TOP 40 câu Trắc nghiệm Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 8.

1 525 04/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 – Cánh diều

I. Nhận biết

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Số chia hết cho 2 là các số

A. có chữ số tận cùng là 2

B. có chữ số tận cùng là 0 và 5

C. có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8

D. có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

Đáp án: C

Giải thích:

Theo dấu hiệu chia hết cho 2, các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

Câu 2: Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:

A. Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 5

B. Số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5

C. Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5

D. Số có chữ số tận cùng là 2 thì chia hết cho 5

Đáp án: D

Giải thích:

Theo dấu hiệu chia hết cho 5, các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

Vậy đáp án A, B, C đúng và D sai.

Câu 3: Cho các số: 2 022, 5 025, 7 027, 8 679. Số nào chia hết cho 2?

A. 2 022

B. 5 025

C. 7 027

D. 8 679

Đáp án: A

Giải thích:

Theo dấu hiệu chia hết cho 2, các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

Vậy trong các số đã cho chỉ có số 2 022 là chia hết cho 2 vì nó có chữ số tận cùng là 2.

Câu 4: Cho các số: 10 250, 768, 35 765, 426. Trong các số đã cho, có bao nhiêu số chia hết cho 5?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Theo dấu hiệu chia hết cho 5, các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

Trong các số đã cho, ta thấy số 10 250 có chữ số tận cùng là 0, số 35 765 có chữ số tận cùng là 5 nên các số 10 250, 35 765 chia hết cho 5.

Vậy có 2 số chia hết cho 5 trong các số đã cho.

Câu 5: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5:

A. 2 141

B. 1 345

C. 4 620

D. 2 34

Đáp án: D

Giải thích:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 để làm bài.

Trong các đáp án, những số chia hết cho 2 là 4 620 và 234.

Vì số đó không chia hết cho 5 nên số cần tìm là 234.

II. Thông hiểu

Câu 1: Tổng chia hết cho 5 là

A. A = 10 + 25 + 34 + 2000

B. A = 5 + 10 + 70 + 1995

C. A = 25 + 15 + 33 + 45

D. A = 12 + 25 + 2000 + 1997

Đáp án: B

Giải thích:

Nhận thấy các số 5, 10, 70, 1 995 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 nên các số này chia hết cho 5, nên theo tính chất chia hết của một tổng ta có:

(5 + 10 + 70 + 1995) ⁝ 5

Vậy A = 5 + 10 + 70 + 1995 chia hết cho 5.

Câu 2: Hãy chọn câu sai.

A. Số chia hết cho 2 và 5 có chữ số tận cùng là chữ số 0

B. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2

C. Số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là số lẻ

D. Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2.

Đáp án: C

Giải thích:

Số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là số chẵn nên số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là số lẻ là sai.

Câu 3: Tổng (hiệu) nào dưới đây chia hết cho 5?

A. 136 + 420

B. 621 – 450

C. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 42

D. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 – 35

Đáp án: D

Giải thích:

Vì 5 chia hết cho 5 nên theo tính chất chia hết của một tích ta có

1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 chia hết cho 5

Lại có 35 có chữ số tận cùng là 5 nên 35 chia hết cho 5

Do đó theo tính chất chia hết của một hiệu ta có

1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 – 35 chia hết cho 5.

Câu 4: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2

B. Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4

C. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5

D. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0

Đáp án: A

Giải thích:

Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là chữ số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8. Do đó, đáp án B sai.

Số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 nên đáp án C và D sai

Số có chữ số tận cùng bằng 4 là số chẵn nên chia hết cho 2. Vậy đáp án A đúng

Câu 5: Tổng (hiệu) chia hết cho cả 2 và 5 là:

A. 138 + 210

B. 325 – 45

C. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 – 20

D. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 42

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

+) 2 chia hết cho nên theo tính chất chia hết của một tích ta có 1 . 2 . 3 . 4 . 5 chia hết cho 2

20 có chữ số tận cùng là 0 nên 20 chia hết cho 2

Theo tính chất chia hết của một hiệu ta có 1 . 2 . 3 . 4 . 5 – 20 chia hết cho 2 (1).

+) 5 chia hết cho nên theo tính chất chia hết của một tích ta có 1 . 2 . 3 . 4 . 5 chia hết cho 5

20 có chữ số tận cùng là 0 nên 20 chia hết cho 5

Theo tính chất chia hết của một hiệu ta có 1 . 2 . 3 . 4 . 5 – 20 chia hết cho 5 (2).

Từ (1) và (2) suy ra, 1 . 2 . 3 . 4 . 5 – 20 chia hết cho cả 2 và 5.

III. Vận dụng

Câu 1: Dùng ba chữ số 4; 0; 5 ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 5. Số các chữ số có thể tạo thành là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

Những số có chữ số tận cùng là 0 được lập từ ba chữ số 4; 0; 5 là: 450; 540

Những số có chữ số tận cùng là 5 được lập từ ba chữ số 4; 0; 5 là: 405

Vậy có 3 số tự nhiên thỏa mãn đề bài.

Câu 2: Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3.

A. 22

B. 44

C. 66

D. 88

Đáp án: D

Giải thích:

Số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8

Số chia cho 5 dư 3 có chữ số tận cùng là 3 hoặc 8

Vậy số chia hết cho 2 và chia cho 5 dư 3 có chữ số tận cùng là 8

Mà số cần tìm có hai chữ số, các chữ số giống nhau nên số đó là 88.

Câu 3: Từ ba trong bốn số 5, 6, 3, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5.

A. 560

B. 360

C. 630

D. 650

Đáp án: D

Giải thích:

Số chia hết cho 2 và 5 có chữ số tận cùng là 0 nên chữ số hàng đơn vị là 0

Từ đó ta lập được các số có ba chữ số khác nhau từ các số đã cho thỏa mãn chia hết cho cả 2 và 5 (có chữ số tận cùng là 0) là

560; 530; 650; 630; 350; 360

Trong đó số lớn nhất là: 650

Câu 4: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số 314*¯ chia hết cho cả 2 và 5.

A. 0

B. 2

C. 5

D. 9

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có * là chữ số hàng đơn vị của số 314*¯ nên * là số tự nhiên nhận giá trị từ 0 đến 9.

Lại có 314*¯ chia hết cho cả 2 và 5 nên chữ số tận cùng của 314*¯ phải là 0

Vậy * = 0.

Câu 5: Ở tiết mục nhảy theo cặp của đội cổ vũ, số người của đội được xếp vừa hết. Khi biểu diễn theo nhóm, mỗi nhóm gồm 5 người, đội cổ vũ còn thừa ra 1 người. Đội cổ vũ đó có bao nhiêu người, biết rằng số người của đội khoảng từ 25 đến 30 người.

A. 26

B. 27

C. 28

D. 29

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số người của đội cổ vũ là x (người, 25x30,x).

Vì ở tiết mục nhảy theo cặp (hai người ghép thành 1 cặp), số người của đội được xếp vừa hết nên x chia hết cho 2.

Trong các số từ 25 đến 30, theo dấu hiệu chia hết cho 2, ta thấy chỉ có các số 26, 28, 30 là thỏa mãn.

Lại có khi biểu diễn theo nhóm, mỗi nhóm 5 người, đội cổ vũ còn thừa ra 1 người, nghĩa là x chia cho 5 dư 1.

Mà 26 : 5 = 5 (dư 1), 28 : 5 = 5 (dư 3), 30 : 5 = 6

Do đó x = 26 (t/m).

Vậy đội cổ vũ có 26 người.

Câu 6: Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là :

A. 8

B. 10

C. 15

D. 25

Đáp án: A

Câu 7: Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là :

A. Những số tận cùng là 5

B. Những số tận cùng là 0

C. Những số tận cùng là 2

D. A và B đều đúng

Đáp án: A

Câu 8: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số 314*chia hết cho cả 2 và 5.

A. 5

B. 2

C. 0

D. 9

Đáp án: C

Câu 9: Tổng (hiệu) chia hết cho cả 2 và 5 là:

A. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 – 20

B. 325 – 45

C. 138 + 210

D. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 42

Đáp án: A

Câu 10: Dùng ba chữ số 4; 0; 5 ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 5. Số các chữ số có thể tạo thành là:

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Đáp án: D

Câu 11: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5

B. Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4

C. Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2

D. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0

Đáp án: C

Câu 12: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0

B. Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4

C. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5

D. Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2

Đáp án: D

Câu 13: Số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3:

A. 44

B. 22

C. 66

D. 88

Đáp án: D

Câu 14: Từ ba trong bốn số 5, 6, 3, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5.

A. 560

B. 650

C. 630

D. 360

Đáp án: B

Câu 15: Chọn khẳng định đúng nhất: Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2000

A. không chia hết cho 2 cả và 5.

B. chia hết cho cả 2 và 5.

C. không chia hết cho 2 nhưng chia hết cho 5.

D. không chia hết cho 5 nhưng chia hết cho 2.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Trắc nghiệm Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Trắc nghiệm Bài 12: Ước chung và ước chung lớn nhất

Trắc nghiệm Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất

1 525 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: