Soạn bài Dục Thúy sơn - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Dục Thúy sơn Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 4,398 27/08/2022
Tải về


Soạn bài Dục Thúy sơn

Bài giảng Dục Thúy sơn

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

1.Hãy kể về một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho thơ ca.

2.Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

1.Một số địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng sáng tác:

+ Hà Nội.

+ Nghệ An

+ …

2.Ấn tượng về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy?

Trả lời:

Tôi ấn tượng với bài thơ Thơ viết ở biển của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ đó được ra đời do một lần ông đứng trước biển Vũng Tàu và có cảm hứng. Sau này, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc cho bài thơ đó, trở thành bài hát mang tên Biển, nỗi nhớ và em. Tôi thích nhất những câu thơ:

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến

Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả

vì em...

* Đọc văn bản

1.Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại:

Trả lời:

- Số từ trong một câu, số câu trong một dòng, niêm luật, vần, nhịp.

2.Chú ý các chi tiết miêu tả các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Dục Thúy sơn

Soạn bài Dục Thúy sơn - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Trả lời:

- Một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ:

+ Bản dịch nghĩa dịch hoàn toàn chính xác lại nghĩa của câu thơ chữ Hán, nhưng không có vần, không được coi là thơ.

+ Bản dịch thơ được coi là thơ, ngắn gọn nhưng không làm rõ hết được ý tứ của nguyên bản chữ Hán.

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn

Trả lời:

- Đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn: đề - thực - luận - kết.

+ Hai câu đầu (đề): mở đầu bài thơ bằng hình ảnh núi non cửa biển.

+ Hai câu tiếp theo (thực): tả khung cảnh thiên nhiên, giải thích rõ ý của hai câu đề về "tiên sơn" là như thế nào. Ở hai câu này có sử dụng phép đối.

+ Hai câu tiếp theo (luận): tiếp tục phát triển rộng ý của đề bài, ở đây Nguyễn Trãi tiếp tục miêu tả cảnh núi Dục Thúy và tiếp tục sử dụng phép đối.

+ Hai câu cuối (kết): kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

- Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả qua các hình ảnh:

+ Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

+ Bóng tháp soi xuống nước như chiếc trâm ngọc xanh.

+ Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

=> Vẻ đẹp của núi Dục Thúy là một vẻ đẹp thơ mộng.

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

+ Dáng núi được ví như đóa sen.

+ Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.

+ Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

-      Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn thi ca, có cái nhìn tinh tế.

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trả lời:

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Đó là sự xúc động về người xưa, cảnh cũ, cảm hoài về thời gian, vật đổi sao dời khi thấy bia kí của Trương Hán Siêu đã bị rêu phong lấm tấm.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Đoạn văn tham khảo

Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau. Khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế. Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình. Dù có ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và tráng lệ đến đâu thì tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, lo lắng cho tình hình thế sự và ông đã viết lên bài thơ Dục Thúy sơn, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi, niềm tâm hồn mình đến với người đọc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo

Soạn bài Bảo Kính Cảnh Giới

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33

Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn Chí

Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu

1 4,398 27/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: