi a là hệ số cân bằng của O2

Trước phản ứng, số nguyên tử O là :

z + 2a

Để bảo toàn nguyên tố với O thì :

z+2a=2x+y2

a=2x+y2z2=x+y4z2

Vậy phương trình sau khi cân bằng là :

CxHyOz+ (x+y4-z2)O2 t°xCO2y2H2O 

Câu 17: Dẫn 1,2x mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,5x hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,84 gam. Giá trị của x là:

A. 0,10;

B. 0,80;

C. 0,50;

D. 0,40.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khối lượng chất rắn giảm là do O bị Y lấy đi

nObị lấy = 3,8416=0,24(mol)

nC = nY – nX = 0,3x

Bảo toàn electron: 4nC = 2nO → 4.0,3x = 0,24.2 → x = 0,4.

Câu 18: Dãy các chất tác dụng với được với BaCl2

A. Fe, Cu, NaOH, CuSO4;

B. Fe, Cu, HCl, CuSO4;

C. NaOH, CuSO4;

D. H2SO4 loãng, CuSO4.

 Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dãy các chất tác dụng với được với BaCl2 là H2SO4 loãng, CuSO4.

BaCl2 + H2SO4 loãng → BaSO4↓ + 2HCl

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4↓ + CuCl2

Câu 19: Dãy các chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?
A. NO, N2O, NH3, NO3;

B. NH4+, N2, N2O, NO, NO2, NO3;

C. NH3, N2, NO2, NO, NO3;

D. NH3, NO, N2O, NO2, N2O5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

a, NO, N2O, NH3, NO3

NO

N2O

NH3

NO3

+2

+1

-3

+5

 Sắp xếp theo chiều số oxi hóa tăng dần: NH3, N2O, NO, NO3

b, NH4+, N2, N2O, NO, NO2, NO3

NH4+

N2

N2O

NO

NO2

NO3-

-3

0

+1

+2

+4

+5

 Sắp xếp theo chiều số oxi hóa tăng dần: NH4+, N2, N2O, NO, NO2, NO3

c, NH3, N2, NO2, NO, NO3

NH3

N2

NO2

NO

NO3

-3

0

+4

+2

+5

 Sắp xếp theo chiều số oxi hóa giảm dần: NH3, N2, NO, NO2, NO3

d, NH3, NO, N2O, NO2, N2O5

NH3

NO

N2O

NO2

N2O5

-3

+2

+1

+4

+5

 Sắp xếp theo chiều số oxi hóa tăng dần: NH3, N2O, NO, NO2, N2O5

Câu 20: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân khi tan trong nước là

A. AlCl3, Na3PO4, K2SO3;

B. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl;

C. NaNO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2;

D. K2S, KHS, KHSO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

AlCl3 → Al3+ + 3Cl-

Al3+ + 3H2O Al(OH)3 + 3H+

Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

PO43- + H2 HPO42- + OH-

K2SO3 →2K+ + SO32-

SO32- + H2O HSO3- + OH-

Câu 21: Dãy gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là:

A. CO2, H2, O3;

B. SO2, Cl2, N2;

c. NO2, H2, SO3;

d. NH3, H2, CH4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các chất nhẹ hơn không khí có M < 29 g/mol

MNH3=14+1.3=17(g/mol)MH2=1.2=2(g/mol)MCH4=12+1.4=16(g/mol)

Câu 22: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là

A. KCl, CaO;

B. HCl, CO2;

C. NaCl, Al2O3;

D. CaCl2, Na2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

HCl, CO2 là các hợp chất cộng hóa trị.

Câu 23: Dãy nào gồm các chất là đơn chất?

A. CaO; Cl2; CO; CO2;

B. N2; Cl2; C; Fe;

C. CO2; MgCl2; CaCO3; HCl;

D. Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đơn chất là những chất chỉ tạo bởi một nguyên tố hóa học.

Ví dụ: N2; Cl2; C; Fe;

Câu 24: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. Al3+,PO43,Cl,Ba2+

B. Na+,K+,OH,HCO3

C. K+,Ba2+,OH,Cl

D. Ca2+,Cl,Na+,CO32

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch gồm các ion không thể tác dụng với nhau.

Loại A vì 3Ba2++2PO42Ba3(PO4)2

Loại B vì HCO3+OHCO32+H2O

Loại D vì Ca2++CO32CaCO3

Câu 25: Dãy ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Na+, Cl-, S2-, Cu2+.

B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.

C. NH4+, Ba2+, NO3-, OH-.

D. HSO4-, NH4+, Na+, NO3-.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch gồm các ion không thể tác dụng với nhau.

Loại A vì Cu2++S2CuS

Loại B vì HCO3+OHCO32+H2O

Loại D vì NH4++OHNH3+H2O

Cau 26: Dãy nào gồm tất cả các kim loại đều tác dụng được với dung dịch axit clohidric, axit sunfuric loãng ở điều kiện thường?

A: Al, Zn, Cu;

B: Fe, Mg, Al;

C: Mg, Zn, Ag;

D: Zn, Mg, Cu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tất cả các kim loại đều tác dụng được với dung dịch axit clohidric, axit sunfuric loãng ở điều kiện thường phải đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại.

Loại A vì có Cu.

Loại C vì có Ag.

Loại D vì có Cu.

Câu 27: Dẫn 10 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 tác dụng với 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 mol/l thu được 1 gam kết tủa. Thành phần % theo thể tích CO2 trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,24% hoặc 84,32%;

B. 2,24% hoặc 15,68%;

C. 15,68% hoặc 97,76%;

D. 84,32% hoặc 97,76%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có nCaOH2= 2.0,02 = 0,04 mol; nCaCO3=1100 = 0,01 mol

Ta có nCaOH2 > nCaCO3  nên có 2 trường hợp:

- TH1: Ca(OH)2 dư

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)

Theo PT (1): nCaCO3= nCO2= 0,01 mol

VCO2 = 0,01.22,4 = 0,224 lít

→ % VCO2= 2,24% → % VN2 = 100% - 2,24% = 97,76%.

- TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,01            0,01            0,01            mol

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

2.0,03          (0,04 – 0,01)                   mol

Ta có: nCO2= 0,01+ 2.0,03= 0,07 mol →VCO2= 0,07.22,4=1,568 lít

→%VCO2= 15,68%→ %VN2= 100% - 15,68% = 84,32%.

Câu 28: Dẫn 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn qua ống sứ chứa m (g) CuO đun nóng sau phản ứng hoàn toàn thu hỗn hợp khí. khí ra khỏi ống hấp thụ hết dung dịch Ba(OH)2 lấy dư được 59,1 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính m?

Lời giải:

Dẫn khí CO chứ không phải CO2 

CO + CuO t°Cu + CO2 (1)

Hỗn hợp khí thu được gồm CO dư và CO2. Cho hỗn hợp khí hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 thì CO2 sẽ phản ứng. 

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

nBaCO3=59,1197=0,3(mol)nCO2 = 0,3 (mol)

Theo pư (1) ta thấy nCuO = nCO2→ mCuO = 0,3.80 = 24 gam.

Câu 29: Dẫn 3,36 lít khí etilen ở đktc qua dung dịch chứa 20 gam brom. Hiện tượng quan sát được là:

A. Màu vàng của dung dịch không thay đổi;

B. Màu vàng của dung dịch brom nhạt hơn lúc đầu;

C. Màu vàng nhạt dần và dung dịch chuyển thành trong suốt;

D. Màu vàng sẽ đậm hơn lúc đầu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nC2H4=3,3622,4=0,15(mol)nBr2=20160=0,125(mol)C2H4+Br2C2H4Br2

Xét nC2H4>nBr2→ C2H4

→ Br2 sẽ bị nhạt màu hoàn toàn và chuyển thành màu trong suốt.

Câu 30: Dẫn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1M thu được m (g) kết tủa. Tính m.

Lời giải:

nCO2=4,4822,4=0,2(mol)

nNaOH = 0,2.1 = 0,2 (mol)

nBa(OH)2=0,2.1=0,2(mol)nOH=nNaOH+2nBa(OH)2=0,6(mol)nOHnCO2=0,60,2=3

Suy ra chỉ tạo ra 1 muối trung hoà, dư OH

2OH+CO2CO32+H2OnCO32=nCO2=0,2(mol)CO32+Ba2+BaCO3nBaCO3=nCO2=0,2(mol)mBaCO3=39,4(g)

Câu 31: Dẫn toàn bộ 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Viết PTHH, tính khối lượng muối thu được.

Lời giải:

nCO2=4,4822,4=0,2(mol)

PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Theo PTHH:

nNa2CO3=nCO2=0,2(mol)mNa2CO3=0,2.106=21,2(g)

Câu 32: Cho 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 39,4.

B. 7,88.

C. 3,94.

D. 19,70.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

nCO2=4,4822,4=0,2(mol)

nNaOH = 0,1.1 = 0,1 (mol)

nBa(OH)2=0,1.1=0,1(mol)

nOH=nNaOH+2nBa(OH)2=0,3(mol)

nOHnCO2=0,30,2=1,5→ Tạo 2 muối

CO2+OHHCO3CO2+2OHCO32nCO2=x+y=0,2nOH=x+2y=0,3x=0,1y=0,1

Ba2+ + CO32- → BaCO3

0,1 0,1 0,1 (mol)

mBaCO3 = m↓ = 0,1. 197 = 19,7 (g).

Câu 33: Dẫn từ từ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 12,8 gam NaOH sản phẩm thu được là muối Na2CO3. Khối lượng muối Na2CO3 thu được là:

A. 14,84 gam;

B. 18,96 gam;

C. 16,96 gam;

D. 16,44 gam.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

nCO2=3,13622,4=0,14(mol)nNaOH=12,840=0,32(mol)

nNaOHnCO2=0,320,142,3→ Chỉ tạo ra 1 muối trung hoà

PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Theo PTHH: 

nNa2CO3=nCO2=0,14(mol)mNa2CO3=0,14.106=14,84(g)

Câu 34: Dãy nào dưới đây chỉ các chất tinh khiết?

A. Kim loại bạc, nước cất, đường kính.

B. Nước sông, nước đá, nước chanh.

C. Nước biển, đường kính, muối ăn.

D. Khí tự nhiên, gang, dầu hỏa.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác. Vậy kim loại bạc, nước cất, đường kính là các chất tinh khiết.

Câu 35: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:

A. màu trắng sữa;

B. màu vàng;

C. màu đen sẫm;

D. màu nâu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Axit HNO3 không bền lắm. Khi để ngoài ánh sáng bị phân hủy chậm theo phản ứng:

4HNO3 → O2 + 2H2O + 4NO2 (màu nâu đỏ)

- Trong dung dịch NO2 làm cho lọ đựng axit HNO3 có màu vàng.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam photpho trong bình chứa khí oxi, thu được hợp chất điphotpho pentaoxit (P2O5).

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính khối lượng sản phẩm thu được.

c. Tính thể tích oxi cần dùng (đktc).

d. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân hủy thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.

Lời giải:

a) PTHH: 4P+5O2t°2P2O5

b) nP=12,431=0,4(mol)

Theo PTHH:

nP2O5=nP2=0,2(mol)mP2O5=0,2.142=28,4(g)

c)

nO2=54nP=0,5(mol)VO2=0,5.22,4=11,2(l)

d) 2KClO3t°2KCl+3O2

Theo PTHH:

nKClO3=23nO2=13(mol)mKClO3=13.122,5=2456(g)

Câu 37: Đốt cháy photpho trong không khí thu được 42,6 gam P2O5.

a) Tính khối lượng photpho?

b) Để có lượng oxi trên cần bao nhiêu gam KClO3?

c) Vẫn lượng oxi trên đem oxi hóa 16,8 gam sắt. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam Fe3O4 biết hiệu suất là 90%?

Lời giải:

a) nP2O5=42,6142=0,3(mol)

PTHH:

4P+5O2t°2P2O50,6...0,75...........0,3(mol)

→ mP = 0,6.31 = 18,6 (g).

b)

2KClO3t°2KCl+3O20,5................................0,75(mol)mKClO3=0,5.122,5=61,25(g)

c) 

3Fe+2O2t°Fe3O4nFe=16,856=0,3(mol)nFe3=0,1<nO22=0,375

Nên hiệu suất tính theo số mol Fe.

nFe phản ứng = 0,3.90% = 0,27 (mol)

nFe3O4=13nFe=0,09(mol)mFe3O4=0,09.232=20,88(g)

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,6 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít; 

B. 3,36 lít;

C. 1,12 lít; 

D. 4,48 lít.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Vì este no đơn chức mạch hở nên có cùng công thức phân tử dạng CnH2nO2

Khi đốt cháy este no đơn chức mạch hở → nCO2=nH2O= 0,2 mol → V = 4,48 lít.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được m gam H2O và 2,24 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 18; 

B. 36;

C. 9; 

D. 27.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vì este no đơn chức mạch hở nên có cùng công thức phân tử dạng CnH2nO2

Khi đốt cháy este no đơn chức mạch hở → nCO2=nH2O= 0,1 mol

m=1.18=18(g).

Câu 40: Khi đốt 5 gam một mẫu thép trong oxi thu được 0,1 gam CO2. Hỏi thép đó có chứa bao nhiêu gam C?

Lời giải:

PTHH: 

C+O2t°CO2mCO2=0,144=1440(mol)

Theo PTHH: 

nC=nCO2=1440(mol)mC=1440.12=3110(g)

%C trong thép là: %C=mCmthep=311050,54%

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn a mol amino axit X thu được 2a mol CO2 và 0,5a mol N2. Amino axit X là:

A. H2NCH2COOH

B. H2N[CH2]2COOH

C. H2N[CH2]3COOH

D. H2NCH(COOH)2

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Giả sử X có dạng CxHyOzNt

nC=nCO2 = 2a mol.

nN=2nN2= 2 × 0,5a = a mol.

số nguyên tử C là x=nCnX=2aa=2

số nguyên tử N là t=nNnC=aa=1

Vậy amino axit X là: H2NCH2COOH.

Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H9N. 

B. C2H7N.

C. C3H7N. 

D. C3H9N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vì đốt cháy amin đơn chức X (CxHyN) nên nX=2nN2=2.0,05=0,1(mol)

nC=nCO2 = 0,3 mol.

Số nguyên tử C là x=nCnX=0,30,1=3

nH2O=6,318=0,35(mol)nH=2nH2O=2.0,35=0,7(mol)

Số nguyên tử H là y=nHnX=0,70,1=7

Vậy CTHH của X là C3H7N.

Câu 43: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Lời giải:

3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3

Sản phẩm Fe(OH)3 là kết tủa màu đỏ nâu.

Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X có công thức phân tử là

A. CH4.

B. C2H6.

C. C2H4.

D. C2H2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nH2O=3,618=0,2(mol);nCO2=8,844=0,2(mol)

 Tỉ lệ C : H = 0,2 : 0,4 = 1 : 2

 Công thức đơn giản nhất của X là CH2.

 Công thức phân tử là C2H4.

Câu 45: Khi đốt cháy hêt 3,6 gam C trong bình kín chứa 4,48 lít khí O2 (đktc) sinh ra 1 hỗn hợp gồm hai khí. Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp khí đó.

Lời giải:

PTHH:

C+O2t°CO2(1)2C+O2t°2CO(2)nO2=4,4822,4=0,2(mol);nC=3,612=0,3(mol)

Gọi nCO2=a(mol);nCO=b(mol)

Theo đề bài ra ta có hệ phương trình:

a+b=0,3a+0,5b=0,2a=0,1b=0,2%VCO2=0,1.22,4(0,1+0,2).22,4.100%              =33,33%

→ %VCO = 100% - 33,33% = 66,67%.

%mCO2=0,1.440,1.44+0,2.28.100%=44%

%mCO = 100% - 44% = 56%.

Câu 46: Dụng cụ làm bằng gang dùng chứa hóa chất nào sau đây ?

A. H2SO4 loãng;

B. dd CuSO4;

C. dung dịch MgSO4;

D. dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thành phần hoá học của gang bao gồm chủ yếu là sắt (hơn 95% theo trọng lượng), và các nguyên tố hợp kim chính là carbon, silic. Mà H2SO4 đặc, nguội vẫn có tính oxi hoá mạnh và vẫn phân li ra H+ bình thường nhưng với hoạt độ thấp. Mà lớp màng oxit sắt Fe2O3 (phủ ngoài kim loại) sinh ra từ phản ứng của Fe với H2SO4 đặc, nguội là dạng thù hình đặc biệt của Fe2O3. Với các loại oxit có kim loại hoá trị (III) thì có 3 loại thù hình cơ bản sau: Dạng alpha (dạng này bền vững – lục phương – còn gọi là corun), dạng beta (lục phương) và dạng gamma (lập phương dạng bát diện). Mà Fe2O3 rất chắc chắn nên có thể đựng được dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 47: Dung dịch A chứa Na+ 0,1 mol, Mg2+ 0,05 mol , SO42- 0,04 mol còn lại là Cl-. Tính khối lượng muối trong dung dịch?

Lời giải:

Bảo toàn điện tích trong dung dịch ta có:

nNa++2nMg2+=2nSO42+nCl0,1+2.0,05=2.0,04+nClnCl=0,12(mol)

→ mmuối = 0,1.23 + 0,05.24 + 0,04.96 + 0,12.35,5 = 11,6 (g).

Câu 48: Dung dịch nào có khả năng dẫn điện:

A: Dung dịch đường;

B: Dung dịch rượu;

C: Dung dịch muối ăn;

D: Dung dịch benzen trong ancol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Muốn dẫn điện thì chất đó phải phân li ra các ion âm và dương.

- Đường C12H22O11 không phân li.

- Rượu: C2H5OH không phân li.

- C6H6 và C2H5OH không phân li.

- Muối ăn: NaCl Na+ + Cl- dẫn điện được.

Câu 49: Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất nào sau đây:

A. Fe, CaO, HCl. 

B. Cu, BaO, NaOH.

C. Mg, CuO, HCl. 

D. Zn, BaO, NaOH.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Loại A vì có HCl không phản ứng với H2SO4.

Loại B vì có Cu không phản ứng với H2SO4.

Loại C vì có HCl không phản ứng với H2SO4.

Câu 50: Cho AgNO3 tác dụng với HCl sản phẩm của phản ứng có:

A. H2O;

B. AgCl;

C. NaOH;

D. H2.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Hóa học chọn lọc, hay khác:

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 13)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 14)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 15)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 16)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 17)

1 440 13/08/2023