TOP 40 câu Trắc nghiệm Tập hợp các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 2.

1 587 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên – Cánh diều

I. Nhận biết

Câu 1: Đọc số sau: 21 515

A. Hai một năm một năm

B. Hai mươi một nghìn năm trăm mười năm

C. Hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm

D. Hai mốt nghìn năm trăm mười lăm

Đáp án: C

Giải thích:

Số 21 515 được đọc là “hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm”.

Câu 2: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là:

A. N

B.

C. +

D.*

Đáp án: D

Giải thích:

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là (lý thuyết sách giáo khoa).

Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất là?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây chỉ tập hợp số tự nhiên?

A. {1; 2; 3; 4; …}

B. {0; 1; 2; 3; 4; …}

C. {0; 1; 2; 3; 4; …}

D. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Đáp án: B

Giải thích:

Các số 0, 1, 2, 3, 4 … là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là , tức là = {0; 1; 2; 3; 4; …}.

Câu 5: Viết số sau: Hai tỉ hai trăm hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn năm trăm sáu mươi bảy.

A. 2 222 395 567

B. 2 202 395 567

C. 2 000 395 567

D. 2 222 296 567

Đáp án: A

Giải thích:

Số “hai tỉ hai trăm hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn năm trăm sáu mươi bảy” được viết là 2 222 395 567.

Câu 6: Các số La Mã XV, XXI được đọc lần lượt là:

A. mười lăm, hai mốt

B. mười năm, hai mốt

C. mười lăm, hai mươi mốt

D. mười bốn, mười chín

Đáp án: C

Giải thích:

Các số La Mã XV, XXI biểu diễn các số tự nhiên 15, 21 và được đọc lần lượt là: mười lăm, hai mươi mốt.

Câu 7: So sánh hai số 998 và 1 000 ta được:

A. 998 > 1 000

B. 998 < 1 000

C. 998 = 1 000

D. 998 1 000

Đáp án: B

Giải thích:

Vì số 998 là số có 3 chữ số và số 1 000 là số có 4 chữ số nên 998 < 1 000.

Câu 8: Điền tiếp hai số tự nhiên vào dãy số sau để được dãy ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

338; …; …

A. 337 và 336

B. 339 và 338

C. 339 và 340

D. 340 và 342

Đáp án: C

Giải thích:

Vì đây là dãy số tự nhiên liên tiếp tăng dần nên:

Số thứ hai là: 338 + 1 = 339

Số thứ ba là: 339 + 1 = 340

Vậy hai số cần điền là 339 và 340.

Câu 9: Điền tiếp hai số tự nhiên vào dãy số sau để được dãy ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:

1 256 ; …; …

A. 1 257 và 1 258

B. 1 258 và 1 260

C. 1 255 và 1 253

D. 1 255 và 1 254

Đáp án: D

Giải thích:

Vì đây là dãy số tự nhiên liên tiếp giảm dần nên:

Số thứ hai là: 1 256 – 1 = 1 255

Số thứ ba là: 1 255 – 1 = 1 254

Vậy hai số cần điền là 1 255 và 1 254.

Câu 10: Số tự nhiên lớn nhất là:

A. 1 000 000 000

B. 100 000 000 000

C. 999 999 999 999

D. Không có số tự nhiên lớn nhất

Đáp án: D

Giải thích:

Ta đã biết, trong dãy số tự nhiên, số nhỏ nhất là 0, và cứ thêm một đơn vị, ta sẽ được một số liền sau số trước đó, cứ tiếp tục như vậy, ta lập được dãy số tự nhiên kéo dài ra vô hạn và không có điểm dừng. Vậy không có số tự nhiên lớn nhất.

II. Thông hiểu

Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất

B. Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử

C. Không có số tự nhiên lớn nhất

D. Phần tử thuộc nhưng không thuộc * là 0.

Đáp án: A

Giải thích:

Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Vậy đáp án A sai.

Câu 2: Viết tập hợp M các số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện x10 bằng cách liệt kê các phần tử.

A. M = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

B. M = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

C. M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

D. M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: x10, nghĩa là x nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Các số tự nhiên x thỏa mãn x nhỏ hơn hoặc bằng 10 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Vậy ta viết tập hợp M:

M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.

Câu 3: Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: 34 087, 34 078, 43 089, 43 098.

A. 34 087, 34 078, 43 089, 43098

B. 34 078, 34 087, 43 089, 43 098

C. 34 078, 34 087, 43 098, 43 089

D. 34 087, 34 078, 43 098, 43 089

Đáp án: B

Giải thích:

Ta so sánh các số đã cho lần lượt theo từng cặp, ta thấy:

34 078 < 34 087 < 43 089 < 43 098

Vậy ta sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần là: 34 078, 34 087, 43 089, 43 098.

Câu 4: Cho hai số tự nhiên 99; 100. Hãy tìm số tự nhiên a để ba số đó lập thành ba số tự nhiên liên tiếp?

A. 98

B. 97

C. 101

D. Cả A và C

Đáp án: D

Giải thích:

Số liền trước số 99 là số 98 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 98; 99; 100.

Số liền sau số 100 là số 101 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 99; 100; 101.

Câu 5: Trong các chữ số của số 19 254:

A. Giá trị của chữ số 2 bằng nửa giá trị của chữ số 4

B. Giá trị của chữ số 2 bằng 5 lần giá trị của chữ số 4

C. Giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4

D. Giá trị của chữ số 2 bằng 500 lần giá trị của chữ số 4

Đáp án: C

Giải thích:

Trong số 19 254:

Chữ số 2 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 200

Chữ số 4 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 4

Ta thấy: 200 : 4 = 50

Vậy trong số 19 254, giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4.

III. Vận dụng

Câu 1: Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là:

A. 999 999

B. 900 000

C. 909 999

D. 987 654

Đáp án: D

Giải thích:

Để viết được số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau, ta cần viết

Chữ số đầu tiên bên trái của số đó là chữ số lớn nhất, là 9

Chữ số thứ hai tiếp theo là chữ số lớn nhất khác 9, là 8

Chữ số thứ ba là chữ số lớn nhất khác 9 và 8, là 7

Chữ số thứ tư là chữ số lớn nhất khác 9, 8 và 7, là 6

Chữ số thứ năm là chữ số lớn nhất khác 9, 8, 7 và 6, là 5

Chữ số thứ sáu là chữ số lớn nhất khác 9, 8, 7, 6, và 5, là 4

Vậy số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là 987 654.

Câu 2: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: 2  02120*1¯<2  041

A. 2

B. 3

C. 4

D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Vì * là chữ số hàng chục của số 20*1¯ nên * nhận là các số tự nhiên từ 0 đến 9.

Lại có: 2  02120*1¯<2  041

Mà số 2 021, 20*1¯, 2 041 đều có các chữ số hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị là giống nhau. Do đó * thỏa mãn: 2*<4

Hay * là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn 4, đó là 2 và 3.

Vậy đáp án A và B đều đúng

Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là:

A. 10 000

B. 10 001

C. 12 345

D. 10 234

Đáp án: D

Giải thích:

Để viết được số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau, ta cần viết

Chữ số đầu tiên bên trái của số đó là chữ số nhỏ nhất khác 0, là 1

Chữ số thứ hai tiếp theo là chữ số nhỏ nhất khác 1, là 0

Chữ số thứ ba là chữ số nhỏ nhất khác 0 và 1, là 2

Chữ số thứ tư là chữ số nhỏ nhất khác 0, 1 và 2, là 3

Chữ số thứ năm là chữ số nhỏ nhất khác 0, 1, 2 và 3, là 4

Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là 10 234.

Câu 4: Viết tập hợp N các số tự nhiên chẵn x thỏa mãn điều kiện sau: 317x322

A. N = {318; 320; 322}

B. N = {317; 318; 319; 320; 321; 322}

C. N = {318; 320}

D. N = {317; 318; 320}

Đáp án: A

Giải thích:

Số tự nhiên x thỏa mãn 317x322 nghĩa là x là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 317 và nhỏ hơn hoặc bằng 322, là các số: 317, 318, 319, 320, 321, 322.

Mà x lại là các số tự nhiên chẵn, nên các số x thỏa mãn yêu cầu là: 318, 320, 322.

Vậy ta viết tập hợp N như sau: N = {318; 320; 322}.

Câu 5: Cho m*. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là:

A. m – 2, m – 1, m

B. m – 1, m , m + 1

C. m + 1, m, m – 1

D. m, m – 1, m – 2

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy gồm ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần, nghĩa là số liền sau phải hơn số liền trước 1 đơn vị.

m* nên m là số tự nhiên khác 0, do đó m1

+ Nếu lấy m = 1, ta có 1 < 2, vậy 1 trừ cho 2 không có kết quả là số tự nhiên. Vậy m – 2 không phải là số tự nhiên, do đó đáp án A và đáp án D sai.

+ Ta lại có m + 1 > m, nên đáp án C sai.

Vậy còn lại đáp án B là đúng và thỏa mãn yêu cầu.

Câu 6: Cho tập hợp N =  {2, 4, 6, 8}, có bao nhiêu phần tử trong tập hợp N?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Câu 7: A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5, thì A =?

A = {0, 1, 2, 3, 4}

B. A = {1, 2, 3, 4}

C. A = {0, 1, 2, 3}

D. A = {0, 1, 2, 3, 4, 5}

Đáp án: A

Câu 8: Điền vào chỗ trống để có được ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần : 49, ...., ....

A. 50;51

B. 51;53

C. 48;47

D. 59;69

Đáp án: A

Câu 9: Số tự nhiên liền sau số 29 là?

A. 29

B. 30

C. 28

D. 31

Đáp án: B

Câu 10. B là tập hợp các chữ cái trong từ "TAPHOP", vậy B =?

A. B = {T, P, H, O, P}

B. B = {T, A, P, H, P}

C. B = {T, A, P, H, O, P}

D. B = {T, A, P, H, O}

Đáp án: C

Câu 11. Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 7. Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp A

A. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}

B. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

C. A = {n ∈N|n < 7}

D. A = {n ∈ N*|n ≤ 7}

Đáp án: A

Câu 12. Cho tập hợp C là tập các số tự nhiên lớn hơn 18 và nhỏ hơn 22.

Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp C:

A. C = {18; 19; 20; 21; 22}

B. C = {18;19; 20; 21}

C. C = {n ∈ ℕ | 18 < n < 22}

D. C = {n ∈ ℕ | 18 ≤ n ≤ 22}

Đáp án: C

Câu 13: Cho tập hợp E là tập các số tự nhiên nhỏ hơn 9.

Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp E:

A. E = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

B. E = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

C. E = {n ∈ ℕ | n < 9}

D. E = {n ∈ ℕ | n ≤ 9}

Đáp án: C

Câu 14: Cho tập hợp A = {n ∈N|61 < x < 65}Chọn đáp án đúng:

A. A = {61, 62, 63, 64}

B. A = {62, 63, 64, 65}

C. A = {62, 63, 64}

D. A = {62, 63, 64; 65}

Đáp án: C

Câu 15: Chọn các khẳng định sai trong các khẳng định sau

A. 0 không thuộc N*

B. Tồn tại số a thuộc N nhưng không thuộc N*

C. Tồn tại số b thuộc N* nhưng không thuộc N

D. 8 ∈ N

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

Trắc nghiệm Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

1 587 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: