Soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 46763 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản

Bài giảng Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bài thơ ngắn nhất mà bạn đã từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Trả lời:

- Bài thơ ngắn nhất và nội dung khiến ta nhớ mãi

+ Bài thơ Mẹ tôi – tác giả Phạm Văn Ngoạn

- Điều khiến bài thơ in sâu vào tiềm thức là:

+ Hình thức ngắn gọn

+ Nội dung nói tới sự vất vả nhọc nhằn mưu sinh thân cò nuôi con của mẹ

+ Giúp ta ngộ ra đức hi sinh lớn lao biển trời của mẹ cha.

* Đọc văn bản

1.Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ:

- Màu sắc: gam màu u buồn, màu vàng nâu của cành khô và chiều thu hiu hắt.

- Không khí: mát mẻ của thời tiết mùa thu

2.Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

- Ấn tượng:

+ Sự gần gũi, quen thuộc

+ Sự nhẹ nhàng trước hương hoa sắc hoa.

3.Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Phu-gi”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

- Đặc điểm của “con ốc”:

+ Nhỏ bé

+ Chậm chạp

- Đặc điểm của “Núi Phu-gi”:

+ Cao, xa

+ To lớn

* Sau khi đọc

Nội dung chính Chùm thơ hai-cơ (haiku) Nhật Bản

Phản ánh tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích hòa nhập cảm xúc với thiên nhiên qua những chi tiết, hình ảnh và nét vẽ cô đọng “chiều thu”, “cành hoa triêu nhan” hay sự vật “dây gàu”, “giếng”, “con ốc”.

Gửi gắm quan niệm về sự nỗ lực của con người Nhật Bản (ẩn dụ như con ốc trèo núi Phu-gi) dù nhỏ bé nhưng không bị khuất phục…

Soạn bài Văn bản 1,2,3: Chùm thơ hai-cơ (haiku) Nhật Bản - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Trả lời:

- Hình ảnh trung tâm:

Văn bản 1: Con Quạ

Văn bản 2: Hoa triêu nhan

Văn bản 3: Con ốc nhỏ

- Đặc điểm chung: Nhân vật trung tâm của cả ba văn bản đều là những chi tiết, hình ảnh nhỏ bé, bình thường.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Trả lời:

- Mối quan hệ: Hình ảnh trung tâm “cánh quạ đậu” trên không gian “cành khô” vào thời gian “một buổi chiều thu” đã tạo nên một khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ, thưa thớt đượm buồn.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bài thơ của Chi-y-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Trả lời:

- Phát hiện của tác giả: Hoa triêu nhan vướng quanh sợi dây gàu bên giếng nước.

- Hoa triêu nhan là một loại cây dây leo, đặc trưng sống của nó là bám víu vào các sự vật khác để trụ lại và sinh tồn. Tác giả thấy được sự cố gắng bám víu sự sống, thấy được cái đẹp nên dành thái độ trân trọng, nâng niu, không nỡ tháo gỡ tách rời nên chọn đi “xin nước nhà bên”.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và “núi Phu-gi”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này?

Trả lời

- Hình ảnh “con ốc” và núi “Phu-gi” là hai hình ảnh mang nét đối lập nhau:

+ Ốc nhỏ bé, cấu tạo đơn giản >< núi Phu-gi to lớn, kì vĩ

Từ sự tương quan đối lập đã tạo ra hiệu ứng đặc biệt gửi gắm tư tưởng, quan niệm của con người Nhật bản về quyết tâm chinh phục đỉnh cao khi lấy chi tiết “Kìa con ốc nhỏ. Trèo núi Phu-gi”

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba- sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Trả lời:

- Cảm xúc: buồn, cô đơn, trống trải.

Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Từ bài thơ của Chi-y-ô hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra

Trả lời:

- Ý nghĩa triết lí: Thái độ trân trọng, nâng niu cái đẹp và sự sống từ những gì nhỏ bé nhất.

Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Trả lời

- Hành trình “chậm rì” cho thấy sự kiên trì, bền bì, nỗ lực và không ngừng cố gắng của con người Nhật Bản, không ngại sức hẹp lực bé mà luôn kiên định trước số phận và phấn đấu không ngừng để “leo được đến đỉnh cao”.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảnh 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Đoạn văn tham khảo

Thơ hai-cư một thể thơ đặc biệt với sự ấn tượng bởi dung lượng ngắn, cô đọng nhưng chứa đựng biết bao hàm nghĩa lớn lao. Một thể loại xuất hiện chỉ với những dòng thơ ngắn ngủn, nhưng lớp vỏ ngôn từ lại đầy sâu sắc. Tác giả sử dụng những chi tiết, hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên hay con người như “cành khô”, “cánh quạ”, “hoa triêu nhan”, hay “con ốc”, “núi Phu-gi” đại diện cho những tư tưởng, quan niệm về nhân sinh, về cuộc sống và đạo lí ứng xử của con người trước thiên nhiên. Thế giới nhân sinh như bao trọn trong những từ ngữ tưởng như “thô kệch” nhưng lại chan chứa màu sắc. Điểm đặc biệt về dung lượng và ngôn từ đã tạo cho thơ hai-cư một vẻ bề ngoài với những đặc điểm không thể lẫn lộn trong bất cứ một thể loại thơ nào khác. Bên cạnh đặc sắc về hình thức, dung lượng, thơ hai-cư còn có một tính chất đặc biệt bởi sự truyền thụ tư tưởng và nuôi dưỡng những giá trị nhân văn. Tiếp cận thơ hai-cư, người đọc đang từng bước dẫn mình vào một thế giới tuyệt diệu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 43

Soạn bài Thu hứng

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 58

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70

Soạn bài Thực hành đọc: Cánh đồng

1 46763 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: