1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 19)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 19 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 316 lượt xem


1000 câu hỏi ôn tập Hóa (Phần 19)

Câu 1: Dung dịch nào sau đây có pH nhỏ nhất?

A. Na2CO3;

B. Na3PO4;

C. Ca(OH)2;

D. HCl.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Na2CO3 có tính bazơ → pH > 7.

Na3PO4 có tính bazơ → pH > 7.

Ca(OH)2 có tính bazơ → pH > 7.

HCl có tính axit → pH < 7.

Câu 2: Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. Al, HCl, CaCO3, CO2;

B. FeCl3, HCl, Ca(OH)2, CO2;

C. CuSO4, Ba(OH)2, CO2, H2SO4;

D. FeCl2, Al(OH)3, CO2, HCl.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Loại A vì có CaCO3 không phản ứng với NaOH.

Loại B vì có Ca(OH)2 không phản ứng với NaOH

Loại C vì có Ba(OH)2 không phản ứng với NaOH.

Câu 3: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH- của nước):

A. H+, PO43-.

B. H+, H2PO4-, PO43-.

C. H+, HPO42-, PO43-.

D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

H3PO4 là axit 3 nấc. Trong dung dịch nước H3PO4 phân li theo từng nấc:

Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH- của nước) (ảnh 1)

Câu 4: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch Mg(NO3)2?

A. AgNO3. 

B. HCl. 

C. KOH . 

D. KCl

 Lời giải

Đáp án đúng là: C

Mg(NO3)2 + 2KOH → Mg(OH)2↓ + 2KCl

Câu 5: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Nalà bao nhiêu?

A. 0,32M.

B. 0,1M.

C. 0,23M.

D. 1M.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

nNaOH = 0,04 mol và nNa2SO4 = 0,06 mol

Phương trình phân li:

NaOH → Na+ + OH-

 0,04 → 0,04 mol

 Na2SO4 → 2Na+ + SO­42-

 0,06 → 0,12 mol

→ nNa+ = 0,16 mol → [Na+] = 0,16 : 0,5 = 0,32 M.

Câu 6: Dung dịch X chứa 21,6 gam hỗn hợp gồm glixerol và etylenglicol có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 có nồng độ 50%. Người ta cho K dư vào X sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam khí thoát ra giá trị của m là:

A. 0,7;

B. 15,68;

C. 21,28;

D. 1,9.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Dung dịch X chứa 21,6 gam hỗn hợp gồm glixerol và etylenglicol có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2, nếu gọi nglixerol = x (mol), ta có:

92.x + 62. 2x = 21,6 → x = 0,1

→ nglixerol = 0,1 (mol); netylenglicol = 0,2 (mol)

dung dịch X chứa 21,6 gam hỗn hợp gồm glixerol và etylenglicol có tỉ lệ mol tương ứng 1:2 có nồng độ 50% nên mH2O=21,6(g)

nH2O=21,618=1,2(mol)

Ta có: 

X:C2H4(OH)2:0,2C3H5(OH)3:0,1H2O:1,2+KnH2=0,2+1,5.0,1+0,5.1,2=0,95(mol)

Vậy mH2=0,95.2=1,9(g)

Câu 7: Một dung dịch X có pH = 4,5 . Nồng độ H+ (ion/lít) trong dung dịch là?

Lời giải

pH = 4,5 →H+=104,5=3,16.105mol/l.

Câu 8: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? Giải thích và viết phương trình phản ứng.

A. Fe;

B. Zn;

C. Cu;

D. Mg.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Nếu dùng dư Zn thì Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Câu 9: Chỉ dùng 1 thuốc thử, trình bày nhận biết: BaSO4, BaCO3, Na2CO3, Na2SO4, MgCO3, CuSO4.

Lời giải

- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ làm mẫu thử.

- Cho từng chất tác dụng với dung dịch H2SO4 dư:

+ Không tan trong H2SO4BaSO4

+ Tan, có khí không màu và kết tủa trắng: BaCO3

+ Tan, tạo dung dịch trong suốt: Na2SO4

+ Tan, tạo dung dịch màu xanh: CuSO4

+ Tan, có khí bay ra, dung dịch trong suốt: Na2CO3MgCO3

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O

- Cho 2 chất chưa phân biệt đến được vào từng dung dịch chứa 2 chất chưa phân biệt

+ Chất rắn tan hết, có khí bay ra: Na2CO3

+ Khí bay ra hết, chất rắn có 1 phần không tan: MgCO3.

Câu 10: Chỉ dùng H2SO4 loãng nhận biết các dung dịch sau: BaSO4, BaCO3, Na2CO3, NaCl?

Lời giải

- Cho H2SO4 vào 4 mẫu thử:

+ Không tan trong H2SO4 là BaSO4

+ Tạo kết tủa và khí bay lên là BaCO3

BaCO3 + H2SO4 BaSO4 + CO2+ H2O

+ Tan và tạo khí là Na2CO3

Na2CO3 + H2SO4 2NaCl + CO2+ H2O

+ Không hiện tượng là NaCl.

Câu 11: Viết 6 phương trình phản ứng điều chế NaOH từ Na và các hợp chất của Na?

Lời giải

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Na2O + H2O → 2NaOH

2NaCl + 2H2O dpddcomangngan2NaOH + H2 + Cl2

Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3

Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4

Na2O2 + H2O → 2NaOH + O2

Câu 12: Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa.
a. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó.

b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

Lời giải

- Gọi CTHH của oxit kim loại là M2On (nN*)

Phản ứng khi dùng khí CO khử oxit kim loại:

M2On + nCO t° 2M + nCO2 (1)

Hỗn hợp khí X gồm: CO dư, CO2.

dX/H2=19MX=19.2=38(g/mol)

Áp dụng sơ đồ đường chéo, ta có:

nCOdunCO2=610=0,6nCOdu=0,6nCO2

- Khi hấp thụ hỗn hợp khí X (gồm CO, CO2) vào dung dịch chứa Ca(OH)2 thì có thể xảy ra các phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (3)

nCa(OH)2 = 2,5.0,025 = 0,0625 (mol)

nCaCO3=5100=0,05(mol)

nCaCO3<nCa(OH)2 nên xét 2 trường hợp:

+ TH1: Ca(OH)2 dư, xảy ra phản ứng (2).

Khi đó, nCO2=nCaCO3=0,05(mol)

nCO dư = 0,6.0,05 = 0,03 (mol)

Theo (1), nM2On=1nnCO2=0,05n(mol)

MM2On=2MM+16n            =40,05n=80n(g/mol)

→ MM = 32n

Với n = 2MM = 64 (g/mol) thì M: Cu (thỏa mãn).

Khi đó CTHH của oxit là CuO.

+ TH2: CO2 dư hòa tan 1 phần kết tủa, xảy ra phản ứng (2) hoàn toàn và 1 phần (3).

Theo (2),

 nCa(OH)2=nCaCO3=0,0625(mol)nCaCO3(3)=0,06250,05=0,0125(mol)nCO2=nCa(OH)2+nCaCO3(3)

=0,0625+0,0125=0,075(mol)

nCO dư = 0,6.0,075 = 0,045 (mol)

Theo (1), nM2On=1nnCO2=0,075n(mol) 

MM2On=2MM+16n=40,075n=1603n(g/mol)→ MM = 563n(g/mol)

Với n = 3MM = 56 (g/mol) thì M: Fe (thỏa mãn).

Khi đó CTHH của oxit là Fe2O3.

b, Phản ứng khử oxit kim loại bởi CO:

M2On + nCO t° 2M + nCO2

Do đó nCO p= nCO2

+ Với trường hợp oxit kim loại phản ứng là CuOnCO2=0,05 (mol) 

thì nCO p= 0,05 (mol)

nCO bđ = 0,05 + 0,03 = 0,08 (mol)

V = 0,08.22,4 = 1,792 (l)

+ Với trường hợp oxit kim loại phản ứng là Fe2O3, nCO2 = 0,075 (mol)

thì nCO p = 0,075 (mol)

nCO bđ = 0,075 + 0,045 = 0,12 (mol)

V = 0,12.22,4 = 2,688 (l)

Câu 13: Dự đoán khả năng tan trong nước của khí oxygen, lấy ví dụ minh chứng cho dự đoán đó.

 Lời giải

- Oxygen tan ít trong nước

Ví dụ: Cá có thể sống dưới nước nhờ oxygen có thể hòa tan được trong nước.

Câu 14: Đại lượng đặc trưng của nguyên tử là:

A. Số proton và điện tích hạt nhân;

B. Số proton và số electron;

C. Số khối A và số nơtron;

D. Số khối A và điện tích hạt nhân.

 Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đại lượng đặc trưng của nguyên tử là số khối A và điện tích hạt nhân.

Câu 15: Đem 1,02 gam oxit của 1 kim loại hóa trị III hòa tan hoàn toàn 12,25 gam dung dịch H2SO4 24%.

a) Xác định tên kim loại và oxit kim loại

b) Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng, biết rằng lượng oxit và lượng axit tham gia vừa đủ?

Lời giải

Gọi CTHH của hợp chất là A2O3

A2O3 + 3H2SO4 →A2(SO4)3 + 3H2O

mH2SO4=12,25.24100=2,94(g)nH2SO4=2,9498=0,03(mol)

Theo PTHH ta có:

nA2O3=13nH2SO4=0,01(mol)MA2O3=1,020,01=102(g/mol)MA=27(g/mol)

Vậy A là Al, CTHH của oxit là Al2O3.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lit hỗn hợp 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sản phẩm khí thu được cho qua bình NaOH thấy tạo ra 95,4 gam Na2CO3 và 84 gam NaHCO3. CTPT và % về thể tích của mỗi ankan là?

Lời giải

nCnH2n+2=11,222,4=0,5(mol)

Bảo toàn C

nCO2=nNa2CO3+nNaHCO3=95,4106+8484=1,9(mol)

Số C =1,90,5=3,8

 Hai ankan là C3H8 và C4H10

nC3H8=x(mol);nC4H10=y(mol)

→ x + y = 0,5 (1)

Bảo toàn C

nCO2=3x+4y=1,9(2) 

(1)(2) → x = 0,1 (mol);y = 0,4 (mol)

%VC3H8=0,10,5.100%=20%%VC4H10=100%20%=80%

Câu 17: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 gam chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,20 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44 : 15 về khối lượng.

1. Xác định công thức đơn giản nhất của chất X.

2. Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,80.

Lời giải

1. 

mCO2+mH2O=mX+mO2=2,85+4,222,4.32=8,85(g)

Mà sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44 : 15 về khối lượng nên

mH2O=8,851+4415=2,25(g)mCO2=8,852,25=6,6(g)

Khối lương C: 6,644.12=1,8(g) nC=1,812=0,15(mol)

Khối lượng H: 2,2518.2=0,25(g)→ nH = 0,25 (mol)

Khối lượng O: 2,85 - 1,80 - 0,25 = 0,80 (g) nO=0,818=0,05(mol)

Chất X có dạng CxHyOz

x : y : z = 0,150 : 0,25 : 0,050 = 3 : 5 : 1

Công thức đơn giản nhất của X là C3H5O.

2, MX = 3,80.30,0 = 114,0 (g/mol)

(C3H5O)n = 114; 57n = 114 n = 2.

Công thức phân tử C6H10O2.

Câu 18: Nêu định luật bảo toàn khối lượng? Đốt cháy 48 gam lưu huỳnh trong oxi thu được 96 gam khí sunfurơ. Hãy tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng.

Lời giải

Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”

+) Phản ứng: S+O2t°SO2

Theo ĐLBTKL ta có:

mS+mO2=mSO2mO2=mSO2mS=9648=48(g)

Vậy khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là 48 gam.

Câu 19: Để hòa tan hết 21,7 gam hỗn hợp 2 muối BaSO3 và BaSO4 cần vừa đủ 80ml dung dịch HCl, thu được 896 ml khí SO2 (đktc).

a. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng

b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu

c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

 Lời giải

a. Hỗn hợp 2 muối BaSO3 và BaSO4 vào dung dịch HCl chỉ xảy ra phản ứng sau:

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + SO2

nSO2=0,89622,4=0,04(mol)nHClphanung=2nSO2=0,08(mol)CMHCl=0,080,08=1M

b.

nBaSO3=nSO2=0,04(mol)%mBaSO3=0,04.21721,7.100%=40%%mBaSO4=100%40%=60%

c.

nBaCl2=nSO2=0,04(mol)mBaCl2=0,04.208=8,32(g)

Câu 20: Hòa tan 8 gam MgO vào 200 ml dung dịch HCl, phản ứng xảy ra vừa đủ.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl cần dùng

Lời giải

a. PTHH: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

b. nMgO=840=0,2(mol)

Theo PTHH: nHCl = 2nMgO = 2.0,2 = 0,4 (mol)

CMHCl=0,40,2=2M

Câu 21: Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí gồm N2, SO2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4;

B. Ca(OH)2;

C. NaHSO3;

D. CaCl2.

 Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ta có Ca(OH)2 tác dụng được với khí SO2 và không tác dụng với khí N2

Ca(OH)2 có thể làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí N2 và SO2

PTHH: Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

Câu 22: Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, O2, có thể dùng chất nào sau đây?

A. Ca(OH)2;

B. CaCl2;

C. NaHSO3;

D. H2SO4.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp gồm SO2 và O2 ta dùng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2):

Dẫn hỗn hợp khí qua Ca(OH)2 thì SO2 phản ứng bị giữ lại còn O2 không phản ứng thoát ra.

Phương trình hóa học:

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

Câu 23: Để nhận biết các dung dịch: NaOH, KCl, NaCl, KOH cần dùng các thuốc thử là

A. quỳ tím, dung dịch AgNO3;

B. phenolphtalein;

C. quỳ tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt;

D. phenolphtalein, dung dịch AgNO3.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Dùng quỳ tím thì:

+ Nhóm làm quỳ tím hoá xanh là NaOH, KOH (I)

+ Nhóm không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, KCl (II)

Thử ngọn lửa bằng dây Pt với từng nhóm:

+ Chất cho ngọn lửa màu vàng là hợp chất của Na.

+ Chất cho ngọn lửa màu tím là hợp chất của K.

Câu 24: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, ta dùng dung dịch.

A. HCl;

B. NaOH;

C. KNO3;

D. BaCl2.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Dùng dd BaCl2 vì cho vào dd Na2SO4 có kết tủa trắng, còn cho vào dd NaCl thì không có hiện tượng gì.

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ trắng+ 2NaCl

Câu 25: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Lời giải

Số mol saccarozo nC12H22O11=100342(mol)

Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ (ảnh 1)

Cả glucozo và fructozo cùng tham gia phản ứng tráng gương:

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2t° C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

nAgNO3=nAg=2nC6H12O6=200171(mol)

Khối lượng Ag sinh ra và khối lượng AgNO3 cần dùng là

mAg=200171.108=126,3(g)mAgNO3=200171.170=198,8(g)

Câu 26: Để trung hòa 100ml dung dịch H2SO4 1M cần V ml NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 200;

B. 150;

C. 50;

D.100.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

nH2SO4=0,1.1=0,1(mol)nNaOH=2nH2SO4=0,2(mol)VNaOH=0,21=0,2(l)=200(ml)

Câu 27: Để điều chế một tấn gang chứa 84% Fe, cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng hematite? Biết hàm lượng Fe2O3 trong quặng chiếm 65% và hiệu suất quá trình đạt 86%.

Lời giải:

Sơ đồ phản ứng:        

Ta có:

mFe = 1.84% = 0,84 tấn

nFe=0,8456=0,015(mol)

Vì hiệu suất là 86%

nFe2O3lt=0,007586%=151720

mFe2O3lt=151720(56.2+16.3)=1,39535(tấn)

→ mquặng1,3953584%=1,6611  (tấn).

Câu 28: Để thu được 500 gam dung dịch KOH 25% cần lấy m1 gam dung dịch KOH 35% pha với m2 gam dung dịch KOH 15%. Tìm m1, m2?

Lời giải:

Ta có mdd sau phản ứng = m1 + m2

mKOH=m1.35%+m2.15%

Ta có 

0,35m1+0,15m2=500.25% =125m1+ m2=500m1=m2=250

Câu 29: Khi cho 2,46 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư, đun nóng, sinh ra 2,688 lít duy nhất NO2 (đktc). % khối lượng của Cu và Al trong hỗn hợp lần lượt là?

Lời giải: 

Ta có: nNO2=2,68822,4=0,12(mol)

Gọi a là số mol của Cu và b là số mol của Al. 

Cu0Cu+2+2ea.................2aAl0Al+3+3eb...............3bN+5+eN+40,12......0,12

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

Khoiluong64a+27b=2,46Baotoane2a+3b=0,12a=0,03b=0,02

%mCu=0,03.642,46.100%=78,05%

%mAl = 100% - 78,05% = 21,95%.

Câu 30: Điều chế: SO2, CaO, H2SO4, NaOH, Al, Fe (gang-thép)

Lời giải:

* Điều chế SO2:

- Trong PTN:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

- Trong công nghiệp:

4FeS2+11O2to2Fe2O3+8SO2S+O2toSO2

* Điều chế CaO trong công nghiệp: CaCO3toCaO+CO2

* Điều chế H2SO4 trong công nghiệp: 4FeS2+11O2t°2Fe2O3+8SO2

(Hoặc S+O2t°SO2 )

2SO2+O2t°,V2O52SO3

SO3 + H2O → H2SO4

* Điều chế NaOH trong công nghiệp:

2NaCl+2H2Odpmn2NaOH+H2+Cl2

* Điều chế Al trong công nghiệp: 2Al2O3dpnc,Na3AlF64Al+3O2

* Điều chế Fe trong công nghiệp: FexOy+yCOt°xFe+yCO2

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

FeCl2dpddFe+Cl2

* Điều chế gang-thép trong công nghiệp: 

- Điều chế gang: Dùng CO khử oxit sắt trong lò cao, sắt nóng chảy kết hợp với cacbon và một số phi kim tạo thành gang.

- Điều chế thép: Oxi hoá bớt một số nguyên tố trong gang như C,Mn,Si,... 

Câu 31: Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách:

A. Nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác;

B. Điện phân nước;

C. Điện phân dung dịch NaOH;

D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tắc điều chế O2 trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt. Vậy để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm người ta nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác.

Phương trình hóa học xảy ra:  2KClO3  to 2KCl + 3O2

Câu 32: Để dung dịch axit sunfuric trong không khí một thời gian, nêu hiện tượng và viết phương trình?

Lời giải

Axit sunfuric để lâu ngoài không khí sẽ hút ẩm từ không khí, do đó khối lượng tăng lên.

Câu 33: Khi hoà tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch 1,00 M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 1,2 g.

B. 4,25 g.

C. 1,88 g.

D. 2,52 g.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

nNO=6,7222,4=0,3(mol)

Theo phản ứng (1), số mol Cu:

nCu=0,3.32=0,45(mol)

→ mCu = 0,45.64 = 28,8 (g)

→ mCuO = 30 – 28,8 = 1,2 (g).

Câu 34: Cách để xác định được điều kiện bền của nguyên tử là gì?

Lời giải

Các hạt nguyên tử bền luôn có số proton, nơtron thoả mãn hệ thức p ≤ n ≤ 1,5p

Trong trường hợp không thoả mãn, nguyên tử đó thuộc về đồng vị phóng xạ của nguyên tố, không bền và dễ bị phân rã thành các hạt nhân khác nhỏ hơn.

Câu 35: Giải thích các hiện tượng ăn mòn kim loại như:

1. Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn.

2. Đinh sắt trong nước có hòa tan khí oxi ăn mòn chậm.

3. Đinh sắt trong dung dịch muối ăn NaCl bị ăn mòn nhanh.

4. Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn.

Lời giải:  

- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên.

- Nguyên nhân: do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí, đất)

Ví dụ:

Fe + 3Cl2  to 2FeCl3

3Fe + 4H2O to  Fe3O4 + 4H2

3Fe + 2O2 to Fe3O4

- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất có trong môi trường.

Ví dụ:

+ Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn

+ Đinh sắt trong nước có hòa tan oxi bị ăn mòn chậm

+ Đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị hòa tan nhanh

+ Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn

- Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn

Câu 36: Công thức hóa học điphotpho pentaoxit là:

A. P2O5;

B. P2O3;

C. PO

D. P5O2.

Lời giải:

Tiền tố: đi = 2, penta = 5

Nên công thức hóa học điphotpho pentaoxit là P2O5.

Câu 37: Độ tan của CuSO4 ở 85°C và 12°C lần lượt là 87,7 gam và 35,5 gam. Khi làm lạnh 1877 gam dung dịch bão hoà CuSO4 từ 80°C → 12°C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch?

 Lời giải:

Ở 85oC, SCuSO4=87,7(g) ,tức là:

        87,7 gam CuSO4 tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành 187,7 gam dung dịch bão hòa

Vậy x gam CuSO4 tan tối đa trong y gam nước tạo thành 1877 gam dung dịch bão hòa

 x=1877.87,7187,7=877(g)

y = 1877 – x = 1877 – 877 = 1000 (gam)

Gọi nCuSO4.5H2O=a(mol)

 nCuSO4.5H2O=a(mol);nH2O=5a(mol)

Sau khi tách tinh thể :

 mCuSO4=877160a(g)mH2O=100018.5a=100090a(g)

Suy ra : Ở 12oC

SCuSO4=mCuSO4mH2O=877160a100090a.100=35,5(g)

a = 4,0765

mCuSO4.5H2O=4,0765.250                     =1019,125(g)

Câu 38: Độ tan của NaCl trong nước ở 20oC là 36 gam. Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl nữa để dung dịch bão hòa?

Lời giải:

Nồng độ khi dung dịch bão hoà: 

 C%=36100+36.100=26,5%

Đặt mNaCl thêm = x (g)

Ta có: 

C%=14+x14+40+x.100=26,5%x=0,42(g)

Vậy cần thêm 0,42 gam NaCl.

Câu 39: Độ dinh dưỡng của phân lân là:

A. % Ca(H2PO4)2.

B. % P2O5.

C. % P.

D. %PO43

Lời giải:

Đáp án đúng là: B           

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

Câu 40: Đốt 11,2 gam Fe trong không khí, thu được m1 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong 800 ml HCl 0,55M thu được dung dịch B (chỉ chứa muối) và 0,448 lít khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư và B thu được m2 gam kết tủa khan. Tính m1 và m2.

Lời giải:

nFe = 0,2 (mol); nHCl = 0,44 (mol);  nH2= 0,02 (mol)

Bảo toàn H:

nHCl=2nH2+2nH2OnH2O=0,2nO=0,2(mol)

m1 = mFe + mO = 14,4 gam

nAgCl = nHCl = 0,44 (mol)

Bảo toàn electron: 3nFe = 2nO + 2nH2  + nAg → nAg = 0,16 (mol)

→ m2 = mAgCl + mAg = 80,42 gam.

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là:

A. CH2O2

B. CH2O.

C. C2H5O. 

D. C2H4O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

= 0,2 (mol) nC = 0,2 (mol) mC = 2,4 (g)

= 0,2 (mol) nH = 0,4(mol) mH = 0,4 (g)

Ta có: mC + mH = 2,8 < 4,4

=> Trong phân tử X có chứa O

CTDC: CxHyOz

 CxHyOz+x+y4z2O2t°xCO2+y2H2O

mO = 4,4 − 2,8 = 1,6 (g) nO = 0,1 (mol)

x : y : z = 0,2 : 0,4 : 0,1 = 2 : 4 : 1

Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là C2H4O.

Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 50,4 gam sắt trong bình chứa khí oxi thu được oxit sắt từ (Fe3O4).

a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng

c. Tính khối lượng sản phẩm thu được

d. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để phân huỷ thì thu được 1 thể tích khí O2 (ở đktc) bằng thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.

Lời giải:

 a.3Fe+2O2t°Fe3O4

b. Ta có: nFe=50,456=0,9(mol)

Theo phương trình

nO2=23nFe=0,6(mol)VO2=0,6.22,4=13,44(l)

c. Theo phương trình:

nFe3O4=13nFe=0,3(mol)mFe3O4=0,3.232=69,6(g)

d.2KClO3t°2KCl+3O2nKClO3=23nO2=0,4(mol)mKClO3=0,4.122,5=49(g)

Câu 43: Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc. Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là:

A. 50% C2H4 và 50% C3H6;

B. 60% C2H4 và 40% C3H6;

C. 50% C3H6 và 50% C4H8;

D. 60% C4H8 và 40% C5H10.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nanken=nBr2=0,25(mol)

nCO2=n¯.nanken=0,25.n¯=0,6n¯=2,4

→ 2 anken là C2H4 (x mol) và C3H6 ( y mol)

Ta có: x + y = 0,25 và 2x + 3y = 2,4.0,25

→ x = 0,15%VC2H4=60%

Câu 44: Đốt cháy 14,8 gam một hợp chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) trong oxi dư, dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng P2O5, sau đó dẫn qua bình (2) đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình (1) tăng 10,8 gam, bình (2) xuất hiện 60 gam kết tủa. Khi hóa hơi 14,8 gam X thu được thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện. Lập CTPT của X?

Lời giải:

m1tăngmH2O=10,8(g)

nH2O=10,818=0,6(mol)nH=2nH2O=2.0,6=1,2(mol)

nCaCO3=60100=0,6(mol)

Dư Ca(OH)2 nên ta có:

nCO2=nCaCO3=0,6(mol)nC=nCO2=0,6(mol)nO=14,80,6.121,2.116           =0,4(mol)nO2=6,432=0,2(mol)nX=nO2=0,2(mol)

Số C=nCnX=3

Số H=nHnX=6

Số O=nOnX=2

Vậy CTPT của X là C3H6O2.

Câu 45: Đốt cháy 2,8 lít khí hiđro trong không khí.

a) Viết PTHH?

b) Tính thể tích và khối lượng của khí oxi cần dùng

c) Tính khối lượng nước thu được (Thể tích thu được ở đktc).

Lời giải:

a) PTHH: 2H2+O2t°2H2O

b)nH2=2,822,4=0,125(mol)

Theo PTHH: nO2=12nH2=0,0625(mol)

c) Theo PTHH:

nH2O=nH2=0,125(mol)mH2O=0,125.18=2,25(g)

Câu 46: Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khí SO2 thu được là bao nhiêu?

Lời giải:

nS=3,232=0,1(mol);  nO2=11,222,4=0,5(mol)

PTHH: S+O2toSO2

Lập tỉ lệ: 0,51>0,11  → O2 dư, S hết

Theo PTHH:

nSO2=nS=0,1(mol)VSO2=0,1.22,4=2,24(l)

Câu 47: Đốt cháy bột Al trong bình khí clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là?

Lời giải:

Nhận thấy: Khối lượng chất rắn trong bình tăng bằng chính khối lượng của Cl2 phản ứng.

mCl2=4,26(g)nCl2=4,2671=0,06(mol)

PTHH: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Theo PTHH: nAl=23nCl2=23.0,06=0,04(mol)

→ mAl = 0,04.27 = 1,08 (g).

Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm: CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56 lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4). Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử X là 

A. C2H5ON hoặc C2H7O2N;

B. C2H5O2N;

C. C2H7O2N;

D. C2H5ON.

Lời giải

Gọi nCO2;nN2 lần lượt là: x, y (mol)

nZ=0,5622,4=0,025(mol)

→ x + y = 0,025 (1)

Mà MZ = 20,4.2 = 40,8 → mZ = 40,8.0,025 = 1,02 (g)

→ 44x + 28y = 1,02 (2)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình: x+y=0,02544x+28y=1,02x=0,02y=0,005

Gọi công thức của X là CxHaObNy

x=nCO2nX=0,020,01=2y=2nN2nX=2.0,0050,01=1

→ Công thức của X là C2HaObN (Với a,b Z; a2.2+3=7 )

C2HaObN+(2+a4b2)O2t°2CO2+12N2+a2H2O

Khi đó:

nX1=nO22+a4b20,01=0,02752+a4b2a2b=3

Kết hợp với điều kiện trên ta chỉ có cặp nghiệm duy nhất thỏa mãn là: a = 7; b = 2.

Vậy CTPT của X: C2H7O2N.

Câu 49: Đốt cháy toàn hoàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ (D) cần vừa đủ 14,4 gam oxi thấy sinh ra 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước

a) Tìm phân tử khối của D

b) Xác định công thức phân tử của D

Lời giải

Đốt cháy hoàn toàn D thu được CO2; H2O nên D chứa C, H và có thể chứa O.

D có dạng CxHyOz

CxHyOz+(x+y4z2)O2t°xCO2+y2H2O

nCO2=13,244=0,3(mol);nH2O=7,218=0,4(mol)

x=nCO2nD=0,30,1=3;y=2nH2OnD=0,4.20,1=8

nO2=14,432=0,45(mol)

Bảo toàn nguyên tố O:

nOtrongD+2nO2=2nCO2+nH2O

nOtrongD=0,3.2+0,40,45.2=0,1(mol)

z=nOnD=0,10,1=1

Vậy D là C3H8O → MD = 12.3 + 8 + 16 = 60 (g/mol).

Câu 50: Đốt cháy toàn hoàn 0,1 mol chất hữu cơ D, sản phẩm chỉ gồm 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Viết công thức cấu tạo các chất thoả mãn tính chất trên của D.

Lời giải

nCO2=4,4822,4=0,2(mol);nH2O=5,418=0,3(mol)

Số C=nCO2nD=0,20,1=2

Số H=2nH2OnD=0,3.20,1=6

→ D là C2H6, C2H6O, C2H6O2.

Công thức cấu tạo:

CH3 – CH3

CH3 – CH2 – OH; CH3 – O – CH3

CH2OH – CH2OH.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Hóa học chọn lọc, hay khác:

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 14)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 15)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 16)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 17)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 18)

1 316 lượt xem