1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 14)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 14 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 406 lượt xem


1000 câu hỏi ôn tập Hóa (Phần 14)

Câu 1: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 4%. Phần trăm theo khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng:

A. 22%.

B. 42,3%.

C. 57,7%.

D. 88%.

 Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Số mol NaOH là:

Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH (ảnh 1)

Gọi x, y lần lượt là số mol của CH3COOH và CH3COOC2H5

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

CH3COOC2H5 + NaOH  t° CH3COONa + C2H5OH

nNaOH = x + y = 0,15.

mhh = 60x + 88y = 10,4.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,1; y = 0,05.

Khối lượng etyl axetat :

mCH3COOC2H5 = 88 . 0,05 = 4,4(g)

Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH (ảnh 1)

Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Xác định giá trị của m.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Cu + H2SO4 → Không phản ứng

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

 nH2=2,2422,4=0,1(mol)

mFe = 0,1 x 56 = 5,6g.

Khối lượng Cu không hòa tan là

m = 10 - 5,6 = 4,4g

Câu 3: Cho 10,4g hỗn hợp kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6720 ml H2 (đktc). Hai kim loại đó là:

A. Ca, Sr;                       

B. Be, Mg;                   

C. Sr, Ba;                  

D. Mg, Ca.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

nH2=6,7222,4=0,3(mol)

Gọi công thức chung 2 kim loại là M

            M + 2HCl → MCl2 + H2 

Mol      0,3                   ←    0,3

=> Mtb = 10,4: 0,3 = 34,67 g/mol

=> 2 kim loại là Mg (24) và Ca (40).

Câu 4: Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Lời giải:

Gọi M là khối lượng mol của kim loại

2M     +     3Cl2     →    2MCl3

10,8 g                                53,4 g

Theo phương trình: nM=nMCl310,8MM=53,4MM+2.35,5

M = 27 (g). Vậy M là nhôm (Al)

Câu 5: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là

A. K3PO4 và KOH;

B. KH2PO4 và K3PO4;

C. KH2PO4 và H3PO4;

D. KH2PO4 và K2HPO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có: nKOHnH3PO4=0,150,1=1,5

Giá trị này nằm trong khoảng (1,2)

Dung dịch chứa KH2PO4 và K2HPO4.

Câu 6: Hoà tạn 10 gam hỗn hợp bột Al và Ag trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

Lời giải:

nH2=6,7222,4=0,3(mol)

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Ag không phản ứng với H2SO4

nAl=23nH2=23.0,3=0,2(mol)mAl=0,2.27=5,4(g)mAg=105,4=4,6(g)

Câu 7: Cho 10 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Cu tác dụng vớ dung dịch H2SO4 20% thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc)

a, Viết phương trình phản ứng

b, Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp

c, Tính thành phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp d, tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.

Lời giải:

Cho 10 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Cu tác dụng vớ dung dịch H2SO4 20% thu được 6,72 lít (ảnh 1)

Câu 8: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6,72 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là?

Lời giải:

nNO=6,7222,4=0,3(mol)

Bảo toàn e: ne nhường = ne nhận = 3nNO = 3.0,3 = 0,9 (mol)

Đặt nAl = x (mol); nFe = y (mol)

Ta có: 27x+56y=113x+3y=0,9x=0,2y=0,1

mAl = 0,2.27 = 5,4 (g)

mFe = 0,1.56 = 5,6 (g)

Câu 9: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl. Tính:

a, Thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b, Khối lượng HCl phản ứng

c, Khối lượng FeCl2 tạo thành.

Lời giải:

Theo đề bài: nFe=11,256=0,2(mol)

Phương trình: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

a) Theo phương trình: nH2=nFe=0,2(mol) VH2=0,2.22,4=4,48(l)

b) Theo phương trình: nHCl = 2nFe = 0,2.2 = 0,4 (mol)

→ mHCl = 0,4. 36,5 = 14,6 (g)

c) Theo phương trình:

nFeCl2=nFe=0,2(mol)mFeCl2=0,2.127=25,4(g)

Câu 10: Cho 12,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong X?

Lời giải:

nSO2=4,4822,4=0,2(mol)

Coi hỗn hợp A gồm Fe và O, nếu gọi mFe trong A = x (g, x>0)

→mO = 12,8 – x (g)

nFe=x56(mol),nO=12,8x16(mol)

Quá trình cho và nhận electron:

Fe0Fe+3+3eO0+2eO2S+6+2eS+4

Áp dụng bảo toàn electron, ta có:

x56.3=12,8x16.2+0,2.2x=11,2

Muối thu được là Fe2(SO4)3 có:

nFe2(SO4)3=12nFe=12.11,256=0,1(mol)mFe2(SO4)3=0,1.400=40(g)

Câu 11: Cho 12 gam kim loại X (hóa trị II) tác dụng với khí clo dư tạo thành 47,5g muối. X là kim loại nào trong các kim loại sau ? (Biết Mg = 24; Cl = 35,5 ; Ca = 40; Fe = 56 ; Ba = 137) (Chỉ được chọn 1 đáp án).

A. Mg

B. Ca

C. Fe

D. Ba

Lời giải:

Gọi nX= a (mol; a > 0)

X + Cl2 → XCl2

a                    a

Theo bài ra ta có: a.MX = 12

                            a.(MX + 71) = 47,5

Þ 71a = 47,5 - 12 = 35,5

=> a = 0,5 mol

→MX =12/0,5 = 24 (g/mol)

Vậy X là magie (Mg).

Câu 12: Cho 13,44 lít N2 (đktc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là 25%, khối lượng NH3 tạo thành là?
A. 5,10 gam;
B. 6,12 gam;
C. 7,65 gam;
D. 40,80 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nN2=13,4422,4=0,6(mol)

Ta có H = 25% nên: nN2phanung=0,6.25%=0,15(mol)

Phương trình: N2+3H2t°,p,xt2NH3

nNH3=2nN2phanung=2.0,15=0,3(mol)mNH3=0,3.17=5,1(g)

Câu 13: Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:

A. 63,16%;

B. 42,11%;

C. 36,84%;

D. 26,32%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Gọi nFe = a và nCu = b → 56x + 64y = 15,2

BT e: 3x + 2y = 3nNO = 0,6

→ x = 0,1 và y = 0,15

→ mCu = 9,6 (g)

→ %mCu = 63,16%.

Câu 14: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1 M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Lời giải:

3Ba(OH)2 +  Al2(SO4)3 → 3BaSO4+ 2Al(OH)3

Ta có:

nBa(OH)2=0,15.0,1=0,015(mol)nAl2(SO4)3=0,1.0,1=0,01(mol)

Lập tỉ lệ: nBa(OH)23<nAl2(SO4)31

=> Ba(OH)2 hết

Theo PTHH: nBaSO4=nBa(OH)2=0,015(mol)mBaSO4=0,015.233=3,495(g)

nAl(OH)3=23nBa(OH)2=23.0,015=0,01(mol)

mAl(OH)3=0,01.78=0,78(g)

Vậy khối lượng kết tủa thu được là: 3,495 + 0,78 = 4,275(g).

Câu 15: Cho 15 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 4,48 lít khí duy nhất NO (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 109,8 gam muối khan. % số mol của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 36%;

B. 33,33%;

C. 64%;

D. 6,67%.

 Lời giải

Đáp án đúng là: B

Phản ứng có thể tạo NH4NO3.

Đặt: nAl = x; nMg = y;  = z (mol)

+ mhh = 27x + 24y = 15 (1)

+ mmuối =  mAl(NO3)3+mMg(NO3)2+mNH4NO3=> 213x + 148y + 80z = 109,8 (2)

+ Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8

=> 3x + 2y = 3.0,2 + 8z (3)

Giải (1) (2) (3) => x = 0,2; y = 0,4; z = 0,1

=> %nAl = 0,2/(0,2+0,4) = 33,33%.

Câu 16: Cho 16,8 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn hấp thụ vào 600 ml NaOH 2M thu được dung dịch A.

a. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A

b. Lấy dung dịch A tác dụng một lượng dư BaCl2.Tính khối lượng kết tủa thu được

Lời giải

Theo đề bài ta có nCO2=16,822,4=0,75(mol)nNaOH=0,6.2=1,2(mol)

Ta xét tỉ lệ : T=nNaOHnCO2=1,20,75=1,6<2

Ta có : 1 < T < 2 => Dung dịch A gồm 2 muối là Na2CO3 và NaHCO3

a) Gọi x ,y lần lượt là số mol của CO2 tham gia vào 2 phương trình:

Ta có PTHH :

(1) CO2+ 2NaOH  Na2CO3+ H2Ox............2x...................x

(2) CO2+ NaOH  NaHCO3y............y...................y

Ta có hệ phương trình

x+y=0,752x+y=1,2x=0,45y=0,3

nNa2CO3=nCO2(1)=x=0,45(mol)nNaHCO3=nCO2(2)=y=0,3(mol)mNa2CO3=0,45.106=47,7(g)mNaHCO3=0,3.84=25,2(g)

=> mA = 47,7 + 25,2 = 72,9 (g)

b) Ta có :

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

0,45mol....................0,45mol

=> mkết tủa = mBaCO3  = 0,45.197 = 88,65 (g).

Câu 17: Cho 16,2 gam hỗn hợp gồm este metylaxetat và este etylaxetat tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 2M thì vừa đủ. Thành phần % theo m của este metylaxetat là?

Lời giải:

Metyl axetat là CH3COOCH3: C3H6O2

Etyl axetat: CH3COOC2H5: C4H8O2

Do là các este no đơn chức nên tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1

nNaOH = CM.V = 2.0,1 = 0,2 mol

Gọi x là nC3H6O2 , y là nC4H8O2

Lập hệ phương trình:

x + y = 0,274x + 88y = 16,2x=y=0,1%mC3H6O2=0,1.7416,2.100%=45,68%%mC4H8O2=100%45,68%=54,32%

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư 20%. Sau phản ứng thu được 17,92 lít khí màu nâu duy nhất.

a. Tính % Fe, Cu.

b. Biết HNO3 dư 20%. Tính V dung dịch NaOH 2M cần để trung hòa X.

c. Cho NaOH 2M vào dung dịch X đến khi kết tủa max. Tính V NaOH?

Lời giải:

a. Gọi x, y là số mol Fe, Cu.

56x + 64y = 17,6 (1)

nNO2=17,9222,4=0,8(mol)

Bảo toàn e: 3x + 2y = 0,8 (2)

Từ (1) và (2)x = 0,2; y = 0,1

%mFe=56.0,2.100%17,6=63,6%

%mCu = 36,4%.

b. Dư 20% HNO3 nên chỉ phản ứng 80% HNO3 so với ban đầu.

nHNO3phản ứng  = 3nFe(NO3)3+2nCu(NO3)2+nNO2 = 3x + 2y + 0,8 = 1,6(mol)

nHNO3 = 0,4 (mol) = nNaOH

VNaOH=0,42=0,2(l)

c. X chứa Fe(NO3)3 (0,2 mol), Cu(NO3)2 (0,1 mol), HNO3 (0,4 mol)

nNaOH=3nFe(NO3)3+2nCu(NO3)2+nHNO3=1,2(mol)

VNaOH=1,22=0,6(l)

Câu 19: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư. Sau phản ứng thu được 15,68 lít khí (đktc ). Xác định thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Lời giải:

Gọi số mol Fe; Cu lần lượt là x; y

Ta có:

mhh = mFe + mCu = 56x + 64y = 18,4 gam

Vì HNO3 đặc nóng dư nên khí sinh ra là NO2

nNO2=15,6822,4=0,7(mol)

Bảo toàn e:

3nFe + 2nCu =nNO2 →3x + 2y = 0,7

Giải được: x = 0,1; y = 0,2

→mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

%mFe=5,618,4.100%=30,4% %mCu = 69,6%.

Câu 20: Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 0,56 lít khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

A. 32,5% và 65,7%;

B. 65,7% và 32,5%;

C. 67,5% và 32,5%;

D. 32,5% và 67,5%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

x        3/2 x mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

y       y mol

27x+56y=0,8332x+y=0,5622,4x=y=0,01%mAl=0,01.270,83.100%=32,53%

%mFe = 100% − 32,53% = 67,47%.

Câu 21: Cho dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu gì?

A. màu xanh;

B. không xác định được;

C. màu đỏ;

D. không đổi màu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phân tử khối của HCl nhỏ hơn của NaOH

=> phản ứng theo tỉ lệ mol 1 : 1 => HCl dư => Quỳ tím chuyển màu sang màu đỏ.

Câu 22: Cho 2,4 gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,448 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Khí X là:

A. N2O;

B. NO2;

C. N2;

D. NO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giả sử 1 mol khí trao đổi n mol electron.

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg = n.n khí → Giá trị của n

+ n = 1 → NO2

+ n = 3 → NO

+ n = 8 → N2O

+ n = 10 → N2

Giải chi tiết:

nMg = 0,1 mol và nX = 0,02 mol

Giả sử 1 mol khí trao đổi n mol electron

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg = n.n khí → 2.0,1 = 0,02.n → n = 10

→ Khí là N2.

Câu 23: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau khi thu được 39,4 gam kết. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Giá trị của m là:

A. 2,66.

B. 22,6.

C. 26,6.

D. 6,26.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

R2CO3 + BaCl2   BaCO3 + 2RCl

Bảo toàn khối lượng  m = 24,4 + 0,2.208 – 39,4 = 26,6.

Câu 24: Cho 2,28g hỗn hợp Fe, Cu, Ag tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V ml (đkc) sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Cô cạn dung dịch được 6 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị V là?

Lời giải:

mmuối = mkim loại +

= mmuối – mkim loại = 6 – 2,28 = 3,72 (g)

nNO3=3,7262=0,06(mol)nNO=13nNO3=0,02(mol)

→ VNO = 0,02. 24,79 = 0,4958 (l) = 495,8 (ml).

Câu 25: Cho 2,464 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được 11,44g hỗn hợp 2 muối. Tính m của từng muối trong hỗn hợp?

Lời giải:

Theo đề bài ta có nCO2=2,46422,4=0,11(mol)

Gọi x ,y lần lượt là số mol của CO2 tham gia vào 2 phương trình:

Ta có PTHH :

(1) CO2+ 2NaOH  Na2CO3+ H2Ox............2x...................x

(2) CO2+ NaOH  NaHCO3y............y...................y

Ta có hệ phương trình:

 x+y=0,11106x+84y=11,44x=0,1y=0,01nNa2CO3=nCO2(1)=x=0,1(mol)nNaHCO3=nCO2(2)=y=0,01(mol)mNa2CO3=0,1.106=10,6(g)mNaHCO3=0,01.84=0,84(g)

Câu 26: Cho 2,16 gam kim loại M hóa trị III tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,027 mol hồn hợp khí N2 và N2O. Hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H2 là 18,45. Tìm kim loại M, tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Lời giải:

Gọi 

Ta có :

nkhí = a + b = 0,027 (mol)

mkhí = 44a + 28b = M.n = 18,45.2.0,027 = 0,9963(gam)

Suy ra a = 0,015 ; b = 0,012

Bảo toàn electron : 

→ nM = 0,08 (mol)

Vậy kim loại M là nhôm (Al).

Câu 27: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X.

a, Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.

b, Tính nồng độ mol của dung dịch X.

Lời giải:

nNaOH = V. CM = 0,2. 1 = 0,2 (mol)

PTHH: NaOH + HCl  NaCl + H2O0,2............................0,2

a. mNaCl = n. M = 0,2. (23 + 35,5) = 11,7 (g)

b. CMNaCl=nV=0,20,2+0,2=0,5M

Câu 28: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được muối gì và có khối lượng là bao nhiêu?

A. 24 gam NaH2PO4 và 28,4 gam Na2HPO4;

B. 12 gam NaH2PO4 và 28,4 gam Na2HPO4;

C. 24 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na2HPO4;

D. 12 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na2HPO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có: nH3PO4= 0,3 mol; nNaOH = 0,5 mol

Ta có 1 < T = nNaOH/ nH3PO4 =1,67 <2

→ NaOH tác dụng với H3PO4 theo 2 PTHH:

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

Đặt nNaH2PO4  = x mol;  nNa2HPO4= y mol

Ta có  nH3PO4= x+ y = 0,3 mol; nNaOH = x + 2y = 0,5 mol

→ x =0,1; y = 0,2

 mNaH2PO4= 12gam; mNa2HPO4 =28,4 gam.

Câu 29: Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là:

A. 0,01M và 0,01M.

B. 0,02M và 0,04M.

C. 0,04M và 0,02M.

D. 0,05M và 0,05M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dung dịch X có:  nH2SO4= 0,2a mol; nHCl = 0,2. 0,1 = 0,02 mol

→   nH+=2nH2SO4+ nHCl = 0,4a + 0,02 (mol); = 0,2a mol

Dung dịch Y có: = 0,3b mol; nKOH = 0,3. 0,05 = 0,015 mol

 nOH=2nBa(OH)2+ nKOH = 0,6b + 0,015 (mol);  nBa2+= 0,3b mol

Dung dịch Z có pH = 12 nên dư OH  →  H+=1012(M) →  OH=102(M)

nOH dư = Vdd.C= 0,5. 10-2 = 0,005 mol

Ta có:  nBa(OH)2 = 0,01 mol

Xét 2 trường hợp sau:

*TH1:  phản ứng hết

Ba2++SO42BaSO4

Khi đó nBa2+=nBa(OH)2   = 0,01 mol → 0,3b = 0,01 → b = 1/30

  0,6b + 0,015 = 0,035 mol

                             H+           +    OH- → H2O

Ban đầu           0,4a + 0,02         0,035 mol

Phản ứng         0,4a + 0,02         0,4a + 0,02 mol

Sau phản ứng      0                   0,035 – (0,4a + 0,02) mol

Ta có:  dư = 0,035 – (0,4a + 0,02) = 0,005 mol → a = 0,025 (không thỏa mãn điều kiện nBa2+<nSO42 )

*TH2: SO42-   phản ứng hết

Khi đó nSO42=nBaSO4   = 0,01 mol → 0,2a = 0,01 → a = 0,05

 nH+=2nH2SO4+nHCl= 0,4a + 0,02 = 0,04 (mol)

                             H+   +    OH-                    → H2O

Ban đầu              0,04       (0,6b + 0,015)

Phản ứng            0,04       0,04

Sau phản ứng       0           0,6b – 0,025

Ta có:  dư = 0,6b – 0,025 = 0,005 mol → b = 0,05

Vậy a = 0,05 và b = 0,05.

Câu 30: Cho 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).

a. Viết phương trình hoá học xảy ra và tính phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp A.

b. Thổi khí CO qua hỗn hợp A nung nóng một thời gian thu được chất rắn B và 4,4 gam khí CO2. Tính khối lượng chất rắn B?

Lời giải:

nH2=2,2422,4=0,1(mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

nFe=nH2=0,1(mol)%mFe=56.0,121,6.100=25,93%

b. nCO2=4,444=0,1(mol)

A+COt°B+CO2

Bảo toàn khối lượng:

mA+mCO=mB+mCO2mB=21,6+0,1.284,4=20(g)

Câu 31: Cho 21 gam hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng dung dịch HCl dư làm thoát ra 13,44 lít khí (đktc).

a) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 36% ( D = 1,18 g/ml) để hoà tan vừa đủ hỗn hợp đó.

Lời giải:

a. Gọi số mol Al và Al2O3 là a và b

Cho 21 gam hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng dung dịch HCl dư làm thoát ra 13,44 lít (ảnh 1)

Cho 21 gam hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng dung dịch HCl dư làm thoát ra 13,44 lít (ảnh 1)

Câu 32: Cho 23,2 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 100 gam dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 6,72 lít khí hiđro (đktc).

a. Tính thành phần% về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp

b. Tính nồng độ % của dung dịch muối sau phản ứng.

Lời giải

a. nH2=6,7222,4=0,3(mol)

Chỉ có Fe tác dụng với dung dịch HCl

Fe + 2HCl  FeCl2+ H20,3..0,6....0,30,3mol

mFe = 0,3.56 = 16,8 (g)

%mFe=16,823,2.100%=72,41%

%mCu = 100% - 72,41% = 27,58%.

b. mFeCl2=0,3.127=38,1(g)

mdd sau = 16,8 + 100 – 0,3.2 = 116,2 (g)

C%FeCl2=38,1116,2.100%=32,79%

Câu 33: Cho 23,2 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hết với 5,6 lít khí oxi ở đktc. Tính % về khối lượng của mỗi oxit tạo thành. 

Lời giải

nO2=5,622,4=0,25(mol)

Phương trình:

2Cu+O2t°2CuOx.........x2.................x(mol)3Fe+2O2t°Fe3O4y.........23y............y3(mol)

Theo đề bài ra, ta có:

64x+56y=23,2x2+23y=0,25x=0,1y=0,3

mCuO = 0,1.80 = 8(g)

mFe3O4=0,3.232=69,6(g)

b.

%mCuO=8.100%8+69,6=10,3%%mFe3O4=100%10,3%=89,7%

Câu 34: Cho 24 gam canxi tác dụng với H2SO4 có trong dung dịch loãng.

a) Tìm thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc)

b) Tìm khối lượng của H2SO4

c) Tìm khối lượng của CaSO4 tạo thành sau phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình: Ca + H2SO4 → CaSO4 + H2

nCa=2440=0,6(mol)

Theo phương trình:

nH2=nCa=0,6(mol)VH2=0,6.22,4=13,44(l)

b) Theo phương trình:

nH2SO4=nH2=0,6(mol)mH2SO4=0,6.98=58,8(g)

c. Theo phương trình:

nCaSO4=nH2=0,6(mol)mCaSO4=0,6.136=81,6(g)

Câu 35: Cho 24 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng là?

Lời giải:

nH2=4,4822,4=0,2(mol)

Phương trình: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo phương trình: nFe=nH2=0,2(mol)

→mFe = 0,2.56 = 11,2 (g)

→ mCu = 24 – 11,2 = 12,8 (g).

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 2,51 gam hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch HNO3 loãng thu được 0,672 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp kim loại ban đầu.

Lời giải:

nNO=0,67222,4=0,03(mol)

Zn0Zn+2+2eFe0Fe+3+3eN+5+3eN+2

Gọi a và b là số mol của Zn và Fe 

2nZn+3nFe=3nNO2a+3b=0,09(1)

Mặt khác, ta có: 65a + 56b = 25,1 (2)

Giải (1) và (2) ta có: a = 0,03 mol; b = 0,01 mol

→mFe = 0,01.56 = 0,56 (g)

%mFe=0,56.100%2,51=22,311%

→%mZn = 77,689%.

Câu 37: Cho 26 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO; NO2 (đktc). Số mol HNO3 trong dung dịch là?

Lời giải:

nZn=2665=0,4(mol)

Gọi số mol NO và NO2 là a và b

Ta có a + b = 0,4

Theo bảo toàn e: (1)

→ 3a + b = 0,8 (2)

Giải (1) và (2), ta được: a = b = 0,2 mol.

Theo bảo toàn N

nHNO3=2nZn(NO3)2+nNO+nNO2nHNO3=2.0,4+0,2+0,2=1,2(mol)

Câu 38: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít (ở đktc) khí X (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khí X là

A. NO2;

B. NO;

C. N2;

D. N2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nMg=3,624=0,15(mol)

MgMg+2+2eN+5+(5n)eN+n

Bảo toàn electron ta có:

0,15. 2 = 0,1. (5 – n) → n = 2

Vậy khí X là NO.

Câu 39: Cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M, KOH 0,6 M, Ca(OH)2 0,4M, thu được dung dịch X và kết tủa. Cô cạn (đun nóng) dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

Lời giải:

nCO2=3,3622,4=0,15(mol)

nNaOH = 0,1. 0,4 = 0,04 (mol)

nKOH = 0,1. 0,6 = 0,06 (mol)

nCa(OH)2=0,1.0,4=0,04(mol)nOH=nNaOH+nKOH+2nCa(OH)2=0,04+0,06+2.0,04=0,18(mol)

nOH=nNaOH+nKOH+2nCa(OH)2=0,04+0,06+2.0,04=0,18(mol)

Ta có: 1<nOHnCO2=0,180,15<2

→ Tạo 2 muối trung hoà và muối axit

CO2+OHHCO3x..........x............x(mol)CO2+2OHCO32+H2Oy..........2y.............y

Ta có hệ phương trình: x+y=0,15x+2y=0,18x=0,12y=0,03

mmuốimNa++mK++mCa2++mHCO3+mCO32

mmuối = 0,04.23 + 0,06.39 + 0,04.40 + 0,12.61 + 0,03.60 = 13,98 (g).

Câu 40: Cho 3,56 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu 1,792 lít H2 (đkc). Khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng là?

 Lời giải:

nH2=1,79222,4=0,08(mol)

Bảo toàn nguyên tố H:

nH2SO4=nH2=0,08(mol)nSO42=nH2SO4=0,08(mol)

→mmuối = 3,56 + 0,08.96 = 11,24 (g).

Câu 41: Cho 3,92 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 10% (D = 1,12 g/ml)

a. Tính khối lượng kim loại mới tạo thành.

b. Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Lời giải:

mddCuSO4=200.1,12=224(g)mCuSO4=224.10100=22,4(g)nCuSO4=22,4160=0,14(mol)

nFe=3,9256=0,07(mol)

Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Lập tỉ lệ: nFe1<nCuSO41 → Fe phản ứng hết, CuSO4

nCu = nFe = 0,07 (mol) →mCu = 0,07.64 = 4,48 (g).

Sau phản ứng thu được dung dịch gồm:

FeSO4nFeSO4=nFe=0,07(mol)

CuSO4 dư:

nCuSO4phanung=nFe=0,07(mol)nCuSO4du=0,140,07=0,07(mol)

CMFeSO4=CMCuSO4=0,070,2=0,35M

Câu 42: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Tính V.

Lời giải:

Các phương trình xảy ra:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

CaHCO32t°CaCO3+CO2+H2O   (3)

Theo phương trình (1): nCO2=nCaCO3=550100=5,5(mol)

Theo phương trình (2), (3):

 nCO2=2nCa(HCO3)2=2nCaCO3        =2.100100=2(mol)

nCO2=5,5+2=7,5(mol)VCO2=7,5.22,4=168(l)

Câu 43: Cho 3,04 gam hỗn hợp Fe2O3 và FeO tác dụng với CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất khí thu được cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Khối lượng Fe2O3 và FeO có trong hỗn hợp là?

Lời giải:

Fe2O3+3COt°2Fe+3CO2  (1) 

FeO+COt°Fe+CO2   (2)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (3)

Theo phương trình (3): nCO2=nCaCO3=5100=0,05(mol)

Gọi a và b lần lượt là số mol của Fe2O3 và FeO

160a+72b=3,043a+b=0,05a=0,01b=0,02nFe2O3=0,01(mol)nFeO=0,02(mol)mFe2O3=0,01.160=16(g)mFeO=0,02.72=1,44(g)

Câu 44: Cho 3,07 gam hỗn hợp bột kim loại X gồm Al và Fe vào 150 ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 1,0 M và AgNO3 0,5 M, khuấy đều, sau phản ứng thu được m gam kim loại và dung dịch Y (chứa ba muối). Cho từ từ dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 16,0 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết phương trình phản ứng có thể đã xảy ra.

b. Tính m và phần trăm khối lượng của Al và Fe trong X?

Lời giải:

a. Phương trình phản ứng có thể xảy ra:

Al + Fe(NO3)3 → Al(NO3)3 + Fe

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

b.

nFe(NO3)3=0,15.1=0,15(mol)nAgNO3=0,15.0,5=0,075(mol)nNO3=0,15.3+0,075=0,525(mol)

Dung dịch Y chứa Al3+  (a mol), Fe3+ (b mol), Fe2+ (c mol) và NO3 (0,525 mol)

Bảo toàn điện tích, ta có: 3a + 3b + 2c = 0,525 (1)

Kim loại tách ra khỏi dung dịch là Ag (0,075 mol)

→mAg = 0,075.108 = 8,1 (g)

Bảo toàn kim loại, ta có:

3,07 + 0,15.56 + 0,075.108 = 27a + 56(b + c) + 0,075.108 (2)

mrắnmFe2O3=160.b+c2=16   (3)

Giải hệ (1), (2), (3), ta được: a = 0,01; b = 0,095; c = 0,105.

%mAl=0,01.273,07.100=8,79%

Câu 45: Cho 3,33g một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100ml nước (d = 1 g/ml) thì thu được 0,48 gam khí H2 (đktc).

a) Tìm tên kim loại đó

b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.

Lời giải:

mH2O=V.d=100.1=100(g)nH2=mM=0,482=0,24(mol)

2M + 2H2O → 2MOH + H2

Theo phương trình:

nM=2nH2=2.0,24=0,48(mol)MM=3,330,48=6,93757(Li)

nLiOH = nLi = 0,48 (mol) →mLiOH = 0,48.24 = 11,52 (g)

mdd = 3,33 + 100 – 0,48 = 102,85 (g) C%LiOH=11,52.100%102,8511,2%

Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gam muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II trong dung dịch HCl thu được khí B. Cho toàn bộ khí B tác dụng hết với 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M thu được 4 gam kết tủa. Tìm 2 kim loại đó. Tính khối lượng mỗi muối cacbonat đó.

Lời giải:

nCa(OH)2=3.0,015=0,045(mol)nCaCO3=4100=0,04(mol)<nCa(OH)2

Gọi chung 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II là RCO3

RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O

nCO2=nRCO3=3,6MR+60(mol)

TH1: Dư Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

nCO2=nCaCO3=0,04(mol)3,6MR+60=0,04MR=30

Vậy muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II là MgCO3 ( a mol) và CaCO3 ( b mol)

84a+100b=3,6a+b=0,04a=0,025b=0,015mMgCO3=2,1(g)mCaCO3=1,5(g)

TH2: Có Ca(HCO3)2

Bảo toàn Ca: 0,04 +nCa(HCO3)2 = 0,045 (mol)

nCa(HCO3)2 = 0,005 (mol)

→ nCO2=nCaCO3+2nCa(HCO3)2=0,04+2.0,005=0,05(mol)

3,6MR+60=0,05MR=12

Vậy muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II là BeCO3 ( a mol) và MgCO3 ( b mol)

69a+84b=3,6a+b=0,05a=0,04b=0,01mBeCO3=2,76(g)mMgCO3=0,84(g)

Câu 47: Cho 30,2 hỗn hợp gồm CuO, MgO và FeO cho tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 66,2 gam muối. Gía trị của V là:
A. 225;

B. 450;

C. 500;

D. 900.

Lời giải

Đáp án đúng là: B       

nH2SO4=V1000.1=0,001V(mol)

Phương trình chung: MO + H2SO4 → MSO4 + H2nH2O=nH2SO4=0,001V(mol)

Áp dụng bảo toàn khối lượng, ta có:

moxit + = mmuối +

→30,2 + 0,001V.98 = 66,2 + 0,001.18

→V = 450 (ml)

Câu 48: Cho 30g hỗn hợp 3 muối gồm Na2CO3, K2CO3, MgCO3 tác dụng hết với dd H2SO4 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dd X là

A. 42gam;            

B. 39 gam;               

C. 34,5gam;            

D. 48gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

2H++CO32CO2+H2O

Bảo toàn khối lượng:

nH2SO4=nCO2=nH2O=5,622,4=0,25(mol)

mX = 30 + 0,25.98 – 0,25.44 = 39 gam

Bảo toàn khối lượng:

mmuối (X) = mmuối cacbonat +

= 30 + 0,25.98 – 0,25.44 – 0,25.18 = 39 gam.

Câu 49: Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm R, FeO, CuO (R là kim loại có hoá trị 2 , hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa 1 kim loại ) và 6,72 l khí H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được chất kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm 2 oxit. Xác định R và tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X

Lời giải:

Chất rắn B là Cu, chất rắn E gồm 2 oxit, nên:

nCuO = nCu = 0,15 (mol)

Gọi a và b lần lượt là số mol của kim loại R và FeO

mX = a.MR + 72b + 80×0,15 = 37,2 (1)

→nR =  + nCu → a = 0,3 + 0,15 = 0,45 (2)

E gồm RO (a mol) và Fe2O3 (b/2 mol)

 mE=a(MR+16)+160b2=34(3)

Từ (1), (2) và (3) MR=24(g/mol)b=0,2

Vậy R là magie (Mg)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nHCl (ban đầu) = 2 (mol)

nHCl (dư) = 2 – 0,45.2 – 0,2.2 = 0,7 (mol)

nMgCl2=nMg=0,45(mol)nFeCl2=nFeO=0,2(mol)mddA=mX+mddHClmBmH2=527(g)C%HCl(du)=0,7.36,5527.100%=4,85%C%FeeCl2=0,2.127527.100%=4,82%C%MgCl2=0,45.95527.100%=8,11%

Câu 50: Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu, Zn tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất)
a) Xác định% khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

b) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng biết dùng dư 20% số lượng cần dùng
c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Lời giải:

Gọi mol Cu là a; số mol Zn là b

Theo bài 64a + 65b = 38,7 (1)

nNO = 0,4 mol

Theo BT(e) 2nCu + 2nZn = 3nNO => 2a + 2b = 0,3.4 (2)

(1,2)  => a = b = 0,3 mol

a,        %mCu=0,3.6438,7.100=49,61%

%mZn = 100% − 49,61% = 50,39%

b, Theo BTNT co: nHNO3=2nCu+2nZn+nNO=1,6(mol)

  Vì dùng dư 20% số lượng cần dùng => nHNO3=1,6.120100=1,92(mol)

Tính thể tích thiếu dữ kiện.

c, Khối lượng muối thu được sau phản ứng là: mCu(NO3)2+mZn(NO3)2=113,1(g)

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Hóa học chọn lọc, hay khác:

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 10)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 11)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 12)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 13)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 15)

1 406 lượt xem