Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1656 lượt xem
Tải về


Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

*Yêu cầu:

- Nêu được tên truyện, tên tác giả; khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Trình bày được các nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện một cách thuyết phục: nêu luận điểm rõ ràng, phối hợp linh hoạt phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, làm nổi bật được nội dung thuyết trình.

*Chuẩn bị nói và nghe:

- Chuẩn bị nói

+ Lựa chọn đề tài:

+ Tìm ý và sắp xếp ý:

+ Xác định từ ngữ then chốt:

- Chuẩn bị nghe

*Thực hành nói và nghe:

- Người nói:

+ Mở đầu: Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài.

+ Triển khai: Trình bày các ý của bài nói (theo dàn ý đã chuẩn bị)

+ Kết luận: Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.

- Người nghe:

+ Chú ý lắng nghe bài nói của bạn.

+ Nghe trên tinh thần sẵn sàng đưa ra các ý kiến của mình để đối thoại với người nói.

+ Đặt câu hỏiđể người nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ.

+ Trao đổi với người nói những điểm mà mình chưa đồng tình.

*Trao đổi:

- Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý về bài nói. Người nói tiếp nhận và trao đổi lại (thể hiện sự tán đồng hoặc không tán đồng, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng)

Bài nói tham khảo

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, mỗi lời văn đều trở thành những tín hiệu thẩm mĩ tuyệt đẹp qua lớp vỏ ngôn từ. Và đề cập tới cái đẹp thì không thể không nhắc tới tuyệt tác “Chữ người tử tù” của ông, tác phẩm khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Huấn Cao với khí phách và phẩm chất hơn người cùng khung cảnh cho chữ đầy đặc sắc.

Mang đặc trưng của tư tưởng sáng tác, các tác phẩm của ông thường hướng đến xây dựng những nhân vật tài hoa bất đắc chí, đó là những con người có tâm, có tài với tâm lòng trong sáng, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn nổi bật với vẻ hiên ngang, bất khuất. Huấn Cao là nhân vật điển hình cho phong cách sáng tác đó.

Truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao theo bút pháp lãng mạn, một người anh hùng với những vẻ đẹp đầy lí tưởng. Tác giả không miêu tả trực tiếp vẻ đẹp của Huấn Cao mà hiện lên gián tiếp qua cuộc đối thoại giữa viên quản ngục và thơ lại. Đó là một con người hoàn hảo, văn tài võ lược lại mang chí lớn cứu nước, cứu dân, uy danh của Huấn Cao vang xa khắp cõi Tỉnh Sơn.

Cái tài của của Huấn Cao còn được thể hiện thông qua tài viết chữ đẹp, nét chữ của ông đẹp đẽ, vuông vắn. Với tài năng này đã có rất nhiều người ngưỡng mộ và mong muốn xin được nét chữ của ông để treo trong nhà, trong đó có viên quản ngục. Nét chữ của Huấn Cao là sự kết hợp tài tình giữa tài năng, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ nên mỗi nét chữ viết ra như hiện thân của khí phách, của thiên lương và tài hoa hơn người.

Nét chữ của Huấn Cao trở nên quý giá không chỉ bởi nó “đẹp lắm, vuông lắm” mà mỗi con chữ còn thể hiện được sự tài hoa cũng như khát vọng tung hoành của một con người. Xin được chữ của Huấn Cao cũng là tâm nguyện lớn nhất của người biệt nhỡn liên tài như viên quản ngục.

Huấn Cao là con người có bản lĩnh hơn người, hiên ngang không chịu khuất phục trước quyền lực và danh lợi. Ông không dùng tài năng của mình để đổi trác lấy danh lợi, có rất nhiều người sẵn sàng mua chữ của ông nhưng ông không bán, theo tâm sự của Huấn Cao thì trong cuộc đời ông, ông chỉ cho chữ những người tri kỉ, đáng kính và những người biết trân trọng, thưởng thức cái đẹp. Đây cũng là lí do vì sao Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt – trong ngục tù vì ông cảm động trước tấm lòng trong sáng của viên quản ngục.

Trong không gian ngục tù u ám, đen tối toàn mùi phân gián, phân chuột, dưới ánh sáng không rõ ràng của ngọn đuốc, Huấn Cao đã viết chữ tặng cho viên quản ngục. Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn tặng viên quản ngục những lời khuyên chân thành nhất, rằng hãy rời xa môi trường đen tối đầy tội ác của ngục tù trở về quê sinh sống để giữ gìn cho thiên lương được trong sáng. Ngay cả trong hoàn cảnh éo le nhất, tấm lòng trong sáng, thiên lương tốt đẹp của Huấn Cao vẫn có thể tỏa sáng và soi đường cho viên quản ngục để trở về với cuộc sống tốt đẹp, trong sạch hơn.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc niềm tin sâu sắc về sức mạnh của cái đẹp, cái thiện, nó có thể tỏa rạng trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả trong không gian ngục tù đầy tối tăm nhất.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Soạn bài Tản viên từ chức phán sự

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 37

Soạn bài Thực hành đọc: Tê-dê

1 1656 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: