Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 112 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 112 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1447 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản lớp 10 trang 112 Tập 1

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Đọc đoạn văn viết về tác giả Hô-me-rơ, sử thi I-li-át cùng đoạn giới thiệu đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (tr.103-104) và cho biết:

a. Tại sao lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép?

b. Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung gì?

c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] ở đoạn văn từ "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mac được coi là" đến "sáng tác nghệ thuật thời sau" có ý nghĩa gì?

Trả lời:

a. Lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép vì đoạn trích dẫn này được tách ra thành một phần riêng độc lập với văn bản chính chứ không phải được trích dẫn trực tiếp với văn bản nên không cần ngăn cách bởi dấu ngoặc kép

b. Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung phản ánh sức ảnh hưởng của cảnh Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trong sử thi đối với những sáng tác cùng thể loại sau này.

c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] ở đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có ý nghĩa lược bỏ nội dung ít quan trọng giúp nội dung trong đoạn văn được cô đọng hơn.

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Đọc đoạn văn trong phần 2 đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, từ câu “Thế là Đăm Săn ra đi” đến “Chày của tù trưởng giàu có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lạnh!” và cho biết:

a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những nội dung gì, được trình bày bằng hình thức như thế nào? Cho biết chức năng, tác dụng của những thông tin đó.

b. Đoạn văn có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc những loại nào?

Trả lời:

a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những giải thích về những khái niệm được nhắc tới trong văn bản.

Chúng được trình bày theo hình thức tách riêng với văn bản chính, in dưới chân trang và không sử dụng dấu ngoặc kép khi trích dẫn cước chú.

Chức năng, tác dụng của những thông tin đó: cung cấp thông tin, giải thích về những khái niệm không phổ biến được nhắc tới trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn.

b. Đoạn văn có 2 cước chú, cả 2 cước chú đều thuộc loại cung cấp thông tin và được thể hiện dưới dạng con số trong ngoặc kép đặt phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.

Trả lời:

Một số cước chú, tỉnh lược trong các văn bản đã học:

a. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:

(1) Ngọc Hoàng: còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế, vua trên trời. Những danh xưng này được đặt ra và cố định hóa ở thời trung đại, trong quá trình thần trụ Trời được tôn giáo hóa.

b. Tê-dê:

Chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”

c. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

[…] Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 97

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Soạn bài Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121

Soạn bài Thực hành đọc: Ra – ma buộc tội

1 1447 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: