Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 24568 lượt xem
Tải về


Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Bài giảng Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu tên một truyện kể hoặc bộ phim có nhân vật chính là một vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

Trả lời:

- Thần thoại Hy Lạp: Chiến tranh thành Troia

- Nhân vật chính là:  Hector, Achilles, Odyddeus.

- Điều hấp dẫn của tác phẩm:

+ Chiến tranh thành Troia là một cuộc chiến khốc liệt giữa những người anh hùng, đấu tranh vì quyền lực và vinh quang.

+ Nhân vật chính trong truyện là những vị thần có những năng lực siêu nhiên và sức mạnh phi thường ngoài ra họ còn có trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn về tình yêu và hạnh phúc.

* Đọc văn bản

1. Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện

-  Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.

2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời

- Vóc dáng: to lớn, khổng lồ, có năng lực siêu nhiên hơn người thường.

- Hành động: dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời.

3. Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?  

Những vị thần được liệt kê trong bài vè:

- Thần đếm cát

- Thần tát biển

- Thần làm sao

- Thần đào sông

- Thần trồng cây

- Thần xây núi

- Thần trụ trời.

4. Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và tính khí của thần Sét

- Chi tiết miêu tả công việc:  chuyên việc thi hành pháp luật ở trần gian. Khi xử án kẻ nào, thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

- “Tính khí” của Thần Sét: rất nóng nảy, nhiều khi giết nhầm người, vật vô tội.

5. Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió

- Hình dạng: có một hình dạng kì quặc. Thần không có đầu.

- Hoạt động: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng.

6. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?

- Nhằm lí giải cho hiện tượng tự nhiên: cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại thì đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió và mưa.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Văn bản giới thiệu về sự xuất hiện của các vị thần sáng tạo thế giới và giải thích về nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên như vì sao đất trời lại được phân đôi, vì sao lại có gió, có sét…

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới  - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể.

Trả lời:

 

Thần Trụ trời

Thần Sét

Thần Gió

Thời gian

Khi chưa có vũ trụ, muôn vật và loài người.

Không có thời gian cụ thể.

Không có thời gian cụ thể.

Không gian

Trời và đất.

Trên trời và trần gian.

Trên trời.

Nhân vật

Thần Trụ trời.

Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo.

Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió.

Sự kiện chính

Thần Trụ Trời tách trời và đất.

Giới thiệu về thần Sét.

Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần gian.

 

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

Trả lời:

- Thần thoại suy nguyên là thần thoại kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài. Thần thoại suy nguyên kể về việc chinh phục thiên và sáng tạo văn hóa.

- Ba văn bản trên đều thuộc thần thoại suy nguyên dựa vào các dấu hiệu sau:

+ Nhân vật chính: kể về các vị thần

+ Thời gian: phiếm chỉ không xác định

+ Không gian: vũ trụ

+ Truyện kể về cuộc đời của các vị thần, nhằm giải thích và cắt nghĩa về các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?

Trả lời:

- Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí như sau:

+ Là các vị thần to lớn, có hình dáng khổng lồ hoặc ngoại hình khác thường và có sức mạnh siêu nhiên.

+ Các vị thần đều gánh vác một trọng trách khác nhau phù hợp với sức mạnh siêu nhiên của mình.

Thần Trụ trời: tách trời và đất

Thần Sét: có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luật ở trần gian

Thần Gió: có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu.

- Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở: giải thích và cắt nghĩa các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?

Trả lời:

 

Công việc

Dẫn chứng

Mục đích

Thần Trụ trời

Dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất thành hai phần.

- “một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa vừa cao để chống trời.”

- “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”.

- Tách trời và đất ra làm hai.

→ Lý giải sự hình thành trời đất và di tích cột chống trời.

Thần Sét

Thi hành pháp luật ở trần gian.

- “Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.”

- Làm theo lệnh Ngọc Hoàng, trừng trị những kẻ ác ở trần gian.

→ Lý giải các quan niệm dân gian của nhân dân.

Thần Gió

Làm gió theo lệnh của Ngọc Hoàng.

Bảo bối của thần là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét.

- Tạo ra gió và mưa dưới trần gian.

 

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?

Trả lời:

- Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió thể hiện quan điểm về vũ trụ và muôn loài của người nguyên thủy. Với suy nghĩ đơn giản và thô sơ họ chưa thể nào lí giải một cách khoa học và logic các hiện tượng tự nhiên; chính vì vậy họ cho rằng các vị thần với những sức mạnh siêu nhiên đang chi phối cuộc sống của họ.

- Thông qua hình tượng các vị thần, con người thời nguyên thủy muốn gửi gắm và thể hiện khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên; hướng đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.

Trả lời:

- Đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật:

+ Nhân vật được khắc họa bằng các biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh…): nhân vật đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác thường và có sức mạnh siêu nhiên.

+ Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc săc kết hợp với các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Chức năng nhân vật: Cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.

→ Nhận xét:

Thái độ và tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên:

- Dùng trí tưởng tượng để hình dung và giải thích về các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.

- Xây dựng hình tượng các vị thần thể hiện sự cung kính, tôn nghiêm và ngưỡng mộ đồng thời thể hiện niềm tin đối với thế giới tự nhiên.

Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

Trả lời:

- Niềm tin là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó, nó có giá trị tinh thần vô hình tiếp sức cho con người có nguồn năng lượng dồi dào và tích cực.

Ví dụ:

+ Niềm tin tín ngưỡng – là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người, càng những khi gặp khó khăn con người ta lại tìm đến nơi tâm linh để làm điểm tựa để lòng thanh thản và bình an.

+ Niềm tin vào một thế giới vẫn luôn tồn tại song song trong cuộc sống hiện đại của con người.

+ …

→ Chính vì vậy niềm tin luôn có sức hấp dẫn nhất định đối với mọi thời đại, giúp cho con người có nguồn năng lượng và tin vào những điều tích cực trong cuộc sống xung quanh.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

Đoạn văn tham khảo

Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ cũng là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, nước ta bị giặc Ân xâm lược. Nhà vua muốn chiêu mộ người tài, bấy giờ câu bé ba tuổi – Thánh Gióng xung phong đi đánh giặc. Từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Thánh Gióng, thể hiện sự biết ơn và tôn sùng của nhân dân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9

Soạn bài Tản viên từ chức phán sự

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 37

Soạn bài Thực hành đọc: Tê-dê

1 24568 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: