Soạn bài Huyện đường - Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Huyện đường Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Huyện đường
Bài giảng Huyện đường
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
1.Bạn đã xem biểu diễn tuồng bao giờ chưa? Bạn nghĩ sao khi loại nghệ thuật sân khấu này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại?
2.Hãy tìm xem trên internet toàn bộ hoặc từng trích đoạn của vở tuồng này.
Trả lời:
1.Học sinh trả lời theo hiểu biết cá nhân.
2.Học sinh xem video về vở tuồng.
* Đọc văn bản
1.Cách bài trí nơi huyện đường – những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy cách bài trí nơi huyện đường là:
- Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối, bên cạnh câu đối là cửa vào nhà trong
- Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình
- Bàn của đề lại cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ
2. Lưu ý cách tự giới thiệu của nhân vật trong tuồng
Trả lời:
Nhân vật tự giới thiệu chức vụ, vị trí của mình cùng những đặc điểm khác, tuy nhiên cách giới thiệu có phần hơi khoa trương, thị uy và hống hách
3. Chú ý sự hể hả, trắng trợn của tri huyện khi tự “thưởng thức” những mưu mô của mình
Trả lời:
Tri huyện khi đưa ra âm mưu muốn moi tiền từ Sò đã “cười khoái trá”, cho thấy sự thỏa mãn và vui vẻ cũng như lòng tham và thói xấu của hắn khi muốn lũng đoạn, đục khoét tiền của dân chúng.
4.Hoạt động “ăn ý” giữa tri huyện và đề lại
Trả lời:
Sau khi tri huyện muốn moi tiền từ Sò, xử Nghêu và Ốc, đề lại lại đưa ra ý kiến phải xử cả Sò và Hến.
=> Vạch rõ bản chất tham lam của chúng, đều là những kẻ muốn đục khoét tiền của người khác, mượn chức tước tham nhũng của dân và công lí lúc này được đong đếm bằng tiền.
5. Điều gì sẽ xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?
Trả lời:
Theo em, sau câu nói của lính lệ A, ông Trùm Sò và thị Hến sẽ biết ý và đút lót tiền cho lính lệ, nhờ lính lệ nói đỡ với quan giúp để xử kiện cho mình.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Huyện đường:
Văn bản đề cập đến câu chuyện xử kiện của Nghêu, Sò, Ốc, Hến và Lý trưởng. Nhưng trớ trêu thay, công lý lại được cân đo phân sử bằng sức mạnh của đồng tiền. Câu chuyện đơn giản nhưng phê phán sâu sắc thói tham nhũng bóc lột trên công sức của nhân dân và phê phán nhân dân tiếp tay cho thói xấu tham nhũng của quan lại.
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích.
Trả lời:
Các sự việc chính trong văn bản:
- Tri huyện bước xuất hiện, tự xưng tên tuổi, chức vụ và kinh nghiệm của mình
- Đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến
- Sau một hồi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét.
- Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu.
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Liệt kê những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn giữa các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại và lính lệ.
Trả lời:
Những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn giữa các nhân vật ở huyện đường là:
- Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.
- Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã… thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.
- Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu…
- Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật.
Trả lời:
- Tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau vì chúng là những người cùng bản chất tham lam, xấu xa, chuyên dùng quyền uy để nhũng nhiễu, ăn hối lộ đút lót của dân chúng khi xử kiện.
- Dựa vào cách nói chuyện có thể thấy hành vi xấu xa này của chúng đã xảy ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần nên được phối hợp và diễn ra rất trơn tru:
+ Khi tri huyện nói muốn để trường hợp của Sò lại vì nó rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án để nói với mọi người là “ta cứ bảo là để tra cứu đã”
+ Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”
+ Đề lại khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt với cách xử kiện của tri huyện “bẩm quan xử thật sâu sắc”, “vâng ạ, quan xử hay lắm”
Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?
Trả lời:
- Nhân dân có vẻ “am hiểu quy tắc” nơi cửa quan:
+ Thái độ và cách đút lót cũng rất bình thường, không có gì bất ngờ
+ Cách nhìn nhận cũng rất đơn giản mong được giải quyết cho xong không bỡ ngỡ
=>Qua đó, thể hiện sự việc không mới mẻ, đã quen thuộc với quy cách cửa quan như thế rồi và ngầm ý khẳng định hành động đút lót này là việc hiển nhiên là yếu tố cần và đủ khi đến cửa quan. Đồng thời dựng lên trong tiềm thức nhân dân một tư duy rằng chỉ cần có tiền công lý sẽ thuộc về mình.
Câu 5 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Lời tự giới thiệu (qua hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện đã giúp người xem, người đọc hiểu được điều gì về con người ông ta? Hãy so sánh lời tự giới thiệu đó của một nhân vật cụ thể trong tuồng với những lời tự giới thiệu thường gặp trong đời sống để rút ra nhận xét cần thiết.
Trả lời:
- Trong phần nói lối, tri huyện tự giới thiệu mình là tri huyện – người có vị trí, uy thế lớn chốn cửa quan, có nhiều lợi lộc, có nhiều kinh nghiệm, từng trải trên chốn quan trường, xử kiện “được thua tự đồng tiền”, nếu người dân nào không nể sợ sẽ bị hắn bắt giam vào nhà lao.
=> Lời giới thiệu này cho thấy hắn là một tên quan tham nhũng, thiếu liêm khiết, quen dùng quyền uy của mình đề ăn hối lộ, đút lót của dân chúng. Ngoài ra còn là kẻ háo sắc, ngu dốt và tự phụ.
- Lời giới thiệu của tri huyện dùng nhiều hình ảnh ẩn ý, cách nói ẩn dụ, ngoài giới thiệu bản thân còn nhằm mục đích khoe quyền thế, ra oai với thiên hạ. Lời giới thiệu thường gặp trong đời sống tự nhiên và dễ hiểu, dễ nhớ và dùng nhiều từ ngữ phổ thông hơn lời giới thiệu của tuồng.
Câu 6 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu, bạn sẽ lưu ý điều gì về diễn xuất của diễn viên? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, đối với vở tuồng Huyện đường, diễn viên nên lưu ý một số điểm sau về diễn xuất:
- Hành động, cử chỉ, bước đi, động tác nên mạnh mẽ, rõ rang, dứt khoát
- Động tác và lời nói, sác thái biểu cảm phải hài hòa với các yếu tố khác như tiếng trống, kèn, nhạc
- Đối với vai tri huyện, những đoạn cười nên diễn một cách tự nhiên, khoái trá, bộc lộ được bản chất tham nhũng của nhân vật
- Vai đề lại, lính lệ nên nói năng nhỏ nhẹ, ánh mắt láo liên, cười gian xảo
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn trích Huyện Đường là một câu chuyện dân gian với tiết tấu đời thường của những người nông dân bình thường khi tham gia xử kiện. Nhưng lại là câu chuyện đắt giá vạch trần hiện thực cuộc sống khi “công lý” lại được mua bàn tiền và quan lại – người đại diện cho công lý thì chẳng mảy may ngại ngần khi tính chuyện nhận tiền đút lót của dân. Câu chuyện này gợi người ta nhớ đến một tác phẩm truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày, đều phê phán rõ nét những tham quan và sự thiếu hiểu biết của nhân dân khi vô tình tiếp tay cho thói xấu đó. Tiếng cười châm biếm thêm phần chua xót và thực khi chính nhân dân, khi đặt chân tới cửa quan thì không còn xa lạ với những việc làm như thế nữa. Tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian như xoáy sâu vào sự bất công trong hiện thực cuộc sống và cũng là lời tự trách chính nhân dân nghèo đã tiếp tay cho sự bất công ấy hiện hữu trong cuộc sống thường nhật. Thế giới văn học nhưng lại là thế giới thực, khao khát công lý cho nhân dân nghèo.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 125
Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu
Soạn bài Lắng nghe phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức