Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 9,942 09/09/2022
Tải về


Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

Bài giảng Chữ bầu lên nhà thơ

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

1.Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”?

2.Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?

1. Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân.

2. “Thơ không phải là thơ mà thơ là tâm hồn của tác giả”

“Thơ là thế giới tâm hồn trù phú của người viết”

* Đọc văn bản

1.Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”?

Trả lời:

- Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”

- “ý tại ngôn tại” có nghĩa là ý trên mặt chữ, tức các tác phẩm văn xuôi thì nội dung thường hiện hữu và diễn tả trực tiếp trên lớp vỏ ngôn từ.

2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?

Trả lời:

- Hai cụm từ này đều diễn đạt cùng một ý.

- Tuy nhiên:

+ Nghĩa tiêu dùng: là nghĩa thường hay dùng hàng ngày.

+ Nghĩa tự vị: nghĩa tra cứu từ điển.

3.Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩ mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?

Trả lời:

- Tác giả “rất ghét định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và tác giả “không mê” các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.

- Ngược lại ông “ưa” những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.

- Tôi nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều mà tác giả muốn nói.

4.“Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

Trả lời:

- Nhà thơ là một người làm nghệ thuật, sáng tác nghệ thuật, họ sẽ không còn là nhà thơ khi họ ngừng lao động, ngừng sáng tạo và làm mới mình.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơVăn bản đề cập đến giá trị của ngôn ngữ, chữ nghĩa đối với những người làm sự nghiệp sáng tác. Đồng thời bày tỏ quan niệm sáng tác, quan niệm về người làm nghệ thuật của tác giả.

 Soạn bài Văn bản 3: Chữ bầu lên nhà thơ - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?

Trả lời:

Văn bản đề cập đến giá trị của ngôn ngữ, chữ nghĩa đối với những người làm sự nghiệp sáng tác. Đồng thời bày tỏ quan niệm sáng tác, quan niệm về người làm nghệ thuật của tác giả.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả?

Trả lời:

Câu nêu nổi bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả:

“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:

- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.

- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn?

Trả lời:

- Những lí lẽ nhà thơ đưa ra có sự logic, lập luận mạch lạc, rõ ràng có thuyết phục nhưng chưa có sự nổi bật, đặc sắc, chưa có sự so sánh móc nối với một số tác giả tiêu biểu của Việt Nam hoặc nước ngoài.

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  

Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.

Trả lời:

- Chữ là lớp vỏ âm thanh, là công cụ giao tiếp.

- Chữ là phương tiện biểu đạt giá trị nghệ thuật và truyền đạt nội dung, bày tỏ tư tưởng tác phẩm.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  

Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.

Trả lời:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân (đồng tình hoặc bác bỏ) và lí giải.

- Đồng tình: ví dụ minh họa trong các tác phẩm thơ đã học, chữ trong các tác phẩm có yếu tố âm lượng, độ vang, sức gợi rõ nét như Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ.

Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  

Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?

Trả lời:

- Hoạt động sáng tác thơ ca là hoạt động phức tạp, không đơn giản, không dễ dàng.

- Người sáng tác thơ ca phải là người có học thức, biết chữ và hiểu chữ.

- Không có sự quy định rõ ràng về thời gian, thời điểm cho hoạt động sáng tạo thơ ca, nó gắn liền với cảm xúc bộc phát, bất ngờ hoặc dựa vào năng khiếu cùng khả năng của tác giả.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.

Đoạn văn tham khảo

Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt, tác giả đã viết: “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời”. Tác giả cho rằng “làm thơ không phải trò may rủi, cần nghiêm túc trong sự nghiệp sáng tác và sử dụng con chữ và “không ai trúng số độc đắc suốt đời” tức muốn nói nhà thơ cần trau dồi và sáng tạo, nếu không sẽ bị bài trừ và một ngày nào đó sẽ “không còn là nhà thơ nữa”. Quan điểm nhìn thằng vào thực tế sáng tác của một bộ phận nhà thơ hiện nay như sự tự lời như lời nhắc nhở đanh thép tới những những người cầm trong sự nghiệp sáng tác thơ. Thơ là cảm xúc, giai điệu, tình yêu. Người làm thơ phải thực sự trân quý nó, bồi dưỡng mình mới có thể cảm thụ và đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác. Nếu không trau dồi và trân quý, sự mai một của tiềm thức người viết thơ sẽ giết chết danh xưng nhà thơ. Thơ trân quý là khi người cầm bút ý thức về trách nhiệm và xứ mệnh của mình trong danh xưng trân quý “nhà thơ”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 72

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Soạn bài Yêu và đồng cảm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94

Soạn bài Thực hành đọc: Thế giới mạng và tôi

1 9,942 09/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: