TOP 9 câu Trắc nghiệm Góc (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

Bộ 9 bài tập trắc nghiệm Góc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 5.

1 233 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5: Góc - Cánh diều

Câu 1. Chọn câu sai.

A. Góc là hình gồm hai tia chung gốc

B. Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt

C. Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau

D. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau

Đáp án: B

Giải thích: Ta có:

+ Góc là hình gồm hai tia chung gốc nên A đúng

+ Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau nên B sai vì hai tia chung gốc chưa chắc đã đối nhau

+ Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau nên C đúng

+ Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau nên D đúng

Câu 2. Chọn câu sai.

A. Góc vuông là góc có số đo bằng 900

B. Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc nhọn

C. Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800

D. Góc có số đo nhỏ hơn 1800 là góc tù

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có góc vuông là góc có số đo bằng 900; Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc nhọn và góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800 nên A, B, C đều đúng.

Góc có số đo nhỏ hơn 1800 là góc tù là sai vì góc nhọn, góc vuông đều có số đo nhỏ hơn 1800

Câu 3. Chọn phát biểu đúng.

A. Góc có số đo 1200 là góc vuông

B. Góc có số đo 800 là góc tù

C. Góc có số đo 1000 là góc nhọn

D. Góc có số đo 1500 là góc tù

Đáp án: D

Giải thích:

+ Vì 900 < 1200 <1800 nên góc có số đo 1200 là góc tù, do đó A sai

+ Vì 00 < 800 < 900 nên góc có số đo 800 là góc nhọn, do đó B sai

+ Vì 900 < 1000 < 1800 nên góc có số đo 1000 là góc tù, do đó C sai

+ Vì 900 < 1500 <1800 nên góc có số đo 1500 là góc tù, do đó D đúng

Câu 4. Cho 9 tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là

A. 16

B. 72

C. 36

D. 42

Đáp án: C

Giải thích: Số góc tạo thành là 9(9-1)2=36 góc

Câu 5. Góc trên hình có số đo bao nhiêu độ

A. 500

B. 400

C. 600

D. 1300

Đáp án: A

Giải thích: Góc trên hình có số đo 500

Câu 6. Giả sử có n(n ≥ 2) đường thẳng đồng qui tại O thì số góc tạo thành là

A. 2n(n−1)

B. n(n-1)2

C. 2n(2n − 1)

D. n(2n − 1)

Đáp án: D

Giải thích:

Vì có n(n ≥ 2) đường thẳng đồng qui tại O nên số các tia chung gốc tạo thành là 2n tia.

Số góc tạo thành là 2n(2n-1)2 = n(2n-1)


Câu 7. Cho góc xOy khác góc bẹt, tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox; Oz. Lấy điểm AOx; BOy, đường thẳng AB cắt tia Oz; Ot theo thứ tự tại M; N. Chọn câu sai.

A. Điểm N nằm trong góc xOz.

B. Điểm M nằm trong góc yOt.

C. Điểm A nằm trong góc tOz.

D. Cả A, B đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Tia Ot nằm giữa hai tia Ox; Oz mà điểm NN thuộc tia Ot nên điểm N nằm trong góc xOz. Do đó A đúng.

Tia Ot nằm giữa hai tia Ox; Oz nên điểm N và điểm A nằm cùng phía đối với điểm M.

Tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy nên điểm A; B nằm khác phía đối với điểm M.

Suy ra điểm N và điểm B nằm khác phía đối với điểm M, do đó điểm M nằm trong góc yOt. Do đó B đúng, D đúng.

Vì AOx và tia Ot nằm giữa hai tia Ox; Oz nên điểm A không nằm trong góc tOz. Do đó C sai.

Câu 8. Cho trước 4 tia chung gốc O. Vẽ thêm 3 tia gốc O không trùng với các tia cho trước. Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh O?

A. 3

B. 6

C. 15

D. 18

Đáp án: C

Giải thích:

Số góc tạo thành khi có 4 tia chung gốc là

4(2-1)2=6 góc

Số góc tạo thành khi có thêm ba tia chung gốc O nữa là

7(7-1)2=21 góc

Số góc tăng thêm là 21 – 6 = 15 góc

Câu 9. Cho n(n ≥ 2) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có 28 góc tạo thành thì nn bằng bao nhiêu?

A. 8

B. 7

C. 6

D. 9

Đáp án: A

Giải thích:

Từ đề bài ta có

n(n-1)2=28 nên n(n − 1) = 56 mà 56 = 8.7, lại có (n−1) và n là hai số tự nhiên liên tiếp nên n = 8.

Vậy n = 8.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Tia

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6

Trắc nghiệm Bài 1: Tập hợp

Trắc nghiệm Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

1 233 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: