Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 11,906 27/08/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

*Yêu cầu

- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm.

- Nêu được nét riêng về chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đề và các nhân vật trong tác phẩm (chủ đề đã chi phối sự lựa chọn, miêu tả nhân vật như thế nào, nhân vật đã phát triển và khơi sâu chủ đề ra sao,…)

*Bài viết tham khảo

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chủ đề của Chữ người tử tù đã được tác giả bài viết khái quát qua những câu nào?

Trả lời:

- "Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù - "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nói xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám: "ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ".

- “Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn của thiên lương đối với tội ác.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Để tô đậm ý tưởng của bài viết, tác giả đã chọn cách dẫn dắt như thế nào?

Trả lời:

Để tô đậm ý tưởng của bài viết, tác giả đã chọn cách dẫn dắt:

- Giới thiệu khái quát về thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân.

- Dẫn dắt người đọc theo định hướng vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề.

- Khái quát chủ đề tác phẩm.

- Nhìn nhận sự chi phối mạnh mẽ của chủ đề đối với đặc điểm nhân vật.

Câu 3. Ý nghĩa của chủ đề và nhân vật được khẳng định như thế nào qua bài viết?

Trả lời:

- Ý nghĩa của chủ đề và nhận vật được tác giả khẳng định là vô cùng quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm.

*Thực hành viết

Chuẩn bị viết:

- Lựa chọn truyện có chủ đề nổi bật và các nhân vật gây được ấn tượng mạnh, để lại những bài học sâu sắc về thái độ sống.

Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Chủ đề của truyện là gì? Chủ đề đó có điểm đặc biệt nào không?

+ Các nhân vật trong truyện có điểm gì nổi bật? Ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm nhân vật hướng tới việc thể hiện chủ đề như thế nào?

+ Nhìn từ chủ đề và nhân vật, tác phẩm có gì đặc sắc.

- Lập dàn ý:

+ Sắp xếp lại các ý theo trật tự hợp lí. Dàn ý cần phản ánh bố cục và nội dung chính của bài viết.

+ Cấu trúc:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm,

Thân bài: Khái quát chủ đề truyện; Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối qua hệ;    phân tích vai trò…

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

Viết

- Bám sát dàn ý đã lập để viết bài.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý để thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện.

Bài viết tham khảo

Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư là tập truyện ngắn mang dư vị buồn nhẹ nhàng về cuộc sống của con người trong đời sống thường nhât. Không tô đậm cái bi lụy, cũng không có qua nhiều tình tiết cao trào, điều cô động lại duy nhất chính là cái cảm xúc âm ỉ trong lòng. Đó là những cảm xúc khó quên nhất, tuy nhẹ nhàng nhưng vẫn luôn tồn tại mãi trong trái tim con người.

Tuyển tập Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện ngắn là một điểm nhìn của các nhân vật khác nhau về nỗi buồn của đời người. Trong đó có cái đau về sự tiếc nhớ những người hi sinh cho cách mạng đã ngã xuống trong truyện ngắn cùng tên của tập văn Ngọn đèn không tắt này. Truyện ngắn lột tả cái tiếc nhớ, quý trọng, kính mến của thế hệ người ở lại trong làng nhớ về những người ra đi cho cách mạng ngày trước.

Lòng người dân trong thôn làng ấy đau buồn khi nhắc về chuyện cụ, về những người cách mạng một đi không trở lại. Nhưng họ không cho phép bản thân quên để xóa đi cái buồn đau. Dù là đã trôi qua nhiều năm nhưng cái thôn nhỏ ấy vẫn luôn giữ cái truyền thống cứ đến ngày kỉ niệm kháng chiến năm xưa thì lại tập hợp mọi người trong thôn lại kể chuyện cách mạng. Lớp người già kể cho lớp trẻ nghe, cứ truyền nối suốt nhiều thế hệ.Cái tục lệ ấy vẫn luôn được giữ gìn như ngọn đèn không tắt nhắc nhớ thế hệ sau không dược quên cội nguồn hôm nay.

“ Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ.”

Trong thời bình nhưng dư âm của một thời cách mạng vẫn còn đó, khiến những người ở lại không thể nào quên được. Bởi lẽ cuộc sống yên bình mà hôm nay mỗi người chúng ta có được đều là do sự hi sinh của bao người cách mạng ở thế hệ trước. Dù cho có bao nhiêu năm nữa thì những kí ức ấy cũng khó lòng mà quên được, vì nó đã ngự trị sâu trong lòng mỗi người.

Ở tập văn Ngọn đèn không tắt còn có những truyện ngắn mang góc nhìn rất khác về con người sau chiến tranh. Là nỗi buồn rất lạ hay là sự trăn trở của những phóng viên không tên về cái gì trước mắt mình là đúng, cái gì là sai. Anh đã nghe kể chuyện về một vị giám đốc trước đây mặc áo lính, chiến đấu vô cùng ngoan cường nhưng sau khi chiến tranh kết thúc ông bị bắt về tội tham ô. Vị giám đốc đó lại là bạn của cha anh, anh từng nghe cha anh nói rằng ông là một người lính đáng kinh trọng trong chiến tranh nhưng giờ đây ông lại là kẻ tham lạm của công. Sự việc về vị giám đốc đó đã khiến cho anh phóng viên trăn trở vô cùng trong cái gọi là đúng sai, cái sự thật ở trước mắt. Anh nhớ lại những lần gặp vị giám đốc đó, ông ấy như chất chứa một nỗi niềm lớn ở trong lòng, cứ mong muốn sống cuộc sống thôn dã bình thường. Điều gì đã kéo ông đi đến bước đường này, anh phóng viên càng nghĩ càng băn khoăn.

“Tất cả chỉ là phù phiếm. Người ta đâu còn yêu mặt trăng khi biết trên đó toàn là sỏi đá không có sự sống”. Anh phóng viên từ lúc vào nghề đã chứng kiến bao sự nguy hiểm của giới thương trường, anh biết rằng không phải chuyện gì cũng như vẻ bề ngoài của nó. Cũng như vị giám đốc mà mọi người đêu chỉ trích ở trước mặt anh lại là người thấu đời và chỉ mong muốn cuộc đời bình thường. Điều đó khiến anh càng hoảng sợ và ghét bỏ cuộc sống ở đô thị phù phiếm, nhưng đó đã tồn tại như một quy luật rồi. Còn con người lại càng cô quạnh hơn trước sự khắc nghiệt, đua tranh mà không biết bao giờ sẽ là điểm dừng.

Trong tuyển tập truyện ngắn này còn có cái buồn về thân phận nhỏ bé của con người trước dòng đời. Đó là cái buồn của cô gái Miên trong truyện ngắn Cỏ xanh, cái đau của cô gái có cuộc đời lênh đênh trôi dạt, cả đời không biết được cảm giác hơi ấm gia đình là như thế nào. Cuối cùng Miên vướng vào tù tội và nhận lấy sự chỉ trích từ phía dư luận. Còn cô, cô vẫn không nói không rằng, mặt buồn rười rượi, cũng không còn chút hi vọng nào trong khóe mắt cả.

Cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là bà không trực tiếp bộc lộ vấn đề mà thể hiện nó qua lăng kính của các nhân vật khác. Vì vậy nên cuộc đời của Miên hiện lên thật mơ hồ, không ai rõ vì sao cô lại đi vào con đường tù tội. Bởi lẽ không ai có thể hiểu rõ nỗi đau của người khác nếu chỉ nhìn dưới ánh mắt của dư luận cả.

Xuyên suốt trong tập truyện ngắn luôn ngự trị những nỗi buồn vô cùng khác nhau, những kiếp người khác nhau. Họ đều có những nỗi khổ riêng của mình, họ khao khát hạnh phúc nhưng dòng đời lại xô đẩy họ đi những con đường mà họ không mong muốn. Có lẽ đúng như thế, hạnh phúc là chuyện phim, khổ đau là chuyện thực, còn con người vẫn luôn cố gắng bước tiếp dù thực tại có ra sao đi nữa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 37

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68

Soạn bài Thực hành đọc: Con khướu sổ lồng

1 11,906 27/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: