Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,198 27/08/2022
Tải về


Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

*Yêu cầu

- Xác định rõ vấn đề xã hội được thảo luận.

- Nêu được nhận xét đánh giá về ý kiến của những người khác.

- Trình bày được ý kiến của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích đánh giá cụ thể).

- Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.

*Chuẩn bị thảo luận

 Chuẩn bị nói:

- Lựa chọn đề tài

+ Đề tài thảo luận có thể được khai thác từ đề tài của các bài viết đã thực hiện; cũng có thể là một đề tài mới.

+ Thực tế luôn có những vấn đề xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người. Song nên lựa chọn vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với môi trường học đường.

- Tìm ý và sắp xếp ý

+ Đề tài là vấn đề xã hội nên người nói bày tỏ quan điểm cá nhân và cần nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá khác.

+ Có thể trả lời một số câu hỏi gợi ý để hình thành nội dung của ý kiến thảo luận: Vì sao bạn quan tâm tới vấn đề xã hội này? Vì sao bạn có quan điểm như vậy?...

- Xác định từ ngữ then chốt

+ Theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn khác biệt, quan tâm chung,…

- Phương tiện hỗ trợ

+ Power point, hình ảnh, phim tài liệu, biểu đồ….

Chuẩn bị nghe

- Tìm hiể đề tài: nội dung của vấn đề xã hội được đưa ra thảo luận: xác định quan điểm cá nhân trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề,

- Suy đoán về ý kiến có thể liên quan đến vấn đề xã hội.

* Thảo luận

 - Người nói:

+ Giới thiệu được vấn đề cần thảo luận.

+ Tóm tắt được những ý kiến khác nhau về vấn đề.

+ Khái quát những điểm chung có thể thống nhất; nhấn mạnh tác dụng của cuộc thảo luận đối với cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề xã hội.

- Người nghe:

+ Lắng nghe, ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi với người nói.

+ Chuẩn bị nội dung trao đổi.

Bài nói tham khảo

Hiện nay, bạo hành trẻ em đang trở thành một trong những vấn nạn nhức nhối của của toàn xã hội.

Trẻ em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, định hướng nhưng cũng chính bởi sự “định hướng” chưa đúng mực của một số bộ phận người bảo hộ, cụ thể là cha, mẹ, ông, bà…đã dẫn tới những hệ lụy vô cùng thương tâm gần đây.

Bạo hành trẻ em là hành vi đánh đập, xâm hại về thể chất và bạo lực, sỉ nhục, mắng nhiếc về tinh thần gây ra hệ lụy khôn lường về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong. Cụ thể là trường hợp gần đây của cháu bé 8 tuổi sống cùng cha và mẹ kế, bị cha và mẹ kế bạo hành đến chết hay trường hợp cháu bé 3 tuổi sống cùng mẹ và người tình của mẹ, bị đóng 9 chiếc đinh vào đầu và cho uống thuốc chuột cùng những hành vi dã man khác dẫn đến tử vong sau một thời gian điều trị. Những sự việc thương tâm đã xảy ra gây trấn động dư luận trước những hành vi cho là “sự giáo dục” con em của bậc cha mẹ hay sự vô trách nhiệm khi tin tưởng và giao con cho người tình của người mẹ cháu bé 3 tuổi. Đáng lên án thay, khi pháp luật vào cuộc bậc cha mẹ ấy vẫn không thôi quanh co giấu giếm, không có chút mảy may hối hận hay thương xót cho đứa con đã mất của mình.

Vậy chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, đó là những trường hợp đã phát hiện do tử vong hoặc một tổ chức bệnh viện nào đó thấy bất thường và tố cáo, vậy còn bao nhiêu trường hợp chưa được phát hiện hay mãi mãi chẳng phát hiện, có bao nhiêu đứa trẻ chịu sự bạo lực về thể xác và tâm hồn hay nguyên nhân của những vụ tự tử ở trẻ em có bao nhiêu % là do bố mẹ áp lực tinh thần.

Trên thực tế đã có luật trẻ em được Quốc hội ban hành. Tại Việt Nam đang có đường dây nóng bảo vệ trẻ em 24/7: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Nhưng theo khảo sát gần 9000 người được công bố tháng 4/2020: khoảng 10% người lớn trả lời “không biết có Luật trẻ em”, gần 45% người lớn trả lời có nghe về luật bảo vệ trẻ em nhưng không rõ nội dung, 1800 độc giả cho thấy 2/3 số người được hỏi khẳng định chưa hề biết đến số điện thoại hay tổ chức nào hỗ trợ trẻ em bị bạo hành, vài chục người “nghe nói tới” nhưng không nhớ và chỉ vài chục người cho rằng nó hiệu quả.

Đáng chú ý, một nửa số cuộc gọi đến đường dây nóng từ trẻ em 11 đến 18 tuổi – con số đặt ra câu hỏi các trẻ nhỏ hơn 11 tuổi có biết tổng đài để xin gọi trợ giúp hay không? Tỉ lệ người lớn gọi tới vấn đề của trẻ em chỉ chiếm 5,5%, nhân viên tư vấn, giáo viên, công an, bộ đội, ban, ngành liên quan gọi đến khoảng 4,6%, cán bộ xã hội chỉ chiếm 1,1%. Số cuộc gọi từ vùng sâu vùng xa chỉ chiếm 4%, nhóm trẻ dân tộc thiểu số chỉ liên quan 1,7% cuộc gọi. Những con số quá nhỏ so với tỉ lệ trẻ em bị xâm hại trên thực tế.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề bạo hành trẻ em là bởi vì đại đa số mọi người đều cho rằng nên “đóng cửa bảo nhau”, mặc định việc đánh trẻ là chuyện riêng của mỗi gia đình và tổn thương lớn nhất chính là những đứa trẻ. Gần đây có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do áp lực tâm lý từ việc học dẫn đến tự tử, nguyên nhân cũng phần nào do sự áp đặt của bố mẹ lên con cái gây ra những chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm và suy nghĩ đến cái chết.

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta có trách nhiệm phải xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện và thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của trẻ nhưng chúng ta không có quyền áp đặt hay trút giận lên trẻ gây ra tổn thương cho thể xác và trí tuệ.

Thay vì phẫn nộ, chúng ta phải hành động để ngăn chặn việc những đứa trẻ quanh mình trở thành nạn nhân tiếp theo. Cần tuyên truyền cho người lớn, bậc cha mẹ phụ huynh hiểu về luật trẻ em, quyền trẻ em, bồi dưỡng nhận thức trong phương pháp giáo dục con đúng cách cho cha mẹ. Bên cạnh đó, cần dạy cho trẻ ý thức được việc bảo vệ mình, cần lên án, tố cáo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để được trợ giúp khi gặp bạo hành. Đặc biệt, mỗi chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của mình, không thể coi bạo hành là “việc dạy con của người ta” mà làm chậm mất cơ hội cứu những đứa trẻ đáng thương ra khỏi cái chết cận kề. Chúng ta hãy chung tay để xây dựng một xã hội nói không với “bạo lực trẻ em”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo

Soạn bài Bảo Kính Cảnh Giới

Soạn bài Dục Thúy sơn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33

Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn Chí

Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu

1 1,198 27/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: