TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 4.

1 781 04/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên – Cánh diều

I. Nhận biết

Câu 1: Cho phép tính 12 × 5 = 60. Chọn câu sai.

A. 12 là thừa số

B. 5 là thừa số

C. 60 là tích

D. 60 là thương

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phép tính 12 × 5 = 60, có 12 và 5 là các thừa số và 60 là tích.

Vậy đáp án A, B, C đúng và D sai.

Câu 2: Kết quả của phép tính 121 × 289 là:

A. 34 969

B. 34 699

C. 43 969

D. 32 969

Đáp án: A

Giải thích:

Ta đặt tính để tính tích như sau:

Trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Vậy 121 × 289 = 34 969.

Câu 3: Kết quả của phép tính 25 . 12 . 4 là:

A. 1 000

B. 1 200

C. 120

D. 12 000

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 25 . 12 . 4 = 25 . 4 . 12 = (25 . 4) . 12 = 100 . 12 = 1 200

Câu 4: Phép chia a : b thực hiện được khi:

A. b là số tự nhiên bất kì

B. b = 0

C. b ≠ 0

D. b ≠ 1

Đáp án: C

Giải thích:

Phép chia a : b thực hiện được khi số chia b phải khác 0, tức là b ≠ 0.

Câu 5: Cho phép tính: 10 789 : 123. Chọn kết luận đúng.

A. Số 10 789 được gọi là số bị chia

B. Số 123 được gọi là số bị chia

C. Số 10 789 được gọi là số chia

D. Số 123 được gọi là thương

Đáp án: A

Giải thích:

Phép tính 10 789 : 123 có 10 789 là số bị chia và 123 là số chia.

Câu 6: Thương của phép chia số 785 cho số 5 là:

A. 157

B. 175

C. 177

D. 155

Đáp án: A

Giải thích:

Ta thực hiện phép chia 785 : 5 bằng cách đặt tính chia như sau:

Trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Vậy 785 : 5 = 157.

Câu 7: Số thích hợp điền vào dấu ? trong phép tính: a : 1 = ? là:

A. 1

B. 2

C. a

D. 0

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: a : 1 = a (Một số tự nhiên bất kì chia cho 1 thì bằng chính nó).

Câu 8: Kết quả của phép tính 0 : a (với a ≠ 0) là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. a

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 0 : a = 0 (với a ≠ 0)

Số 0 chia cho bất kì số tự nhiên nào khác 0 cũng bằng 0.

Câu 9: Cho r là số dư trong phép chia a cho b (với b ≠ 0). Khi đó:

A. r = b

B. r > b

C. r > 0

D. 0r<b

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phép chia, số dư luôn lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn số chia.

Do đó: r là số dư của phép chia a cho b (với b ≠ 0) thì 0r<b

Câu 10: Thực hiện phép chia 1 245 cho 67 được số dư là:

A. 67

B. 39

C. 93

D. 29

Đáp án: B

Giải thích:

Ta đặt tính chia như sau:

Trắc nghiệm Phép nhân, phép chia các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Vậy 1 245 : 67 = 18 (dư 39).

II. Thông hiểu

Câu 1: Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 5) . 1 000 = 0.

A. x = 5

B. x = 1 000

C. x = 7

D. x = 5 000

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: (x – 5) . 1 000 = 0

x – 5 = 0 : 1000

x – 5 = 0

x = 0 + 5

x = 5

Vậy x = 5.

Câu 2: Kết quả của phép tính 159 . 57 – 59 . 57 là:

A. 57

B. 157

C. 570

D. 5 700

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: 159 . 57 – 59 . 57

= (159 – 59) . 57 (tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ)

= 100 . 57

= 5 700

Câu 3: Số tự nhiên x nào dưới đây thỏa mãn: 2 021 . (x – 2 021) = 2 021.

A. 2 020

B. 2 021

C. 2 022

D. 2 023

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 2 021 . (x – 2 021) = 2 021

x – 2 021 = 2 021 : 2 021

x – 2 021 = 1

x = 1 + 2 021

x = 2 022

Vậy x = 2 022.

Câu 4: Kết quả của phép tính 12 . 100 + 100 . 36 – 100 . 19 là:

A. 29 000

B. 3 800

C. 290

D. 2 900

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

12 . 100 + 100 . 36 – 100 . 19

= 100 . 12 + 100 . 36 – 100 . 19

= 100 . (12 + 36 – 19)

= 100 . 29 = 2 900

Câu 5: Thực hiện phép tính (56 . 35 + 56 . 18) : 53 ta được kết quả là:

A. 12

B. 28

C. 53

D. 56

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: (56 . 35 + 56 . 18) : 53

= [56 . (35 + 18)] : 53

= 56 . 53 : 53

= 56 . (53 : 53)

= 56 . 1

= 56

III. Vận dụng

Câu 1: Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1 987 657 . 1 987 655 và B = 1 987 656 . 1 987 656.

A. A > B

B. A < B

C. A ≤ B

D. A = B

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

A = 1 987 657 . 1 987 655

= (1 987 656 + 1) . 1 987 655

= 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 655

B = 1 987 656 . 1 987 656

= 1 987 656 . (1 987 655 + 1)

= 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 656

Vì 1 987 655 < 1 987 656

Nên 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 655 < 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 656

Khi đó A < B.

Câu 2. Kết quả của phép tính 879 . 2a + 879 . 5a + 879 . 3a là

A. 8 790

B. 87 900a

C. 8 790a

D. 8 79a

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

879 . 2a + 879 . 5a + 879 . 3a

= 879 . (2a + 3a + 5a)

= 879 . (2 + 3 + 5)a

= 879 . 10a

= 8 790a

Câu 3: Một quyển vở kẻ ngang 200 trang có giá 18 000 đồng. Với 400 000 đồng, bạn có thể mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở loại này?

A. 23 quyển vở

B. 22 quyển vở

C. 21 quyển vở

D. 20 quyển vở

Đáp án: B

Giải thích:

Một quyển vở kẻ ngang 200 trang có giá 18 000 đồng, để biết với 400 000 đồng mua được bao nhiêu quyển vở như trên, ta cần thực hiện phép chia 400 000 cho 18 000, ta có:

400 000 : 18 000 = 22 (dư 4 000)

Dư 4 000 đồng không thể mua thêm một quyển vở được.

Vậy với 400 000 đồng, bạn có thể mua được nhiều nhất 22 quyển vở.

Câu 4: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 15 cm, diện tích bằng a cm2. Tính chiều rộng của hình chữ nhật này (là một số tự nhiên) nếu biết a là một số tự nhiên từ 126 đến 137.

A. 8 cm

B. 9 cm

C. 10 cm

D. 11 cm

Đáp án: B

Giải thích:

Giả sử chiều rộng của hình chữ nhật là b (với b *, b < 15).

Khi đó diện tích hình chữ nhật là S = 15b (cm2)

Mà đề bài cho diện tích hình chữ nhật bằng a cm2 và a là một số tự nhiên từ 126 đến 137 nên ta có: 126a137

Hay 12615b137

Suy ra 126  :  15b137  :  15

Lại có: 126 : 15 = 8 (dư 6); 137 : 15 = 9 (dư 2)

Do đó b = 9 (t/m).

Vậy chiều rộng hình chữ nhật là 9 cm.

Câu 5: Tính nhanh 125 . 1 975 . 4 . 8 . 25?

A. 1 975 000 000

B. 1 975 000

C. 19 750 000

D. 197 500 000

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

125 . 1 975 . 4 . 8 . 25

= 1 975 . (125 . 8) . (25 . 4)

= 1 975 . 1 000 . 100

= 1 975 000 . 100

= 197 500 000.

Câu 6: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 15 cm, diện tích bằng a cm2. Tính chiều rộng của hình chữ nhật này (là một số tự nhiên) nếu biết a là một số tự nhiên từ 126 đến 137.

A. 8 cm

B. 9 cm

C. 10 cm

D. 11 cm

Đáp án: B

Câu 7: Thực hiện phép tính (56 . 35 + 56 . 18) : 53 ta được kết quả là:

A. 42

B. 28

C. 43

D. 56

Đáp án: D

Câu 8: Sử dụng giấy dán tường cho các mảng tường là xu thế đang được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều loại giấy dán tường đẹp, mẫu mã sinh động, đa dạng và nhiều màu sắc. Sau đây là bảng báo giá giấy dán tường của một cửa hàng:

Giấy dán tường

Đơn giá theo cuộn

(đồng/cuộn)

Đơn giá theo mét vuông

(đồng/m2)

Nhóm giấy giá rẻ

920 000

90 000

Nhóm giấy giá trung bình

1 100 000

100 000

Nhóm giấy cao cấp

1 250 000

120 000

Nếu bác Lan mua 2 cuộn giấy dán tường giá rẻ và 25 m2 giấy dán tường giá trung bình thì theo bảng giá trên bác phải trả bao nhiêu tiền?

A. 920

B. 2 500 000

C. 4 340 000

D. 1 115 000

Đáp án: C

Câu 9: Thương của phép chia số 635 cho số 5 là:

A. 127

B. 172

C. 122

D. 177

Đáp án: A

Câu 10: Phép chia a : b thực hiện được khi:

A. b là số tự nhiên bất kì

B. b = 0

C. b ≠ 0

D. b ≠ 1

Đáp án: C

Câu 11: So sánh tích 2020.2020 và 2019.2021 mà không tính cụ thể giá trị của chúng.

A. >

B. <

C. =

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 12: Kết quả của phép tính 121 × 289 là:

A. 34 969

B. 34 699

C. 43 969

D. 32 969

Đáp án: A

Câu 13: Cho phép tính 12 × 5 = 60. Chọn câu sai.

A. 12 là thừa số

B. 5 là thừa số

C. 60 là tích

D. 60 là thương

Đáp án: D

Câu 14: Tìm x biết: 24.(x-15) = 24

A. x = 15

B. x =16

C. x =17

D. x =18

Đáp án: B

Câu 15: Kết quả của phép tính 234 . 4a + 234.5a + 234.a là

A. 2340

B. 23400a

C. 2340a

D. 234a

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Trắc nghiệm Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Trắc nghiệm Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Trắc nghiệm Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

1 781 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: