1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 4)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 4 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 611 lượt xem


1000 câu hỏi ôn tập Hóa học (Phần 4)

Câu 1: AgNO3 + Na2SO4 ra hiện tượng gì?

Lời giải:

Phương trình phản ứng:

Na2SO4 + 2AgNO3 → Ag2SO4trắng  + 2NaNO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 2: Tính pH của dung dịch NH4Cl 0,1M biết KNH31,8.105

Lời giải:

 

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Câu 3: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: O2, NH3, C2H4.

Lời giải:

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: O2, NH3, C2H4 (ảnh 1)

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí A và dung dịch B. Cho khi A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Công thức oxit là:

A. FeO;

B. Fe3O4;

C. Fe2O3;

D. Tất cả đều sai.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì H2SO4 đặc nóng dư nên khí A sinh ra là SO2.

Muối khan thu được là: Fe2(SO4)3

nFe2SO43=120400=0,3(mol)

Theo bảo toàn nguyên tố Fe có: nFe(FexOy)=2nFe(Fe2(SO4)3=0,6(mol)

Vì dung dịch NaOH dư nên khi dẫn SO2 vào đung dịch NaOH chỉ xảy ra một phản ứng:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

nNa2SO3=0,1molnSO2=nNa2SO3=0,1mol.

Coi oxit FexOy ban đầu là hỗn hợp của Fe và O.

Gọi nO = a (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn mol electron, ta có:

3nFe=2nO+2nSO2a=nO=3nFe2nSO22=0,8

Có: xy=nFenO=0,60,8=34  → Oxit cần tìm là Fe3O4.

Câu 5: Chỉ dùng phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn từng các chất sau: NaHSO4, KHCO3, Na2SO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. Viết phương trình phản ứng nếu có.

Lời giải:

Lấy mẫu các dung dịch rồi tiến hành đun nóng:

- Xuất hiện kết tủa trắng, có bọt khí → Mg(HCO3)2 hoặc Ba(HCO3)2 (Nhóm I)

Mg(HCO3)2t°MgCO3+H2O+CO2

Ba(HCO3)2t°BaCO3+H2O+CO2

- Xuất hiện bọt khí là KHCO3

2KHCO3t°K2CO3+H2O+CO2

- Không xảy ra hiện tượng gì là NaHSO4 hoặc Na2CO3 (Nhóm II)

Dùng KHCO3 nhận biết các chất trong nhóm II:

- Xuất hiện bọt khí là NaHSO4

2KHCO3 + 2NaHSO4 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O

- Không có hiện tượng gì là Na2CO3

Dùng NaHSO4 nhận biết các chất trong nhóm I:

- Xuất hiện kết tủa trắng và bọt khí là Ba(HCO3)2

Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2CO↑ + 2H2O

- Xuất hiện bọt khí là Mg(HCO3)2

Mg(HCO3)2 + 2NaHSO4 → MgSO4 + Na2SO4 + 2CO↑ + 2H2O

Câu 6: Cho biết độ tan của chất tan A trong nước ở 10oC là 15g còn ở 90oC là 50g. Hỏi khi làm lạnh 600g dung dịch bão hòa A ở 90oC xuống 10oC thì có bao nhiêu g chất rắn A tách ra?

Lời giải:

- Ở 90 oC: Trong 150 gam dung dịch A có 50 gam A

Vậy trong 600 gam dung dịch A có:  600.50150=200(g)A

Giả sử khi làm lạnh từ 90 oC xuống 10 oC có m gam chất rắn A tách ra

- Ở 10 oC: Trong 115 gam dung dịch A có 15 gam A

Vậy trong (600 - m) gam dung dịch A có (200 - m) gam A

(600 - m). 15 = (200 - m). 115

 m = 140 (gam)

Vậy khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa A ở 90 oC xuống 10 oC thì có 140 gam chất rắn A tách ra.

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một Oligopeptit X trong môi trường axit loãng, thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. Peptit X thuộc loại:

A. pentapeptit;

B. tripeptit;

C. tetrapeptit;

D. đipeptit.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đặt công thức chung của 2 amino axit là CmH2m+1O2N; Giả sử X  tạo bởi k gốc amino axit → X có dạng kCmH2m+1O2N(k1)H2O

Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một Oligopeptit X trong môi trường axit loãng (ảnh 1)

Câu 8: Cho các phản ứng:

(1) Fe3O4 + 4H2SO4 (loãng) → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

(2) 3Fe + 4H2<570oC  Fe3O4 + 4H2

(3) Fe(NO3)2 + HCl → FeCl3 + NO + H2O

(4) FeS + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O

Có bao nhiêu phản ứng viết đúng?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các phản ứng (1) và (2) đúng.

(3) Sai vì: 9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O

(4) Sai vì: 2FeS + 10H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

Câu 9: Cho 11,0 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al phản ứng hết với dung dich HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cho 22 gam hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là:

A. 11,2;

B. 6,72;

C. 13,44;

D. 8,96.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Xét 11g A:

Bảo toàn electron: ne = 2nH2 = 0,8 mol = 2nFe + 3nAl (1)

Và mFe + mAl = 11g nên 56nFe + 27nAl = 11 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: nFe = 0,1 mol; nAl = 0,2 mol.

 Trong 22g A có: nFe = 0,2 mol; nAl = 0,4 mol

Bảo toàn electron: 3nFe + 3nAl = 3nNO Þ nNO = 0,6 mol.

 VNO = 0,6. 22,4 = 13,44 lít.

Câu 10: Viết phương trình điện li của các chất sau: (CH3COO)2Cu, HBrO4, K2CrO4, HCOOH, Mg(NO3)2?

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Câu 11: Hợp chất X được tạo thành từ các ion đều có cấu hình 1s22s22p63s23p6. Trong một phân tử X có tổng số hạt e, p, n là 164. Xác định X.

Lời giải:

X được tạo nên từ hạt Aa+ có cấu hình e là 1s22s22p63s23p6.

 A có (18 + a) electron.

X được tạo nên từ hạt Bb- có cấu hình e là 1s22s22p63s23p6

 B có (18 - b) electron.

X có dạng AbBa

Gọi số hạt proton, nơtron trong A, B lần lượt là pA, pB, nA, nB

Trong đó pA = eA; pB = eB.

Tổng số hạt trong X là: b.(2pA + nA) + a.(2pB + nB) = 164

Mà pn1,52p

b.3pA+a.3pB164b.3,52pA+a.3,52pB

Hợp chất X được tạo thành từ các ion đều có cấu hình 1s22s22p63s23p6 (ảnh 1)

Vậy A có 20 electron, A là canxi (Ca)

B có 17 electron, B là clo (Cl)

Vậy X là CaCl2

Hợp chất X được tạo thành từ các ion đều có cấu hình 1s22s22p63s23p6 (ảnh 1)

Vậy A có 19 electron, A là kali (K)

B có 16 electron, B là lưu huỳnh (S)

Vậy X là K2S.

Câu 12: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e bằng 164 hạt, tổng đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử M lớn hơn số hạt p, n, e trong nguyên tử X. Số hiệu nguyên tử là?

Lời giải:

+) Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p n e bằng 164 hạt

→2PM + NM + 2(2PX + NX) = 164 (1)

+) Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 52

→2PM + 2.2PX − (NM + 2NX) = 52 (2)

Từ (1) và (2) ta có: PM + 2PX = 54 (*)

+) Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5

→PM + NM − (PX + NX) = 5 (3)

+) Tổng số hạt p, n, e trong M lớn hơn trong X là 8

→2PM + NM − (2PX + NX) = 8 (4)

Từ (3) và (4) có PM – PX = 3 (**)

Từ (*), (**) giải hệ phương trình ta được: PM = 20; PX = 17;

Vậy M là Canxi (Ca).

Câu 13: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 39,6 gam etyl axetat. Hiệu suất ca phản ứng este hoá là:

A. 30%;

B. 50%;

C. 60%;

D. 75%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

CH3COOH+C2H5OHCH3COOC2H5+H2O

0,75                  1,5                                               (mol)

Giả sử H = 100% → axit hết;

neste = naxit = 0,75 mol

→ meste lý thuyết = 0,75.88 = 66 gam

Hiệu suất phản ứng là: H=39,666.100%=60% .

Câu 14: Trộn V1 lít dung dịch HCl có pH = 1 với V2 lít dung dịch HCl pH = 2 thu được dung dịch HCl có pH = 1,26. Tỉ lệ V2/V1 là bao nhiêu?

Lời giải

Dung dịch HCl pH = 1 có H+=0,1MnH+=0,1.V1(mol)

Dung dịch HCl pH = 2 có H+=0,01MnH+=0,01.V2(mol)

Khi trộn 2 dung dịch thu được dung dịch mới có

Thể tích dung dịch mới là V1 + V2 (lít)

H+=0,1V1+0,01V2V1+V2

Dung dịch mới có pH = 1,26 H+=101,26

 0,1V1+0,01V2V1+V2=101,26.

Câu 15: Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa HNO3 1M, HCl 0,5M, H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối gì?

A. CuSO4;

B. Cu(NO3)2;

C. CuSO4, Cu(NO3)2;

D. CuSO4, CuCl2, Cu(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa HNO3 1M, HCl 0,5M, H2SO4 0,1M (ảnh 1)

Vậy dung dịch sau phản ứng chứa: 0,04 mol , 0,03 mol Cu2+, 0,05 mol Cl-, 0,01 mol , 0,05 mol H+. Do axit HCl dễ bay hơi khi cô cạn nên cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối Cu(NO3)2 0,02 mol và CuSO4 0,01 mol.

Câu 16: Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,812 (số hiệu nguyên tử của Bo là 5). Bo có 2 đồng vị là 10B, 11B. Nếu có 94 nguyên tử 10B thì có bao nhiêu nguyên tử 11B?

A. 405;

B. 406;

C. 403;

D. 428.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Gọi x và 1 – x lần lượt là tỉ lệ số nguyên tử của 10B và 11B

→ 10x + 11.(1 – x) = 10,812 → x = 0,188

Tỉ lệ: B10B11=0,18810,188=0,1880,812

Vậy nếu có 94 nguyên tử 10B thì có 94:0,1880,812=406  nguyên tử 11B.

Câu 17: Cho 1,84 g hỗn hợp Fe và Mg vào lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát 0,04 mol khí NO duy nhất. Xác định số mol Fe và Mg trong hỗn hợp?

Lời giải:

Đặt x, y lần lượt là số mol Fe và Mg.

Ta có các quá trình:

Cho 1,84 g hỗn hợp Fe và Mg vào lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát 0,04 (ảnh 1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x + 2y = 0,12 (1)

Mặt khác khối lượng hỗn hợp: mhỗn hợp = 56x + 24y = 1,84 (2)

Từ (1) và (2) suy ra x = 0,02; y = 0,03.

Câu 18: Cho 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng thì thu được dung dịch B và hỗn hợp khí NO2 và NO. Tỉ lệ mol lít NO2 và NO là 2 : 1. Tính thể tích khí NO2 (đktc):

A. 1,792 lít;

B. 2 lít;

C. 3 lít;

D. 1,344 lít.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cho 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng thì thu được dung dịch B (ảnh 1)

Câu 19: Chỉ dùng thêm 1 hóa chất hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: HCl, NaCl , NaNO3, H2O

Lời giải:

Trích mẫu thử.

- Cho Fe vào các mẫu thử.

+ Mẫu thử nào tạo khí không màu là HCl

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

+ 3 mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì.

- Cho đồng thời Fe và HCl vừa nhận được vào các mẫu thử còn lại

+ Mẫu thử nào tạo khí không màu hóa nâu trong không khí là NaNO3
Fe + 4HCl + NaNO3 → FeCl3 + NaCl + NO + 2H2O

2 mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì.

- Cô cạn hai mẫu thử còn lại:

- Mẫu thử không thu được chất rắn sau khi cô cạn là H2O.

- Mẫu thử nào thu được chất rắn khan là NaCl.

Câu 20: Cho m gam Mg tác dụng với V lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hãy xác định giá trị m và V?

Lời giải:

Cho m gam Mg tác dụng với V lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí H2 (ảnh 1)

Câu 21: Viết phương trình phản ứng để chứng minh

a) N2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

b) NH3 có tính khử.

Lời giải:

a) N2+O2t°2NO

Số oxi hoá của N từ 0 lên + 2 → N2 có tính khử.

N2 + 6Li → 2Li3N

Số oxi hoá của N từ 0 xuống -3 → N2 có tính oxi hoá.

b) 2NH3 + 3CuO to 3Cu + 3H2O + N2

Số oxi hoá của N từ -3 lên + 0 → NH3 có tính khử.

Câu 22: Công thức cấu tạo của H2SO4?

Lời giải:

Công thức cấu tạo của H2SO4 là:

Công thức cấu tạo của H2SO4 (ảnh 1)

Câu 23: Cách nhận biết một bình khí NH3 đầy?

A. Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào bình NH3;

B. Dùng quỳ tím ẩm để cạnh miệng;

C. Dùng dung dịch phenolphtalein cho vào bình;

D. Dùng que đóm còn tàn đỏ để cạnh miệng bình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cách nhận biết một bình khí NH3 đầy dùng quỳ tím ẩm để cạnh miệng bình.

Hiện tượng: Quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.

Câu 24: Em hãy chỉ ra vật thể tự nhiênvật thể nhân tạovật vô sinhvật hữu sinh trong các phát biểu sau:

a) Nước hàng (nước màu) được nấu từ đường sucrose (chiết xuất từ cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường. ...) và nước.

b) Thạch găng được làm từ lá găng rừng, nước đun sôi, đường mía.

c) Kim loại được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ban đầu là các quặng kim loại.

d) Gỗ thu hoạch từ rừng được sử dụng để đóng bàn ghế, giường tủ, nhà cửa.

Lời giải:

a, Vật thể tự nhiên: đường sucrose, cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường, nước.

Vật thể nhân tạo: nước hàng (nước màu).

Vật vô sinh: nước, đường, nước hàng (nước màu).

Vật hữu sinh: cây mía đường, cây thốt nốt, cây củ cải đường.

b, Vật thể tự nhiên: lá găng rừng, nước, đường mía.

Vật thể nhân tạo: thạch găng.

Vật hữu sinh: lá găng rừng.

Vật vô sinh: nước, đường mía, thạch găng.

c, Vật thể tự nhiên: quặng kim loại.

Vật thể nhân tạo: kim loại.

Vật vô sinh: kim loại, quặng.

d, Vật thể tự nhiên: gỗ, rừng.

Vật thể nhân tạo: bàn ghế, giường tủ, nhà cửa.

Vật vô sinh: gỗ hạ từ cây, bàn ghế, giường tử, nhà cửa.

Vật hữu sinh: rừng.

Câu 25: Chất nào sau đây được gọi là đơn chất?

A. KClO3;

B. O3;

C. H2O;

D. H2SO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

O3 là đơn chất vì chất tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học.

Câu 26: Làm thế nào để tách được khí CO2 và O2 thành từng chất riêng biệt?

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư: 

- CO2 phản ứng giữ lại 

- O2 tinh khiết bay ra 

Lọc lấy kết tủa cho phản ứng với dung dịch HCl dư thu được CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 27: Nung nóng BaSO4 trong không khí thu được những chất gì?

Lời giải:

2BaSO4t°2BaO+O2+2SO2

Câu 28: Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: Br2CH4H2ONH3C2H6

Lời giải:

Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: Br2, CH4, H2O, NH3, C2H6 (ảnh 1)

Câu 29: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử HNO2, HNO3, H2CO3, H3PO4?

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Câu 30: Cân bằng các phương trình hoá học sau:

a) FeS + O­2 → Fe2O3 + SO2

b) Al2(SO4)3 + Ca(OH)2 → Al(OH)3 + CaSO4

 Lời giải:

a) 4FeS+7O2t°2Fe2O3+4SO2

Cách cân bằng: Theo phương pháp thăng bằng electron:

Cân bằng các phương trình hoá học sau: FeS + O­2 → Fe2O3 + SO2 (ảnh 1)

b) Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3CaSO4

Cách cân bằng: nhẩm đại số.

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam một kim loại A thuộc nhóm IA vào nước thì thu được 1,68 lít khí (đktc). Xác định tên kim loại đó.

Lời giải:

Vì A thuộc nhóm IA nên A hóa trị I trong hợp chất.

2A + 2H2O → 2AOH + H2

Theo PTHH ta có:

nA=2nH2=0,075.2=0,15(mol)

MA=5,850,15=39(g/mol)

Vậy A là kali (K).

Câu 32: Ngâm một dây đồng vào dung dịch bạc nitrat, hiện tượng quan sát được là:

A. Một phần dây đồng bị hoà tan, có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng và dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh;

B. Không có hiện tượng nào xảy ra;

C. Kim loại bạc màu xám bám vào dây đồng, dây đồng không có thay đổi;

D. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần dây đồng bị hoà tan.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Một phần dây đồng bị hoà tan, có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng và dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh;

Phương trình hoá học minh hoạ:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 33: Cho dãy chất được biểu diễn bằng công thức hóa học như sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là:

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các đơn chất là: Cl2, Fe, F2, Hg.

Câu 34: Hợp chất A có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X kết hợp với 2 nguyên tử O. Biết phân tử hợp chất A nặng hơn phân tử khí oxi là 1,375 lần. Xác định CTHH của hợp chất A.

Lời giải:

Hợp chất A có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X kết hợp với 2 nguyên tử O nên A có CTHH dạng XO2

MA=dA/O2.MO2=1,375.32=44(g/mol)

Ta có: MA=MXO2MX+16.2=44MX=12(g/mol)

Vậy X là cacbon (C) nên CTHH của A là CO2.

Câu 35: Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:

A. CH4;

B. C2H4;

C. C4H8;

D. C4H10.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đặt công thức hợp chất Y là CxHy có phân tử khối MY.

%C = 82,76%  %H = 100% − 82,76% = 17,24%

Vì khối lượng mỗi nguyên tố tỉ lệ với thành phần phần trăm khối lượng của nó.

Ta có:

 mCmY=%C100%12x58=82,76100x=4

mHmY=%H100%y58=17,24100y=10

Công thức của Y là C4H10.

Câu 36: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 6,75 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây:

A. Fe;

B. Cu;

C. Ag;

D. Hg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

 MX=6,75.MO=6,75.16=108(g/mol)

Vậy X là bạc (Ag).

Câu 37: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào:

A. FeO;

B. Fe2O3;

C. Fe;

D. FeCl3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong hợp chất FeO, nguyên tử Fe có hoá trị II.

Câu 38: Cách viết nào sau đây chỉ 2 phân tử oxi?

A. 2O2;

B. 2O;

C. O4;

D. 4O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

2 phân tử oxi được viết là: 2O2

Câu 39: Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là:

A. X2Y3;

B. XY2;

C. X3Y2;

D. X2Y.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có:

+ XCl2 → X có hóa trị II

+ Y2O→ Y có hóa trị III

Vậy công thức hóa học đúng là: X3Y2.

Câu 40: Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Hai phân tử oxi; năm phân tử nước; ba phân tử khí cacbonic; sáu phân tử hiđro?

Lời giải:

Hai phân tử oxi: 2 O2.

Năm phân tử nước: 5 H2O.

Ba phân tử khí cacbonic: 3 CO2.

Sáu phân tử hiđro: 6 H2.

Câu 41: Nguyên tử cacbon có khối lượng 1,9926.10-23 gam. Khối lượng tính bằng gam của Ca?

Lời giải:

Nguyên tử cacbon có nguyên tử khối là 12 đvC.

 Khối lượng của 1 đvC là: 1,9926.102312=1,6605.1024(g)

Mà nguyên tử canxi có nguyên tử khối là 40 đvC.

 Khối lượng của nguyên tử canxi là: 1,6605.1024.40=6,642.1023(g) .

1 611 lượt xem