Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
*Yêu cầu
- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.
- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.
- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.
*Bài viết tham khảo
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.
Trả lời:
Nhan đề của bài viết được đặt theo nội dung của bài viết, thể hiện chủ đề bàn luận được nhắc tới trong bài viết: sống đơn giản.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?
Trả lời:
- Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm:
+ Để sống đơn giản cần phải có sức sáng tạo và lòng quyết tâm lớn, phải thực sự hòa mình vào cuộc sống để cảm nhận.
+ Lòng tham có thể đẩy con người vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành chai sạn, trơ lì, cuộc sống không còn là một cuộc sống đơn giản nữa.
+ Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn.
+ Tiêu chuẩn của cuộc sống đơn giản và dẫn chứng con người ở mỗi thời đại đều có thể sống đơn giản.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):
Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.
Trả lời:
- Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản:
+ Sử dụng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
+ Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.
*Thực hành viết
- Chuẩn bị viết
- Tìm ý, lập dàn ý.
- Viết
Bài viết tham khảo
Hiện nay, bạo hành trẻ em đang trở thành một trong những vấn nạn nhức nhối của của toàn xã hội.
Trẻ em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, định hướng nhưng cũng chính bởi sự “định hướng” chưa đúng mực của một số bộ phận người bảo hộ, cụ thể là cha, mẹ, ông, bà…đã dẫn tới những hệ lụy vô cùng thương tâm gần đây.
Bạo hành trẻ em là hành vi đánh đập, xâm hại về thể chất và bạo lực, sỉ nhục, mắng nhiếc về tinh thần gây ra hệ lụy khôn lường về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong. Cụ thể là trường hợp gần đây của cháu bé 8 tuổi sống cùng cha và mẹ kế, bị cha và mẹ kế bạo hành đến chết hay trường hợp cháu bé 3 tuổi sống cùng mẹ và người tình của mẹ, bị đóng 9 chiếc đinh vào đầu và cho uống thuốc chuột cùng những hành vi dã man khác dẫn đến tử vong sau một thời gian điều trị. Những sự việc thương tâm đã xảy ra gây trấn động dư luận trước những hành vi cho là “sự giáo dục” con em của bậc cha mẹ hay sự vô trách nhiệm khi tin tưởng và giao con cho người tình của người mẹ cháu bé 3 tuổi. Đáng lên án thay, khi pháp luật vào cuộc bậc cha mẹ ấy vẫn không thôi quanh co giấu giếm, không có chút mảy may hối hận hay thương xót cho đứa con đã mất của mình.
Vậy chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, đó là những trường hợp đã phát hiện do tử vong hoặc một tổ chức bệnh viện nào đó thấy bất thường và tố cáo, vậy còn bao nhiêu trường hợp chưa được phát hiện hay mãi mãi chẳng phát hiện, có bao nhiêu đứa trẻ chịu sự bạo lực về thể xác và tâm hồn hay nguyên nhân của những vụ tự tử ở trẻ em có bao nhiêu % là do bố mẹ áp lực tinh thần.
Trên thực tế đã có luật trẻ em được Quốc hội ban hành. Tại Việt Nam đang có đường dây nóng bảo vệ trẻ em 24/7: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Nhưng theo khảo sát gần 9000 người được công bố tháng 4/2020: khoảng 10% người lớn trả lời “không biết có Luật trẻ em”, gần 45% người lớn trả lời có nghe về luật bảo vệ trẻ em nhưng không rõ nội dung, 1800 độc giả cho thấy 2/3 số người được hỏi khẳng định chưa hề biết đến số điện thoại hay tổ chức nào hỗ trợ trẻ em bị bạo hành, vài chục người “nghe nói tới” nhưng không nhớ và chỉ vài chục người cho rằng nó hiệu quả.
Đáng chú ý, một nửa số cuộc gọi đến đường dây nóng từ trẻ em 11 đến 18 tuổi – con số đặt ra câu hỏi các trẻ nhỏ hơn 11 tuổi có biết tổng đài để xin gọi trợ giúp hay không? Tỉ lệ người lớn gọi tới vấn đề của trẻ em chỉ chiếm 5,5%, nhân viên tư vấn, giáo viên, công an, bộ đội, ban, ngành liên quan gọi đến khoảng 4,6%, cán bộ xã hội chỉ chiếm 1,1%. Số cuộc gọi từ vùng sâu vùng xa chỉ chiếm 4%, nhóm trẻ dân tộc thiểu số chỉ liên quan 1,7% cuộc gọi. Những con số quá nhỏ so với tỉ lệ trẻ em bị xâm hại trên thực tế.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề bạo hành trẻ em là bởi vì đại đa số mọi người đều cho rằng nên “đóng cửa bảo nhau”, mặc định việc đánh trẻ là chuyện riêng của mỗi gia đình và tổn thương lớn nhất chính là những đứa trẻ. Gần đây có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do áp lực tâm lý từ việc học dẫn đến tự tử, nguyên nhân cũng phần nào do sự áp đặt của bố mẹ lên con cái gây ra những chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm và suy nghĩ đến cái chết.
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta có trách nhiệm phải xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện và thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của trẻ nhưng chúng ta không có quyền áp đặt hay trút giận lên trẻ gây ra tổn thương cho thể xác và trí tuệ.
Thay vì phẫn nộ, chúng ta phải hành động để ngăn chặn việc những đứa trẻ quanh mình trở thành nạn nhân tiếp theo. Cần tuyên truyền cho người lớn, bậc cha mẹ phụ huynh hiểu về luật trẻ em, quyền trẻ em, bồi dưỡng nhận thức trong phương pháp giáo dục con đúng cách cho cha mẹ. Bên cạnh đó, cần dạy cho trẻ ý thức được việc bảo vệ mình, cần lên án, tố cáo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để được trợ giúp khi gặp bạo hành. Đặc biệt, mỗi chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của mình, không thể coi bạo hành là “việc dạy con của người ta” mà làm chậm mất cơ hội cứu những đứa trẻ đáng thương ra khỏi cái chết cận kề. Chúng ta hãy chung tay để xây dựng một xã hội nói không với “bạo lực trẻ em”.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức