Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,949 27/08/2022
Tải về


Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt

 (Trích văn minh Việt Nam)

Nguyễn Văn Huyên

Bài giảng Nghệ thuật truyền thống của người Việt

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

1.Bạn đã biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thần vô giá này mà bạn thấy hứng thú.

2.Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, bạn nghĩ như thế nào về sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời.

Trả lời:

1.

- Trong nghệ thuật truyền thống của người Việt, tôi biết đến một số loại hình văn hóa văn nghệ cụ thể như: chèo, tuồng, múa rối, dân ca, quan họ…

- Tôi đặc biệt yêu thích hơn cả là dân ca. Những làn điệu dân ca là tuổi thơ của tôi qua những lời ru của bà, của mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn tôi từ thuở tấm bé và chắc hẳn cũng có rất nhiều người như tôi, được lớn lên qua các làn điệu dân ca.

2.

- “Hòa nhập, không hòa tan” là chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong thời kì hội nhập mở rộng giao lưu quốc tế hiện nay.

- Sự tồn tại của các giá trị truyền thống như sự khẳng định về nền văn hóa lâu đời trù phú của dân tộc, chúng ta càng có những cơ hội để chia sẻ, mở rộng và giới thiệu đến bạn bè quốc tế về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Thời kì hội nhập là cơ hội với văn hóa truyền thống.

* Đọc văn bản

1. Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì?

Trả lời:

- Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn: “Ở Việt Nam, nghệ thuật là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân”

2.  Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?

Trả lời:

- Những yếu tố đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt: đaọ Phật, đạo Lão, đạo Nho.

3. Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt?

Trả lời:

- Điều đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt: vật liệu sử dụng gỗ, tre, đất nung đều không bền do khí hậu nhiệt đới.

4. Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?

Trả lời:

- Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là biểu hiện trong mọi tác phẩm cái tinh thần vô hình của mọi vật.

5. Kiến trúc Việt có những đặc trưng gì? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?

Trả lời:

- Kiến trúc Việt có những đặc trưng: hình khối và thể nằm ngang.

- Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể là người ta thường dựng thêm các chái để chống đỡ nóc chính và có chỗ rộng hơn.

6. Nền điêu khắc Việt có những điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Nền điêu khắc Việt có những điểm đáng chú ý:

+ Tất cả các nghệ thuật khác đều phụ thuộc vào kiến trúc.

+ Nghệ thuật mà người Việt Nam thành công nhất là điêu khắc gỗ với những kiệt tác mang phong cách tao nhã.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Nghệ thuật truyền thống của người Việt: Văn bản  nghệ thuật truyền thống của người Việt nhằm làm rõ văn minh Việt Nam, cụ thể ở đây là nghệ thuật truyền thống của người Việt với những nền văn minh nghệ thuật qua các thời kì thế kỉ.

Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?

Trả lời:

- Mục đích viết:

+ Giới thiệu về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam từ xưa tới nay.

- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản:

+ Câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

- Yếu tố miêu tả :

+ Miêu tả các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, miêu tả các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, …

+ Yếu tố miêu tả được sử dụng trong những đoạn văn nói về những nét văn hóa nghệ thuật lâu đời của Việt Nam, miêu tả một số tác phẩm được nhiều người biết đến làm minh chứng, dẫn chứng về nghệ thuật được nhắc đến.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Cảm nhận về khiếu thẩm mĩ của người Việt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến nét văn hóa truyền thống Việt,…

+ Yếu tố biểu cảm nhằm biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của người viết về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật truyền thống của người Việt, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nền văn hóa lâu đời ấy.

- Yếu tố nghị luận :

+ Bàn luận về sự ảnh hưởng của tôn giáo, bàn về những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam, …

+ Yếu tố nghị luận là cách tác giả làm nổi bật vấn đề, nghị luận về những nền nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đúc đồng, … của người Việt.

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? Nêu điều bạn có thể rút ra về cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin.

Trả lời:

- Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng đối tượng hay loại hình nghệ thuật được đề cập đến trong bài viết, giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề bao quát những đối tượng ấy.

- Từ cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin, tôi nhận thấy khi viết một văn bản thông tin cần nêu cụ thể thông tin của từng đối tượng, thông tin cần rõ ràng và có dẫn chứng chứng minh và thông tin phải có sự xác thực.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?

Trả lời:

- Nhận xét mà tôi tâm đắc nhất trong văn bản là “Người Việt Nam biết tạo một biểu hiện thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một thứ chỉ để mà dùng.”

- Bởi vì: Nhận xét này đã gói gọn rất đầy đủ và khách quan về tài năng, thẩm mĩ và sự trân quý với nghệ thuật trong sản phẩm truyền thống, rất chính xác.

+ Người Việt Nam có khiếu thẩm mĩ rất tốt, họ biết cách trang trí đồ vật, nhà cửa theo một cách khá đặc biệt và mang nét riêng biệt.

+ Những món đồ trang sức nhỏ như vòng cổ, vòng tay, nhận,… dù chỉ làm bằng kim loại hay gỗ nhưng dưới bàn tay của nghệ nhân Việt thì chúng thành món đồ trang sức tinh tế và đẹp mắt.

+ Người Việt có mắt nhìn tinh tế, có khiếu thẩm mĩ đặc biệt và đặc biệt bàn tay của những người nghệ nhân đã tạo ra những món đồ không đơn giản chỉ dùng để trang trí mà nó còn hơn thế nữa.

Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.

Trả lời:

- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Thầy – Quốc Oai.

Chùa Thầy ban đầu chỉ là một cái am nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Sau này, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm có chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi, chùa Dưới (Thiên Phúc Tự), chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng, chùa quay mặt về hướng nam, phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Chùa được Nhà nước xếp loại di tích lịch sử cấp I của quốc gia, một di tích cách mạng và là công trình kiến trúc cổ có giá trị độc đáo.

Kiến trúc độc đáo của chùa thầy có ba tòa nằm song song với nhau. Toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba “kiếp” của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống.

Kiến trúc độc đáo của chùa thầy tọa lạc trong khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn

Trong chùa có 3 pho tượng diễn tả 3 kiếp của Từ Đạo Hạnh, ngoài ra còn có tượng cha mẹ thiền sư. Hai bên chùa là hành lang thờ 18 vị La Hán. Nơi đây cũng lưu giữ  nhiều tượng cổ, quý, được làm từ những chất liệu đặc biệt.

Kiến trúc độc đáo của chùa thầy tọa lạc trong khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa thầy yên tĩnh, thanh bình, linh thiêng. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, chùa Thầy vẫn là một công trình kiến trúc đẹp, luôn thu hút đông phật tử và du khách bốn phương tìm về.

 Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Thầy là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 6 thế kỉ tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin mà bạn cho là thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.

Trả lời:

    Cuốn sách Văn minh Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên được xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ cuốn sách này, viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Mở đầu văn bản khẳng định về giá trị của nghệ thuật Việt, về khiếu thẩm mĩ của người Việt. Người Việt có cách thưởng thức cái đẹp độc đáo, họ có thể biến những đồ vật nhỏ bé, tầm thường thành những đồ trang trí tinh tế và đẹp mắt. Nghệ thuật Việt cũng bị ảnh hưởng đôi chút bởi tôn giáo, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Ngoài ra Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Ngoài ra thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch, tiêu biểu là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế hay tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, Hà Nội đều là những tác phẩm lớn và kì công. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 73

Soạn bài Sự sống và cái chết

Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89

Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 96

Soạn bài Thực hành đọc: Tính cách của cây

1 3,949 27/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: