Soạn bài Chữ người tử tù - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 7096 lượt xem


Soạn bài Chữ người tử tù

Bài giảng Chữ người tử tù

*Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?

Trả lời:

Học sinh có thể suy đoán và trả lời theo các gợi ý sau:

Tác phẩm viết về câu chuyện lòng kiên trì học viết chữ của người tử tù trong ngục tối.

Tác phẩm bàn về tài năng viết chữ đẹp bất ngờ của một người tử tù.

Tác phẩm phê phán nét chữ của người tử tù.

….

* Đọc văn bản

1. Tóm tắt nội dung cuộc trò truyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại.

- Viên quản ngục và thầy thơ lại trò truyện với nhau về việc sắp nhận được sáu tên tù án chém. Đáng quan tâm hơn cả là Huấn Cao, người nổi tiếng khắp vùng là có tài văn hay chữ tốt, văn võ song toàn. Viên quản ngục sai thầy thơ lại đôn đốc canh gác, dọn dẹp phòng giam cuối cùng và cảm thán trước cái chết của người tài.

2. Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách nhân vật này.

- Ngoại hình: “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

- Suy nghĩ:

+ “Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình.”

+ “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu.”

- Lời nói: Cẩn trọng, có uy lực và thâm sâu.

+ Dò hỏi về Huấn Cao – đối tượng mà mình đang quan tâm.

+ Dặn dò thầy Thơ “không bàn đến quốc gia đại sự kẻo mang vạ vào thân”.

+ Chu đáo dặn dò thầy thơ quản lý ngục giam “Đêm nay, thầy bắt đầu lấy thêm lính canh…., cho đúng để mai tôi phạt nặng. Chớ có cho mấy thằng thập nó đánh bạc nghe!”

- Môi trường sống:

+ “Trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi.”

+ “Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vợi lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son tí Niết.”

+…

3. Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

- Viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao bằng những đãi ngộ tốt hơn “kẻ tù”

- Chi tiết dẫn người đọc đến suy đoán đó là suy nghĩ của viên quản ngục vào đêm muộn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”

4.Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao?

- Hình dung hoàn cảnh gặp gỡ:

+ Viên quản ngục uy nghiêm, ánh mắt sắc lẹm thể hiện oai nghiêm chốn ngục tù tăm tối.

+ Huấn Cao cũng chẳng hề nao núng, có phần bình thản dù cái chết đã cận kề thể hiện rõ nghĩa khí bậc anh hùng.

5. Huấn Cao đã tiếp nhận sự “biệt đãi” của quản ngục như thế nào?

- “Huấn Cao thản nhiên nhận rượu và ăn thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.”

6. Dự đoán Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không.

- Huấn Cao cho chữ bởi bị cảm hóa trước tấm lòng “biệt nhỡn” của viên quản ngục chốn ngục tù tăm tối nhưng lí tưởng sống cao đẹp.

- Không cho chữ bởi khinh miệt những kẻ làm tay sai cho bọn phong kiến chà đạp nhân dân.

7. Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ.

- Bối cảnh: thời gian, không gian.

- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.

- Bối cảnh:

+ Thời gian: buổi đêm

+ Không gian: trong một căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bữa bãi phân chuột phân gián tại trại giam tỉnh Sơn.

- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ:

 

Người xin chữ

Người cho chữ

Lời nói

“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn….”

 

 

Cử chỉ

Hành động

“khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”.

“vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”

“đậm to nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván”

“Thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy”

 

8.Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

- Huấn Cao khuyên quản ngục nên rời bỏ chốn ngục tù để về quê “ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”

- Viên quản ngục: cảm động rơi nước mắt đáp “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

9. Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm hay không?

- Học sinh trả lời dựa trên suy đoán của mình ở phần trước khi đọc văn bản.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Chữ người tử tù

Văn bản xoay quanh ba nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại. Ở tác phẩm, Huấn Cao là trọng tội của triều đình bị phán tội chết còn viên quản ngục và thầy thơ lại đại diện cho tầng lớp quan lại cai trị. Hoàn cảnh sống và nghề nghiệp khác nhau nhưng họ lại có cùng điểm chung về lí tưởng sống cao đẹp. Cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi ngục tù tăm tối là điều kiện để làm nổi bật phẩm chất của các nhân vật trong tác phẩm

Soạn bài Chữ người tử tù - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Trả lời:

-Tình huống truyện: Huấn Cao và viên quản ngục, hai nhân vật đại diện cho hai tầng lớp và hoàn cảnh sống khác nhau. Một người là trọng tội triều đình sắp chém đầu và một người là quản ngục thực thi pháp luật tưởng chừng như đối lập nhưng lại vô tình trở thành người cùng chí hướng trong một hoàn cảnh tăm tối “chốn lao tù”. Tình huống truyện bất ngờ và độc đáo đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng các nhân vật và thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện luôn chiến thắng cái ác và tồn tại ở mọi nơi có niềm tin.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Lời kể về nhân vật quản ngục trong phần 1 là của ai? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Trả lời:

- Lời kể về nhân vật viên quản ngục trong phần 1 là lời của tác giả.

- Lời kể tác động tích cực đến cách nhìn của người đọc về nhân vật: người quản ngục có tấm lòng thiện lương, thấu đáo, chu toàn và có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Sự kiện tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục:

+ Thái độ “biệt nhỡn” của viên quản ngục đối với Huấn Cao mặc cho ông xỉ nhục không cho bước chân vào ngục của ông.

+ Vẫn đãi ngộ hậu hĩnh và tôn trọng ý của Huấn Cao.

- Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã dần được cởi bỏ nút thắt và sau khi nghe thầy thơ lại trình bày thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ viên quản ngục.

Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách Huấn Cao?

Trả lời:

- Chi tiết khắc họa nhân vật Huấn Cao:

+ Cuộc đối thoại của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”.

+ “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm…”.

+ “Huấn Cao là một người văn võ song toàn, binh lính còn sợ nhắc nhở viên quản ngục “xin thầy để tâm cho, hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn”.

+ Thái độ không nao núng, không run sợ tỏ rõ khí phách hiên ngang qua hành động “rỗ gông” dù bị lính cười nhạo.

+ Trong ngục không sợ viên quản ngục, nhận rượu thịt coi như điều hiển nhiên.

+ Tỏ rõ thái độ khinh miệt với viên quản ngục.

+ Khi hiểu sự tình đáp “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” mà cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn và cho chữ….

Qua những chi tiết khắc họa nhân vật Huấn Cao, cho thấy những phẩm chất cao đẹp:

+ Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp.

+ Huấn Cao là người có tự trọng, khí phách hiên ngang bất khuất.

+ Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.

Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Trả lời:

- Yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh “xưa nay chưa từng có”:

+ Hoàn cảnh cho chữ: tại trại giam, nơi ngục tù tăm tối, ẩm ướt.

+ Người cho chữ: tử tù, cổ đeo gông, tay đeo xiềng xích.

+ Người xin chữ: Viên quản ngục.

- Ý nghĩa: Thiên lương, tâm hồn trong sáng và cái thiện luôn tồn tại ở mọi nơi, dù là ngóc ngách tối tăm, bần hàn hay đen đúa nhất chỉ cần con người luôn có ý niệm hướng tới cái thiện thì cái ác sẽ bị vùi tắt không bao giờ nhen nhóm trong tâm hồn ta. “chúng ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta được chọn cách mình sống.”

Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Theo bạn, tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?

Trả lời:

- Thông điệp:

+ Cái đẹp có thể xuất phát và lan tỏa ở bất kì nơi nào dù là ngõ ngách tối tăm hôi hám, nhơ bẩn nhất nhưng cái đẹp không bao giờ có thể tồn tại song song cùng cái ác.

+ Con người chỉ có thể thưởng thức và cảm nhận được cái đẹp khi giữ được thiên lương trong sáng trong tâm hồn.

+ Cái đẹp là liều thuốc xoa dịu tâm hồn và cảm hóa cái ác.

Câu 7 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán Sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân).

Trả lời:

- Điểm chung:

+ Tính cách thẳng thắn, cương trực, yêu ghét rõ ràng, không run sợ nao núng trước cái ác.

- Nhận xét:

+ Nét tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn và Huấn Cao là hình mẫu đặc trưng cho kiểu người anh hùng yêu nước.

+ Là tấm gương về đạo đức và trí tuệ, tài năng mà người đời noi theo.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Đoạn văn tham khảo

Chữ người tử tù – một kiệt tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân với thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật qua các tình tiết và thủ pháp đối lập. Huấn Cao xuất hiện với hình mẫu của một bậc trí thức anh tài nhưng lại đeo gông vì phản nghịch, thái độ và thiện lương rạch ròi trước chế độ phong kiến thối nát và chốn ngục tù tanh hôi. Đặc biệt qua phân cảnh trước và sau khi Huấn Cao hiểu được tấm lòng biệt nhỡn của viên quản ngục. Bằng thủ pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã đưa người đọc tới những xúc cảm thực của hai tầng lớp với mâu thuẫn đỉnh điểm trong tư tưởng và hoàn cảnh sống của mỗi người. Tiêu biểu chính là phân cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã lật ngược tình thế, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn đảo lộn so với ban đầu. Lúc này, Huấn Cao ánh lên với vẻ đẹp đại diện cho chân thiện mỹ và giá trị của thiện lương. Đồng thời gửi gắm quan niệm của tác phẩm “Cái thiện, cái đẹp là trân quý và có khả năng cảm hóa mọi con người”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Soạn bài Tản viên từ chức phán sự

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 37

Soạn bài Thực hành đọc: Tê-dê

1 7096 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: