Soạn bài Lắng nghe phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Lắng nghe phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 2756 lượt xem
Tải về


Soạn bài Lắng nghe phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

*Yêu cầu

- Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.

- Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình (vấn đề được đề cập, các luận điểm hay kết quả nghiên cứu được,…)

- Nắm bắt đúng và đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

- Hiểu và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu, …khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

- Thể hiện thái độ trân trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.

*Chuẩn bị nói và nghe

- Chuẩn bị nói:

+ Nêu rõ vấn đề nghiên cứu, các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lí lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm, đặc biệt nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề.

- Chuẩn bị nghe:

+ Cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu để chủ động khi nghe và phản hồi.

+ Cần hình dung được những câu hỏi cần giải đáp về vấn đề để nhận ra nét riêng trong cách tiếp cận và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.

*Thực hành nói và nghe

- Người nói:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó, trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

+ Triển khai: Dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

+ Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

- Người nghe:

+ Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình

+ Nhận biết được cấu trúc.

+ Theo dõi và đánh giá.

+ Phát hiện các tư liệu, bằng chứng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình.

*Trao đổi

- Người nghe:

+ Phản hồi bằng cách đặt câu hỏi, phản biện những nội dung còn mơ hồ, đánh giá khái quát về nội dung, trình bày góc nhìn.

- Người nói:

+ Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị.

Bài nói tham khảo

Ngôn ngữ ước lệ trong biểu diễn tuồng.

Ước lệ, không phải thủ pháp nghệ thuật. Ước lệ là loại hình ngôn ngữ, quy chuẩn các trạng thái tồn tại nghệ thuật và cuộc sống, ước định hiện thực hoá tự nhiên xã hội. Ngôn ngữ ước lệ tĩnh và động, biểu trưng các dạng tồn tại không điều kiện, mặc nhiên toàn xã hội công nhận một hình thức diễn tả đời sống con người và trong các loại hình nghệ thuật.

Uớc lệ ra đời từ đặc tính từng dân tộc, từng loại hình, thể loại nghệ thuật. Mỗi thời đại đặt ra đặc tính ước lệ riêng. Ước lệ sẽ biến đổi theo thời gian, mang khái niệm thẩm mỹ. Nói về tính ước lệ, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc công bố cuốn sách: Tính ước lệ của sân khấu, nhằm phân biệt hai khái niệm ước lệ: Ước lệ đời sống và ước lệ nghệ thuật. Nhưng nhiều nhà lý luận sân khấu còn giải thích nhầm lẫn, họ đánh đồng hai khái niệm này là một. Nhiều người nói rằng: ước lệ là rút gọn hiện thực, quy ước, ước định… trong cuốn Từ điển Tiếng Việt trang 1091 viết: ước lệ là quy ước trong biểu diễn nghệ thuật. Ước lệ không phải là quy ước, ước định… mà là hệ thống ngôn ngữ mô tả hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ước lệ. Những lý giải trên của các nhà nghiên cứu sân khấu thuộc phạm vi khái niệm ước lệ cuộc sống mang tính rút gọn hiện thực, quy ứơc biểu tả, ước định hiện thực như ngôn ngữ ngành giao thông mô tả đường gấp khúc… hoặc nhiều quy ước khác, hàng dễ vỡ vẽ cái cốc, hàng chống ướt biểu thị cái ô….

Ngôn ngữ ước lệ tồn tai phổ biến trong các hình loại nghệ thuật truyền thống châu Á, châu Phi, Việt Nam là tuồng chèo múa. Những hình thức nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại sử dụng ngôn ngữ ước lệ là vay mượn, hoặc kế thừa nghệ thuật truyền thống.

Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn tuồng là hệ thống động tác, biểu cảm nội tâm con người nhân vật tuồng, thành nghệ thuật kinh điển thông qua ước lệ động tác từng loại nhân vật. Nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống ước lệ mẫu mực:  Ước lệ hệ thống nhân vật, ước lệ hình dáng, màu sắc các hạng người trong xã hội, ước lệ các loại đào kép, ước lệ các nhân vật khác: lão văn, nông phu, bà lão, lính, ước lệ các loại binh khí, đạo cụ, phục trang, trang sức cho từng loại nhân vật sử dụng, ước lệ giọng nói, ngôn ngữ động tác hình thể từng loại nhân vật…

Nghệ thuật tuồng hoàn chỉnh hệ thống ngôn ngữ ước lệ, diễn tả các hình mẫu, tính cách nhân vật trên tổng thể sân khấu nghệ thuật biểu trưng. Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu tuồng viết nghệ thuật biểu diễn, khi đọc xong độc giả vô cùng thất vọng vì họ là người diễn tuồng, sống với tuồng mà không nói lên cái cụ thể tả thần, biểu ý. Không ít nhà nghiên cứu lỗi lạc viết dông dài, trích dẫn các bậc tiền nhân nói về biểu diễn tuồng nhưng cái bản thân tác giả muốn lột tả lại không đạt. Là người ngoại đạo nghiên cứu tuồng, xin trích ra nghệ thuật biểu diễn tuồng của nhà nghiên cứu Lê Văn Chiêu để mọi người chiêm nghiệm nghệ thuật tuồng, biểu cảm bằng hệ thống ngôn ngữ ước lệ.

Lê Văn Chiêu viết những ký hiệu ngôn ngữ ước lệ biểu diễn tuồng: Diễn bằng đôi mắt. Mắt ngó nghiêng xuống – suy nghĩ tính kế, mắt đảo lộn không ngừng – ngụ ý bị ma nhập – loạn trí, điên, mắt ngó mơ màng nhìn vào người khác – tượng trưng sự yêu đương, mắt trợn to – giận dữ, trừng mắt nhìn thẳng -  nghiêm huấn, nghiêm trị, trợn tròn mắt sững sờ – sự kinh hoàng, bất ngờ, đột biến, đôi mắt đảo tròn – hung dữ…Hay diễn bằng đôi tay: chỉ hai ngón tay úp thẳng trước ngực - chỉ người hoặc đồ vật ở gần cô đào, kép võ, chỉ một ngón tay úp thẳng trước ngực – chỉ đồ vật hiện có của đào, kép văn, chỉ hai ngón tay nghiêng thẳng chéo phía trước – chỉ người hoặc đồ vật ở xa, chỉ một ngón nhằm thẳng trước mặt người khác – dạy bảo họ, chỉ một ngón cạnh tai – lắng nghe, chỉ một ngón giữa miệng và cằm – tỏ ý xấu hổ, chỉ ngoa ngoa trước mặt mọi người – hăm doạ, ngạo nghễ.

Tay vuốt râu, vuốt một tay nửa chừng dừng lại – thắc mắc, suy tư, tay vuốt xuôi một cái - đã xong, thoả mãn mọi việc, hai tay đỡ bộ râu vuốt thẳng xuống – vui vẻ, thoả mãn…

Diễn bằng đôi chân chuyển động theo trụ bộ: Niêm thinh ký cầu, lão văn đi chữ đinh gối thẳng, đứng khép hai chân lại, lão tiên - đi thẳng chữ đinh, tướng võ - đi chữ đinh, kèm theo điệu bộ múa, kép văn - đi tự nhiên, nhẹ nhàng, đào võ - đi chữ đinh cùng điệu bộ múa…

Từ hệ thống ngôn ngữ ước lệ này, cái roi ngựa là một tín hiệu ngôn ngữ tả người đi ngựa, không phải con ngựa như nhiều nhà nghiên cứu giải thích nhầm lẫn. Ngôn ngữ ước lệ diễn tuồng còn nhiều trạng thái biểu hiện khi công chúng yêu sân khấu đọc đôi điều về hệ thống tín hiệu biểu diễn này, thì bức màn bí ẩn nghệ thuật tuồng đã hé mở. Hiểu biết nghệ thuật biểu diễn tuồng sẽ thêm nhiều công chúng đến với loại hình sân khấu kinh điển, yêu quý vốn nghệ thuật dân tộc văn hiến Việt Nam.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 125

Soạn bài Xúy Vân Giả Dại

Soạn bài Huyện đường

Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151

Soạn bài Thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường

1 2756 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: