Soạn bài Bảo Kính Cảnh Giới - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Bảo Kính Cảnh Giới Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 5749 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bảo Kính Cảnh Giới

Bài giảng Bảo Kính Cảnh Giới

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

1.Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể thơ Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

2.Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Trả lời:

1. Một số bài thơ Đường đã học hoặc đã đọc

- Bánh Trôi Nước –Hồ Xuân Hương.

- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.

2. Một số đặc điểm hình thức giúp nhận diện thể loại của các bài thơ đó.

- Số câu trong một bài

- Số chữ trong một câu

- Quy định về niêm luật

- Quy định về vần, nhịp, điệu.

* Đọc văn bản

1.Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

Trả lời:

- Động từ: Đùn đùn, phun, tiễn.

- Tính từ: Hòe lục, thức đỏ, hồng liên.

- Từ láy: Đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.

2.Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Trả lời:

- Tác giả vẽ lên qua những vần thơ bức tranh cuộc sống tươi vui đa màu sắc với những hương vị của ngày hè qua tính từ lao xao. Cuộc sống con người tấp nập, hoạt náo tạo không khí làng quê ấm cúng, êm đềm

* Sau khi đọc

Nội dung chính Bảo Kính Cảnh GiớiTác phẩm miêu tả bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống ngày hè ở làng quê Bắc Bộ. Qua đó gửi gắm chút niềm trăn trở về thời cuộc và khao khát về cuộc sống đủ đầy cho nhân dân.

Soạn bài Bảo Kính Cảnh Giới - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ?

Trả lời:

- Thể loại: Thất ngôn xen lục ngôn

- Bố cục: Đề - thực – luận – kết.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

- Câu thơ mở đầu hé mở về cuộc sống thư thái, nhàn hạ “hóng mát thuở ngày trường” và tâm trạng thư giãn, thoải mái của nhân vật trữ tình trước khung cảnh thiên nhiên ngày hè tuyệt đẹp.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Trả lời:

- Từ ngữ và hình ảnh được sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè:

+ “Hòe lục đùn đùn” – Hoa hòe lục rợp bóng

+ “Thạch lựu, phun thức đỏ”. – Hoa lựu phun thức đỏ

+ “Hồng liên trì” – Hoa sen tỏa hương.

- Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả:

+ Nguyễn Trãi không trực tiếp nhắc tới mùa hè, nhưng vô cùng tinh tế khi lựa chọn ngữ liệu là những sản vật đặc trưng của mùa hè Bắc Bộ. Những hòe lục, thạch lựu hay hồng liên trì tưởng chừng không có gì mới mẻ nhưng khi vào thơ Nguyễn Trãi đã khoác cho mình những diện mạo mới thay đổi cảm giác nóng nực thường nhật của ngày hè oi ả.

+ Nguyễn Trãi sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối.

Trả lời:

- Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua :

+ Âm thanh “lao xao” “dắng dỏi” của chợ cá, “cầm ve” của tiếng ve kêu chiều hoàng hôn “lầu tịch dương”.

+ Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, chiều tà hoàng hôn.

- Khung cảnh trên có mối liên hệ mật thiết với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối

+ Khung cảnh chợ cá, tiếng ve,… là những thanh âm của cuộc sống sinh hoạt đời thường nhưng hé mở cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng tươi vui, hăng say và trù phú. Đó cũng chính là ước mơ của tác giả về cuộc sống no đủ ấm êm cho nhân dân, muốn được như thế, đất nước phải có anh tài trị vì. Tác giả khao khát người trị vì như “vua Nghiêu Thuấn” để đời sống nhân dân bớt lầm than.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.

Trả lời:

- Vị trí của các câu lục ngôn: Câu đầu tiên và câu cuối bài thơ.

- Giá trị của các câu thơ lục ngôn: Gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung, từ đó thể hiện tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự phá cách độc đáo và mới lạ của nhà thơ.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ:

- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc. Nhà thơ luôn muốn được hòa mình cùng thiên nhiên, nhưng lại không hề quên đi cuộc sống thực tại.

- Ông là người văn võ toàn tài, có cái tâm trong sáng, luôn sống ngay thẳng với phẩm cách trung thực, cao thượng. Nguyễn Trãi đã dành trọn cuộc đời mình với tư tưởng cao cả đó là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, khát khao nhân dân được ấm no hạnh phúc.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách” trong Bảo Kính Cảnh Giới.

Đoạn văn tham khảo

Khác với những nhà thơ trung đại gắn bó với những thể thơ truyền thống, dân tộc quen thuộc thì trong tác phẩm Bảo kính cảnh giới của mình tác giả Nguyễn Trãi đã thể hiện sự phá cách đầy sáng tạo khi ông đã Việt hóa thơ Đường Luật vốn mỗi câu có đủ bảy từ thành bài thơ đầu cuối tương ứng với sáu âm sắc. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm cho câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống thở dài. Với thể thơ đặc biệt này giúp cho bài thơ thêm phần sáng tạo, dễ nhớ, dễ thuộc và cũng phần nào thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Trãi. Chính vì sự phá cách này cùng sự thành công của tác phẩm đã góp phần đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo

Soạn bài Dục Thúy sơn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33

Soạn bài Thực hành đọc: Ngôn Chí

Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu

1 5749 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: