Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 4,570 27/08/2022
Tải về


Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Bài giảng Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) ?

Bạn đã thấy, đã nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, trong hoàn cảnh nào?

- Hình ảnh và minh chứng thực về những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu cho ta những suy nghĩ, nhận định sau:

+ Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc trước thế hệ cha ông hào kiệt anh tài.

+ Trân quý lịch sử

+ Ý thức về trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp nối tiếp truyền thống hiếu học…

- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một nhận định có thể thấy ở rất nhiều nơi đặc biệt những cơ sở giáo dục hoặc bảo tàng lịch sử dân tộc…

+ Học sinh trình bày theo hiểu biết của bản thân.

* Đọc văn bản

1. Lưu ý câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được nhắc ở ngay đầu mạch lập luận.

2. Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

Trả lời:

- “Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.”

3. Lí do chính của việc dựng bia là gì?

Trả lời:

- Việc dựng bia giúp: “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫu việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”

* Sau khi đọc

Nội dung chính Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia đề cập đến vấn đề coi trọng và đào tạo nhân tài của cha ông ta. Đồng thời là bài học răn dạy về những biện pháp khích lệ nhân tài và tầm quan trọng của người tài với vận mệnh quốc gia dân tộc lâu đời.

Soạn bài Văn bản 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tìm trong đoạn 2 của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.

Trả lời:

- Cụm từ khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

- Quý chuộng kẻ sĩ.

- Yêu mến, đề cao, ban ân, ban danh hiệu, bày tiệc, nêu tên…

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào?

Trả lời:

- Câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ:

“Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫu việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy

Trả lời

- Luận đề của văn bản: Bàn luận quan điểm về hiền tài và tầm quan trọng của người hiền tài đối với vận mệnh của quốc gia dân tộc.

- Lí do:

+ Nhan đề tác phẩm là câu khằng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

+ Lập luận, dẫn chứng đều xoay quanh khẳng định quan điểm nhan đề.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Xét về nội dung, đoạn 3 có mối quan hệ như thế nào với đoạn 2?

Trả lời:

Đoạn (2) và đoạn (3) có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau.

+ Ở đoạn 2, tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho thái độ trọng dụng nhân tài của các thánh đế minh vương.

+ Đoạn 3 đề cập đến những chính sách khuyến khích đã được làm chính là khắc bia tiến sĩ.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Bạn hãy khái quát về nội dung của đoạn 4 và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.

Trả lời:

- Nội dung: đề cập đến cách mà một kẻ sĩ có học vấn nhưng thân phận nhỏ mọn thì trách nhiệm với quốc gia dân tộc ra sao.

- Chức năng: là một luận cứ trong mạch lập luận, nối tiếp đoạn (3) với đoạn (5), với những chính sách, việc làm đề cao người hiền tài của triều đình thì họ đã, đang và sẽ làm những gì để giúp ích cho đất nước.

 Đoạn (4) là nút thắt để người đọc thấy được rõ nhất những công lao to lớn mà hiền tài mang đến cho đất nước cũng như ý nghĩa của việc dựng bia đá trong đoạn (5).

Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?

Trả lời:

- Tác giả nêu quan điểm với vị thế là một người truyền đạt “thánh ý”, đưa ra luận điểm, luận cứ về việc trọng dụng hiền tài của triều đình nhà nước.

- Tác giả cũng trình bày luận điểm về những suy nghĩ của kẻ sĩ được trọng dụng, bày tỏ thái độ của bản thân, đưa ra những lí lẽ bằng chứng về sự đóng góp của kẻ sĩ cho nước nhà.

- Với hai tư cách này, tác giả triển khai hệ thống luận điểm không mang tính đối lập mà được trình bày song song với nhau, vừa nói về tầm quan trọng của hiền tài với đất nước vừa nêu lên những đóng góp mà họ đã làm cho đất nước.

Câu 7 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”

Trả lời:

- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hết lòng bồi dưỡng nhân tài : Phạm Ngũ Lão, …

- Chủ tịch Hồ Chí Minh có công bồi dưỡng nhiều nhân tài: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, …

Câu 8 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Qua việc đọc văn bản ở trên, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?

Trả lời:

- Đối với người lập luận (người viết), việc xác định mục đích viết là yếu tố tiên quyết giúp người viết có được đối tượng và triển khai nội dung lập luận phù hợp với mục đích, định hướng đặt ra, từ đó người viết mới có cơ sở để bày tỏ quan điểm của mình trong bài nghị luận và về vấn đề nghị luận.

- Đối với người tiếp nhận văn bản nghị luận, việc xác định được mục đích viết và tư tưởng của tác giả sẽ giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản và cảm thụ được sâu nhất, rõ nhất vấn đề nghị luận mà tác giả đang triển khai.

* Kết nối đọc – viết       

Bài tập (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Đoạn văn tham khảo

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – từ bao đời nay, các bậc thánh đế minh vương vẫn luôn lấy việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là một trong những vấn đề cấp thiết của thời đại. Bởi “có người tài thì đất nước mới vững mạnh, phồn vinh và phát triển”. Và tư tưởng ấy luôn đúng với mọi thời đại. Ngày hôm nay, trước sự hội nhập và phát triển không ngừng của nhân loại, chúng ta – một Việt Nam đang trên đà phát triển lại càng cấp thiết hơn nữa trong nhiệm vụ trọng dụng và đào tạo người tài. Đặc biệt hướng đến những chính sách, chủ trương và phương pháp khích lệ nhân tài, thu hút nhân tài tránh trường hợp chảy máu chất xám. Biểu hiện cụ thể là những chính sách chi trả hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, người thầy giáo, cô giáo tương lai hay những suất học bổng trị giá cả vài triệu hay vài chục triệu nhằm khích lệ tinh thần học tập và bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt, nhà nước ta còn quan tâm tới đời sống của những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà con cái có ý thức vươn lên học giỏi. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài không phải ngày một ngày hai “vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, vì vậy đất nước cần ngày càng nâng cao chủ trương chính sách tích cực để đào tạo ra nhiều người tài, đưa đất nước phát triển sánh ngang với các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 72

Soạn bài Yêu và đồng cảm

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94

Soạn bài Thực hành đọc: Thế giới mạng và tôi

1 4,570 27/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: