TOP 16 câu Trắc nghiệm Đoạn thẳng (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

Bộ 16 bài tập trắc nghiệm Đoạn thẳng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 3.

1 389 04/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Đoạn thẳng - Cánh diều

Câu 1. Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đâyA. MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL

B. MN; QL; MQ; NQ; ML; LP; MP

C. MN; MQ; NQ; ML; QL; MP; NP

D. MN; MQ; ML; MP; NP

Đáp án: A

Giải thích:

Các đoạn thẳng có trên hình vẽ là:

MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL

Câu 2. Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK ( G không trùng với H và K). Hỏi trong ba điểm G, H, K, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

A. Điểm G

B. Điểm H

C. Điểm K

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK nên G nằm giữa hai điểm H và K.

Câu 3. Cho 10 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng, cứ qua hai điểm ta vẽ một đoạn thẳng. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?

A. 10

B. 90

C. 40

D. 45

Đáp án: D

Giải thích:

Số đoạn thẳng cần tìm là

10(10-1)2=45 đoạn thẳng

Câu 4. Cho n điểm phân biệt n2, nN trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng nối hai trong n điểm đó. Có tất cả 28 đoạn thẳng. Hãy tìm n.

A. n = 9.

B. n = 7.

C. n = 8.

D. n = 6.

Đáp án: C

Giải thích:

Số đoạn thẳng tạo thành từ nn điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng là

n(n-1)2 (n2, nN)

Theo đề bài có 28 đoạn thẳng được tạo thành nên ta có

n(n-1)2=28n(n-1)=56=8.7

Nhận thấy (n−1) và n là hai số tự nhiên liên tiếp, suy ra n = 8.

Câu 5. Đường thẳng xx′ cắt bao nhiêu đoạn thẳng trên hình vẽ sauA. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Giải thích: Đường thẳng xx′ cắt năm đoạn thẳng OA; OB; AB; MA; MB

Câu 6. Cho các đoạn thẳng AB = 4cm; MN = 5cm; EF = 3cm; PQ = 4cm; IK = 5cm. Chọn đáp án sai.

A. AB < MN

B. EF < IK

C.AB = PQ

D. AB = EF

Đáp án: D

Giải thích:

+ Đáp án A: AB < MN là đúng vì AB = 4cm < 5cm = MN

+ Đáp án B: EF < IK là đúng vì EF = 3cm < 5cm = IK

+ Đáp án C: AB = PQ là đúng vì hai đoạn cùng có độ dài 4cm

+ Đáp án D: AB = EF là sai vì AB = 4cm > 3cm = EF

Câu 7. Hãy chọn hình vẽ đúng theo diễn đạt sau:
Vẽ đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.

A.

B.

C.

D.

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD nghĩa là đoạn thẳng AB không có điểm chung với đoạn thẳng CD và đường thẳng ABcó duy nhất một điểm chung với đoạn thẳng CD.

Hình vẽ thể hiện đúng diễn đạt trên là

Câu 8. Cho E là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết rằng IE = 4cm, EK = 10cm..Tính độ dài đoạn thẳng IK.

A. 4cm

B. 7cm

C. 6cm

D. 14cm

Đáp án: D

Giải thích:

Vì E là điểm nằm giữa hai điểm I và K nên ta có IE + EK = IK

Hay 4 + 10 = IK suy ra IK = 14cm.

Câu 9. Cho đoạn thẳng IK = 8cm. Điểm PP nằm giữa hai điểm I và K sao cho

IP – PK = 4cm. Tính độ dài các đoạn thẳng PI và PK.

A. IP = 2cm; PK = 6cm.

B. IP = 3cm; PK = 5cm.

C. IP = 6cm; PK = 2cm.

D. IP = 5cm; PK = 1cm.

Đáp án: C

Giải thích:Vì điểm P nằm giữa hai điểm I và K nên ta có

PI + PK = IK PI + IK = 8cm (1)

Theo đề bài IP – PK = 4cm(2)

Từ (1) và (2) suy ra

IP8+42=6cm; PK=8-42=2cm

Vậy IP = 6cm; PK = 2cm.

Câu 10. Cho đoạn thẳng AB = 4,5cm và điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Biết AC=23CB. Tính độ dài đoạn thẳng AC và BC.

A. BC = 2,7cm; AC = 1,8cm.

B. BC = 1,8cm; AC = 2,7cm.

C. BC = 1,8cm; AC = 1,8cm.

D. BC = 2cm; AC = 3cm.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B nên ta có AC + CB = AB (1)

Thay AC= 23CB (theo đề bài) vào (1) ta được

23CB+CB=AB

CB(23+1)=4,5

CB53=92BC= 92:53=2710=2,7cm

Từ đó: AC=23CB=23.2,7=1,8cm

Vậy BC = 2,7cm; AC = 1,8cm.

Câu 11. M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi:

A. MA = MB

B. AM=12AB

C. MA + MB = AB

D. MA + MB = AB và MA = MB

Đáp án: D

Giải thích:

Trả lời:

M là trung điểm của đoạn thẳng AB

AM+MB=ABMA=MB

Câu 12. Nếu ta có P là trung điểm của MN thì

A. MP=NP=MN2

B. MP + NP = 2MN

C. MP=NP=MN4

D. MP = NP = MN

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có P là trung điểm của MN thì

MP=NP=MN2

Câu 13. Cho đoạn thẳng AB dài 12cm, M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng MA bằng

A. 3cm

B. 15cm

C. 6cm

D. 20cm

Đáp án: C

Giải thích:Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB

AM=12AB=12.12=6cm

Vậy AM = 6cm.

Câu 14. Cho I là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết NI = 8cm. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng MN bằng

A. 4cm

B. 16cm

C. 21cm

D. 24cm

Đáp án: B

Giải thích:

Trả lời:

Vì II là trung điểm của đoạn thẳng MN nên

IM=IN=12MN hay MN=2.IN=2.8=16cm

Câu 15. Cho đoạn thẳng AB.Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AM. Giả sử AN = 1,5cm. Đoạn thẳng AB có độ dài là?

A. 1,5cm

B. 3cm

C. 4,5cm

D. 6cm

Đáp án: D

Giải thích:Vì N là trung điểm đoạn AM nên AN=12AM nên hay AM = 2AN = 2.1,5 = 3cm

Lại có điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB nên ta có AM=12AB hay AB = 2AM = 2.3 = 6cm

Vậy AB = 6cm.3

Câu 16. Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AI. Đoạn thẳng IK có độ dài là?

A. 8cm

B. 4cm

C. 2cm

D. 6cm

Đáp án: C

Giải thích:Vì điểm I là trung điểm đoạn thẳng AB nên

AI=12AB=12.8=4cm

Vì điểm K là trung điểm đoạn thẳng AI nên

AC=12AI=12.4=2cm

Vậy AI = 2cm.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Điểm. Đường thẳng

Trắc nghiệm Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

Trắc nghiệm Bài 4: Tia

Trắc nghiệm Bài 5: Góc

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6

1 389 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: