TOP 40 câu Trắc nghiệm Thứ tự thực hiện các phép tính (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 6.

1 795 04/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính – Cánh diều

I. Nhận biết

Câu 1: Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có phép tính nhân và chia), ta thực hiện:

A. cộng trước rồi đến trừ

B. nhân trước rồi đến chia

C. theo thứ tự từ trái sang phải

D. theo thứ tự từ phải sang trái

Đáp án: C

Giải thích:

Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có phép tính nhân và chia), ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

Câu 2: Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nào?

A. Cộng và trừ trước, rồi đến nhân và chia

B. Nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ

C. Theo thứ tự từ trái sang phải

D. Theo thứ tự từ phải sang trái

Đáp án: B

Giải thích:

Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.

Câu 3: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa

B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ

C. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính là:

Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

Câu 4: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây đúng với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] → ( ) → { }

B. ( ) → [ ] → { }

C. { } → [ ] → ( )

D. [ ] → { } → ( )

Đáp án: B

Giải thích:

Trong biểu thức có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính là ( ) → [ ] → { }

Câu 5: Kết quả của phép tính 3 . 2 + 4 + 5 – 7 + 10 là

A. 36

B. 26

C. 18

D. 8

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 3 . 2 + 4 + 5 – 7 + 10

= 6 + 4 + 5 – 7 + 10

= 10 + 5 – 7 + 10

= 15 – 7 + 10

= 8 + 10

= 18

Câu 6: Tính giá trị của biểu thức: 12 . 6 – 8 : 2

A. 68

B. 32

C. 86

D. 23

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 12 . 6 – 8 : 2

= 72 – 4 = 68

Câu 7: Kết quả của biểu thức 3 . 103 + 2 . 102 – 5 . 10 là:

A. 27 350

B. 0

C. 80

D. 3 150

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

3 . 103 + 2 . 102 – 5 . 10

= 3 . 1 000 + 2 . 100 – 50

= 3 000 + 200 – 50

= 3 200 – 50

= 3 150.

Câu 8: Kết quả của phép tính 24 – 50 : 25 + 13 . 7 là:

A. 100

B. 95

C. 105

D. 80

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 24 – 50 : 25 + 13 . 7

= 16 – 50 : 25 + 13 . 7

= 16 – 2 + 91

= 14 + 91 = 105

Câu 9: Tính giá trị biểu thức: [(22 – 2) : 2]2 + 2.
A. 10 000

B. 194 481

C. 102

D. 1 000

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: [(22 – 2) : 2]2 + 2

= [20 : 2]4

= 104

= 10 000.

Câu 10: Tính giá trị biểu thức: 2 . 3 . 4 . 5 : 6.

A. 10

B. 20

C. 30

D. 40

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 2 . 3 . 4 . 5 : 6

= 6 . 4 . 5 : 6

= 24 . 5 : 6

= 120 : 6

= 20.

II. Thông hiểu

Câu 1: Giá trị của biểu thức 2 . [(195 + 35 : 7) : 8 + 195] – 400 bằng

A. 140

B. 60

C. 80

D. 40

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: 2 . [(195 + 35 : 7) : 8 + 195] – 400

= 2 . [(195 + 5) : 8 + 195] – 400

= 2 . [200 : 8 + 195] – 400

= 2 . [25 + 195] – 400

= 2 . 220 – 400 = 40

Câu 2: Kết quả của phép tính 34 . 6 – [131 – (15 – 9)2] là:

A. 319

B. 931

C. 193

D. 391

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: 34 . 6 – [131 – (15 – 9)2]

= 34 . 6 – [131 – 62]

= 81 . 6 – [131 – 36]

= 81 . 6 – 95

= 486 – 95 = 391

Câu 3: Thực hiện phép tính (103 + 104 + 1252) : 53 ta được kết quả?

A. 132

B. 312

C. 213

D. 215

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: (103 + 104 + 1252) : 53

= (1 000 + 10 000 + 15 625) : 125

= 26 625 : 125 = 213

Câu 4: Tính giá trị của biểu thức A = a2 – 2ab + b2 khi a = 3, b = 1.

A. 4

B. 2

C. 22

D. 0

Đáp án: A

Giải thích:

Thay a = 3, b = 1 vào biểu thức A ta được:

A = 32 – 2 . 3 . 1 + 12

= 9 – 6 + 1

= 3 + 1 = 4.

Vậy A = 4 khi a = 3, b = 1.

Câu 5. Kết quả của biểu thức: 26 + 2 . {12 + 2 . [3 . (5 – 2) + 1] + 1} + 1 là

A. 99

B. 133

C. 131

D. 313

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

26 + 2 . {12 + 2 . [3 . (5 – 2) + 1] + 1} + 1

= 64 + 2 . {12 + 2 . [3 . 3 + 1] + 1} + 1

= 64 + 2 . {12 + 2 . [9 + 1] + 1} + 1

= 64 + 2 . {12 + 2 . 10 + 1} + 1

= 64 + 2 . {12 + 20 + 1} + 1

= 64 + 2 . 33 + 1

= 64 + 66 + 1

= 130 + 1 = 131.

III. Vận dụng

Câu 1: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 24 . x – 32 . x = 145 – 255 : 51.

A. x = 20

B. x = 30

C. x = 40

D. x = 80

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 24 . x – 32 . x = 145 – 255 : 51

16x – 9x = 145 – 5

(16 – 9) . x = 140

7x = 140

x = 140 : 7

x = 20

Vậy x = 20.

Câu 2: Số tự nhiên x thỏa mãn 5(x + 15) = 53.

A. x = 9

B. x = 10

C. x = 11

D. x = 12

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 5(x + 15) = 53

(x + 15) = 53 : 5

x + 15 = 52

x + 15 = 25

x = 25 – 15

x = 10

Vậy x = 10.

Câu 3: Tìm giá trị của x thỏa mãn 165 – (35 : x + 3) . 19 = 13.

A. x = 7

B. x = 8

C. x = 9

D. x = 10

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 165 – (35 : x + 3) . 19 = 13

(35 : x + 3) . 19 = 165 – 13

(35 : x + 3) . 19 = 152

(35 : x + 3) = 152 : 19

35 : x + 3 = 8

35 : x = 8 – 3

35 : x = 5

x = 35 : 5

x = 7

Vậy x = 7.

Câu 4: Câu nào dưới đây là đúng khi nào về kết quả của biểu thức:

B = 18 . {420 : 6 + [150 – (68 . 2 – 23 . 5)]}.

A. Kết quả có chữ số tận cùng là 3

B. Kết quả là số lớn hơn 2 000

C. Kết quả là số lớn hơn 3 000

D. Kết quả là số lẻ

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: B = 18 . {420 : 6 + [150 – (68 . 2 – 23 . 5)]}

= 18 . {420 : 6 + [150 – (68 . 2 – 8 . 5)]}

= 18 . {420 : 6 + [150 – (136 – 40)]}

= 18 . {420 : 6 + [150 – 96]}

= 18 . {420 : 6 + 54}

= 18 . {70 + 54}

= 18 . 124 = 2 232

Câu 5: Bạn Hằng vào nhà sách mua đồ dùng học tập các loại như sau: 20 quyển vở; 2 hộp bút, mỗi hộp 20 chiếc; 2 hộp màu sáp và một bộ thước kẻ. Tổng số tiền Hằng phải thanh toán là 275 000 đồng. Hằng chỉ nhớ giá tiền của một quyển vở là 5 000 đồng, giá của một chiếc bút là 3 000 đồng và bộ thước kẻ giá 15 000 đồng. Hãy tính giúp Hằng xem giá một hộp màu sáp là bao nhiêu tiền.

A. 15 000 đồng

B. 20 000 đồng

C. 25 000 đồng

D. 30 000 đồng

Đáp án: B

Giải thích:

Cách 1:

Mỗi quyển vở có giá là 5 000 đồng, nên 20 quyển vở có giá là:

20 . 5 000 = 100 000 (đồng)

Mỗi hộp bút có 20 chiếc, nên 2 hộp bút có số chiếc là:

2 . 20 = 40 (chiếc)

Mỗi chiếc bút có giá 3 000 đồng, nên 2 hộp bút (hay 40 chiếc bút) có giá là:

40 . 3 000 = 120 000 (đồng)

Tổng số tiền Hằng phải trả để mua 20 quyển vở, 2 hộp bút và bộ thước kẻ là:

100 000 + 120 000 + 15 000 = 235 000 (đồng)

Số tiền Hằng phải trả để mua 2 hộp màu sáp là:

275 000 – 235 000 = 40 000 (đồng)

Giá một hộp màu sáp là:

40 000 : 2 = 20 000 (đồng)

Vậy Hằng mua một hộp màu sáp với giá là 20 000 đồng.

Cách 2: Làm gộp

Tổng số tiền Hằng phải trả để mua 20 quyển vở, 2 hộp bút và bộ thước kẻ là kết quả của biểu thức: 20 . 5 000 + 2 . 20 . 3 000 + 15 000 (đồng)

Tính giá trị biểu thức trên:

20 . 5 000 + 2 . 20 . 3 000 + 15 000

= 100 000 + 40 . 3 000 + 15 000

= 100 000 + 120 000 + 15 000

= 235 000

Giá tiền một hộp sáp màu là:

(275 000 – 235 000) : 2

= 40 000 : 2

= 20 000 (đồng)

Vậy Hằng mua một hộp màu sáp với giá là 20 000 đồng.

Câu 6: Gía trị của biểu thức : 1054-(32.2+4 ) là :

A. 968

B. 896

C. 869

D. 986

Đáp án: D

Câu 7: Số dân của một huyện năm 2019 là 3405 người. Năm 2020 số dân của huyện đó tăng thêm 1250 người. Đến năm 2021 số dân tiếp tục tăng 980 người so với năm 2020. Hỏi năm 2021, số dân của huyện đó là bao nhiêu ?

A. 4655

B. 5635

C. 4385

D. 4650

Đáp án: B

Câu 8: Tính giá trị biểu thức A=1500−{52⋅23−11⋅[72−5.23+8.(112−121)]}

A. 1025

B. 1339

C. 210

D. 1399

Đáp án: D

Câu 9: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây đúng với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] → ( ) → {}

B. [ ] → {} → ( )

C. {} → [ ] → ( )

D. ( ) → [ ] → {}

Đáp án: D

Câu 10: Tìm giá trị của x trong dãy tính sau: (x+2)+(x+12)+(x+42)+(x+47)=655

A. x=162

B. x=111

C. x=124

D. x=138

Đáp án: D

Câu 11: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ

C. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Câu 12: Giá trị của (x) bằng bao nhiêu thì thỏa mãn 240 - [ 23 + (13 + 24.3 - x)] = 132

A. 3

B. 1

C. 2

D. 0

Đáp án: D

Câu 13: Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nào?

A. Cộng và trừ trước, rồi đến nhân và chia

B. Theo thứ tự từ phải sang trái

C. Theo thứ tự từ trái sang phải

D. Nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ

Đáp án: D

Câu 14: Tìm x biết : 134 + 206= x +211

A. 120

B. 124

C. 129

D. 130

Đáp án: C

Câu 15: Giá trị của biểu thức C = 12 : [450 : (125 + 25 . 4)] là:

A. 18

B. 6

C. 14

D. 32

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Trắc nghiệm Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Trắc nghiệm Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Trắc nghiệm Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

1 795 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: