Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,746 27/08/2022
Tải về


Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Các văn bản Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?

Trả lời:

Các văn bản Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho tôi suy nghĩ con người là một phần của tự nhiên, và đôi khi ta tưởng rằng mình là người quyết định cuộc sống nhưng không hẳn là như vậy. Chúng ta vẫn có quyền được lựa chọn, được quyết định nhưng những lựa chọn, quyết định đó sẽ dẫn đến điều gì lại không nằm trong tay chúng ta.

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

So sánh đặc trưng của bài luận về bản thân và văn bản nghị luận thông thường dựa theo gợi ý sau:

Tác phẩm

Bài luận về bản thân

Văn bản nghị luận thông thường

Nội dung

 

 

Cấu trúc

 

 

Ngôn ngữ

 

 

 

Trả lời:

Tác phẩm

Bài luận về bản thân

Văn bản nghị luận thông thường

Nội dung

- Là văn bản nghị luận, thể hiện quan điểm, chủ kiến của người viết.

- Hướng vào việc tự bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ và những trải nghiệm, suy nghĩ,... của chính người viết.

- Chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả.

Cấu trúc

Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

Ngôn ngữ

Đơn nghĩa, sáng rõ, gần gũi, săc sảo, mang tính thuyết phục cao.

Đơn nghĩa, sáng rõ, săc sảo, mang tính thuyết phục cao.

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):

Tìm đọc thêm các văn bản về những nhân vật, sự kiện có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống đương đại. Tổng hợp lại những thông tin đó dưới dạng biểu đồ, sơ đồ.

Trả lời:

- Chọn đọc thêm văn bản về GS Phan Văn Trường: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'

- Tổng hợp lại những thông tin trong văn bản dưới dạng biểu đồ, sơ đồ: Biểu đồ, sơ đồ đảm bảo các nội dung:

- Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Biểu đồ, sơ đồ:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 120 Tập 2 - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú, trong đó có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

HS có thể lựa chọn thuyết trình về văn bản vừa nêu ở câu 3 và sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ bằng biểu đồ, sơ đồ để thuyết trình về văn bản đó và đưa ra ý kiến cá nhân mình.

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Viết bài văn về một sự lựa chọn có ý nghĩa mà bạn đã trải qua.

Trả lời:

Hãy nỗ lực và tin vào bản thân mình.

Tôi, một cô gái vừa bước chân vào ngưỡng cửa cấp 3 đã từng một thời vật lộn với những sự lựa chọn trường công, trường tư, trường trọng điểm hay trường tầm khá.

Nguyên nhân dẫn tới sự băn khoăn không ngừng ấy chính bởi lực học của tôi chỉ ở mức tầm khá nhưng sự kì vọng của tôi với chính bản thân mình lại ở mức giỏi. Tôi đã từng đặt ra cho mình những giả thiết, nếu tôi đỗ trường công top đầu tôi sẽ được học tập ở môi trường tốt nhất (so với khu vực), thời gian đi học gần nhất, phương tiện an toàn nhất và hơn cả là tôi sẽ rất tự hào và hãnh diện về điều ấy và cũng đặt ra cho mình phương án ngược lại với những bất lợi nếu bản thân không thể có đủ năng lực để vào những trường công mà học tập ở môi trường dân lập.

Với tôi, dân lập không xấu, nhưng học phí sẽ là một điều rất đáng quan ngại với một gia đình truyền thống nông nghiệp như nhà tôi. Và rồi cũng đến thời gian đặt bút viết nguyện vọng, tôi hiểu hơn bao giờ hết tôi bắt buộc phải lựa chọn con đường mà tôi đi và phải có trách nhiệm với nó. Tôi mạnh dạn chọn hai trường top đầu của khu vực để thi vào, không phải tôi tự cao, cũng không phải tôi không biết lượng sức mình nhưng tôi muốn mình thực sự nỗ lực và tôi tin ở bản thân mình và hơn cả tôi luôn có sự hỗ trợ, hậu thuẫn từ gia đình. Bố mẹ tôi chưa bao giờ nói “con phải giỏi, con phải đỗ” mà thay vào đó là “con cố gắng lên, con sẽ làm được” đó là động lực cho tôi và ở thời điểm đó, tôi biết tôi phải nỗ lực, tôi biết giá trị của niềm tin quan trọng đến nhường nào. Tôi đã từng rất bi quan, nhưng ở thời điểm đó, tôi lao đầu vào học, tôi nỗ lực, kiên trì, tôi ngày đêm rèn luyện với quan điểm tôi phải đỗ. Và ngày hái quả đã đến, tôi thực sự đã đỗ trường top đầu của khu vực. Ngày tôi biết điểm, cả nhà tôi đã khóc như mưa, khóc vì sự lựa chọn và khóc vì tôi thực sự đã nỗ lực và làm được. Ánh mắt cha mẹ lúc ấy ánh lên vẻ tự hào, tôi hiểu đó là điều đầu tiên tôi làm được điều gì đó.

Trước khi có điểm thi, đã nhiều lần tôi đặt giả thuyết, nếu tôi không đỗ thì cũng chẳng có gì hối hận, vì ít ra tôi đã dám làm, dám thử và dám tin vào bản thân, chẳng có gì để buồn. Nhưng có lẽ, chính sự “gan lì” ấy đã giúp tôi đặt chân vào cánh cửa mơ ước bao lâu nay.

Giờ đây, khi đã học tập trong môi trường ấy, tôi mới thấy giá trị thực sự của sự “gan lì” thuở cấp 2, giúp tôi có một môi trường học tập thật tốt và tôi tin rằng tương lai trong kì thi đại học tôi sẽ có một nền tảng và hành trang tuyệt vời.

Sống có mấy đâu, ngại gì không tin, ngại gì mà chẳng thử. Hãy tin vào chính mình!

Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phỏng vấn một người thân hoặc một người bạn vê lựa chọn của họ trong cuộc sống (Tình huống họ phải lựa chọn là gì? Họ đã lựa chọn như thế nào? Vì sao họ lại có lựa chọn đó? Lựa chọn đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của họ?...). Ghi chép lại nội dung cuộc phỏng vấn đó.

Trả lời:

Chọn phỏng vấn một một người bạn về lựa chọn ngành học đại học của họ:

- Tình huống người bạn phải lựa chọn: Quyết định học âm nhạc hay tiếng Pháp.

- Người bạn ấy đã quyết định chọn học tiếng Pháp.

- Người bạn ấy chọn học tiếng Pháp vì không còn ngành nào bạn đủ điểm vào đại học. Bạn và gia đình đã bị áp lực từ xã hội vì nếu bạn không học đại học, mọi người sẽ cho rằng bạn là học sinh trường chuyên mà hóa ra lại không thi nổi vào đại học.

- Lựa chọn đó đã giúp cho người bạn ấy hiểu được khát khao thực sự của bạn là gì. Bạn ấy đã chọn không tiếp tục theo học tiếng Pháp, và đã tìm cách để đến với âm nhạc: học hát, thi các chương trình ca nhạc trên truyền hình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99

Soạn bài Về chính chúng ta

Soạn bài Con đường không chọn

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

1 1,746 27/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: