Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 37 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 37 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,244 08/09/2022
Tải về


Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 37 Tập 1

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?

Trả lời:

- Đặc điểm nội dung truyện thần thoại Việt Nam:

+ Thần thoại suy nguyên

+ Thần thoại sáng tạo

- Đặc điểm nghệ thuật truyện thần thoai Việt Nam:

+ Cốt truyện đơn giản.

+ Thời gian mang tính ước lệ

+ Có nhiều yếu tố kì ảo

+ Tư duy bay bổng.

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau:

Tác phẩm

Ngôi kể

Nhân vật chính

Sự kiện chính

Thần Trụ Trời

Ngôi thứ 3

Thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét

Dựng lên trời đất

Công việc thi hành sét, gió ở trần gian

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên

Ngôi thứ 3

Ngô Tử Văn

Ngô Tử Văn đốt đền đòi công đạo cho dân và chiến đấu tại Minh ti vạch trần cái ác

Chữ người tử tù

Ngôi thứ 3

Huấn Cao, Viên quản ngục

Huấn Cao cho chữ viên quản ngục

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể…

Trả lời:

- Tác phẩm thần thoại Việt Nam: Thần mưa

+ Cốt truyện: Thần núi Tản Viên

+ Thời gian: mang tính ước lệ

+ Không gian: trời đất

+ Nhân vật: Thần mưa

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Đoạn văn tham khảo

Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một tác phẩm truyền kì mang đặc trưng với những chi tiết, yếu tố kì ảo và vô thực. Nhưng nét đặc sắc của tác phẩm lại nằm ở sự “vô thực” mà lại “rất thực” khi tác giả đã xây dựng một thế giới cõi âm nhưng phản ánh vô cùng chân thực về xã hội nơi trần thế có đủ “tham, sân, si”. Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử Văn và hồn ma Họ Thôi chính là hình ảnh đại diện cho cái thiện và cái ác nơi trần thế. Cái thiện – chiến đấu dũng mãnh, không nao núng run sợ, kiên định và dứt khoát đối lập với cái ác vòng vo, xảo trá, lật lọng. Và cái kết có hậu cho phe chính nghĩa là đáp án cho niềm tin và sự gửi gắm của tác giả về quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Đồng thời đề cao sự đấu tranh giành giật chiến thắng cho cái thiện. Chi tiết “thực mà hư” “hư mà thực” chốn “âm ti địa phủ” đã tạo dựng nét độc đáo cho một tác phẩm truyền kì mang âm hưởng dân gian.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Soạn bài Tản viên từ chức phán sự

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

Soạn bài Thực hành đọc: Tê-dê

1 1,244 08/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: