Soạn bài Viết bài luận về bản thân - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài luận về bản thân Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 5297 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài luận về bản thân

*Yêu cầu

- Xác định rõ luận điểm đề của bài viết

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiên, kinh nghệm mà người viết đã trải qua.

- Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

*Bài viết tham khảo: Hãy đam mê, hãy dại khờ

1.Thông điệp của bài viết là gì?

Trả lời:

- Thông điệp của bài viết là: dù bạn còn sống được một ngày, mười ngày, một năm, mười năm hay một trăm năm thì hãy cứ sống hết mình với mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, bạn sẽ thấy hạnh phúc.

2.Những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết?

Trả lời:

- Yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết là:

+ Hệ thống lí lẽ, lập luận mạch lạc, sắc bén, logic.

+ Dẫn chứng minh họa trực tiếp về người viết, cụ thể sinh động tạo độ tin cậy cao với người đọc.

3. Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?

Trả lời:

- Những trải nghiệm đó đóng vai trò làm dẫn chứng cho quá trình lập luận.

*Thực hành viết

- Chuẩn bị viết:

+ Huy động trả nghiệm đáng nhớ của bản thân.

+ Suy nghĩ về bản thân

+ Lựa chọn ý tưởng tâm đắc nhất.

- Tìm ý, lập dàn ý:

+ Xây dựng dàn ý theo cấu trúc: mở bài; thân bài; kết bài.

- Viết:

+ Lựa chọn văn phong

+ Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để tác động đến tư tưởng, cảm xúc người đọc.

+ Sử dụng biện pháp tu từ.

- Chỉnh sửa, hoàn thiện:

+ Bài viết thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống.

+ Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn, những quan điểm, giá trị riêng.

+ Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc.

+ Bài viết đảm bảo các quy định ngữ pháp.

Bài viết tham khảo

Hãy nỗ lực và tin vào bản thân mình.

Tôi, một cô gái vừa bước chân vào ngưỡng cửa cấp 3 đã từng một thời vật lộn với những sự lựa chọn trường công, trường tư, trường trọng điểm hay trường tầm khá.

Nguyên nhân dẫn tới sự băn khoăn không ngừng ấy chính bởi lực học của tôi chỉ ở mức tầm khá nhưng sự kì vọng của tôi với chính bản thân mình lại ở mức giỏi. Tôi đã từng đặt ra cho mình những giả thiết, nếu tôi đỗ trường công top đầu tôi sẽ được học tập ở môi trường tốt nhất (so với khu vực), thời gian đi học gần nhất, phương tiện an toàn nhất và hơn cả là tôi sẽ rất tự hào và hãnh diện về điều ấy và cũng đặt ra cho mình phương án ngược lại với những bất lợi nếu bản thân không thể có đủ năng lực để vào những trường công mà học tập ở môi trường dân lập.

Với tôi, dân lập không xấu, nhưng học phí sẽ là một điều rất đáng quan ngại với một gia đình truyền thống nông nghiệp như nhà tôi. Và rồi cũng đến thời gian đặt bút viết nguyện vọng, tôi hiểu hơn bao giờ hết tôi bắt buộc phải lựa chọn con đường mà tôi đi và phải có trách nhiệm với nó. Tôi mạnh dạn chọn hai trường top đầu của khu vực để thi vào, không phải tôi tự cao, cũng không phải tôi không biết lượng sức mình nhưng tôi muốn mình thực sự nỗ lực và tôi tin ở bản thân mình và hơn cả tôi luôn có sự hỗ trợ, hậu thuẫn từ gia đình. Bố mẹ tôi chưa bao giờ nói “con phải giỏi, con phải đỗ” mà thay vào đó là “con cố gắng lên, con sẽ làm được” đó là động lực cho tôi và ở thời điểm đó, tôi biết tôi phải nỗ lực, tôi biết giá trị của niềm tin quan trọng đến nhường nào. Tôi đã từng rất bi quan, nhưng ở thời điểm đó, tôi lao đầu vào học, tôi nỗ lực, kiên trì, tôi ngày đêm rèn luyện với quan điểm tôi phải đỗ. Và ngày hái quả đã đến, tôi thực sự đã đỗ trường top đầu của khu vực. Ngày tôi biết điểm, cả nhà tôi đã khóc như mưa, khóc vì sự lựa chọn và khóc vì tôi thực sự đã nỗ lực và làm được. Ánh mắt cha mẹ lúc ấy ánh lên vẻ tự hào, tôi hiểu đó là điều đầu tiên tôi làm được điều gì đó.

Trước khi có điểm thi, đã nhiều lần tôi đặt giả thuyết, nếu tôi không đỗ thì cũng chẳng có gì hối hận, vì ít ra tôi đã dám làm, dám thử và dám tin vào bản thân, chẳng có gì để buồn. Nhưng có lẽ, chính sự “gan lì” ấy đã giúp tôi đặt chân vào cánh cửa mơ ước bao lâu nay.

Giờ đây, khi đã học tập trong môi trường ấy, tôi mới thấy giá trị thực sự của sự “gan lì” thuở cấp 2, giúp tôi có một môi trường học tập thật tốt và tôi tin rằng tương lai trong kì thi đại học tôi sẽ có một nền tảng và hành trang tuyệt vời.

Sống có mấy đâu, ngại gì không tin, ngại gì mà chẳng thử. Hãy tin vào chính mình!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99

Soạn bài Về chính chúng ta

Soạn bài Con đường không chọn

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 120

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

1 5297 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: