Soạn bài Viết, nói và nghe - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết, nói và nghe Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1991 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết, nói và nghe

Câu 11 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những thao tác gì ở từng bước? Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là gì?

Trả lời:

-        Quy trình viết gồm có 5 bước

-        Người viết cần thực hiện những thao tác theo từng bước ở sơ đồ

 

-        Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết

+ Bước 1: giúp ta định hình ý tưởng cần trình bày

+ Bước 2: giúp ta tránh được các lỗi sai không đáng có

+ Bước 3: hoàn thành bài làm

+ Bước 4: giúp ta xem xét cẩn thận, tỉ mỉ hơn

+ Bước 5: Hoàn thành sau khi đã rút kinh nghiệm từ các bước.

Câu 12 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài như bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7), và bài văn biểu cảm về con người (bài 10).

Trả lời:

 

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7)

Bài văn biểu cảm về con người (bài 10).

Yêu cầu

+ Thể hiện rõ ý khen, chê, đồng tình, phản đối.

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, ngươi nghe.

+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

+ Bố cục bài viết:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Thân bài: Giải thích vấn đề cần bàn luận

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức.

Bố cục:

Mở bài: giới thiệu và biểu lộ cảm xúc chung của người viết về đối tương.

Thân bài:

+ Biểu lộ cảm xúc, kết hợp với các yếu tố miêu tả để lí giải cho cảm xúc của người viết

+ Biểu lộ cảm xúc, kết hợp với tự sự và miêu tả để lí giải cho cảm xúc của người viết.

+ Biểu lộ cảm xúc, kết hợp với các yếu tố tự sự để lí giải cho cảm xúc của người viết

Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Câu 13 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Trả lời:

Việc viết tường trình cần đảm bảo

a.     Bố cục

-        Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Địa điểm, thời gian viết.

+ Tên văn bản tóm tắt sự vật tường trình

+ Người nhận bản tường trình

-        Nội dung tường trình

+ Thời gian và địa điểm

+ Tên các nhân, tổ chức có liên quan

+ Trình tự, diễn biến của sự việc

+ Người chịu trách nhiệm

-        Phần kết thúc:

+ Những đề nghị cụ thể

+ Lời cam đoan/ lời hứa

+ Kí tên người viết tường trình

a.     Nội dung:

-        Cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về sự việc.

-        Nội dung tường trình phải chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

-        Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.

Câu 14 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Sử dụng bảng dưới đây (kẻ vào vở) để tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6:

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

 

Ý kiến của người viết

 

Lí lẽ

 

Bằng chứng

 

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung.

 

Trả lời:

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

 Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống giữa con người với con người.

Ý kiến của người viết

Giải thích về sự tha thứ: Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ.

Ý kiến 1: Sự tha thứ tạo cơ hội cho con ngườ sửa chữa lỗi lầm.

Ý kiến 2: Sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thây sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

Ý kiến 3: cần tránh nhầm lẫn tha thứ với sự dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác.

Lí lẽ

Lí lẽ 1: Bởi vì không ai có thể tránh khỏi những lầm lạc,….

Lí lẽ 2: nếu mãi ôm long thù hận, ta sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét và lạc lối trong những định kiến về người khác, khi ấy cuộc đời của ta sẽ ngột ngạt, đau khổ biết nhường nào?”

Lí lẽ 3: Sự tha thứ chỉ thực sự có giá trị khi người mắc lỗi thật tâm hối cải và có những biện pháp khắc phục lỗi lầm.”

Bằng chứng

Bằng chứng 1: Trai giam Gia Trung ( Gia Lai đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề “Gửi lời xin lỗi”.

Bằng chứng 2: Nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ cho rằng: “Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục”

Bằng chứng 3: học cách tự tha thứ cho bản thân….

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung.

+ Thay vì thất vọng và tha thứ, bỏ qua….

+ Can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

Câu 15 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Lập dàn ý và viết đoạn mở bài cho hai trong ba đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại.

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

Trả lời:

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại.

a. Mở bài: - Giới thiệu về người bạn đó nêu lý do.

b. Thân bài:

-        Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về người bạn ấy

-        Hoàn cảnh hai người trở thành bạn tốt

-        Điều gì giúp cho tình bạn ấy vẫn luôn bền chặt mặc dù thời gian dài chưa gặp.

-        Biểu lộ cảm xúc bằng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm về đối tượng, rút ra điều ddnags nhớ đối với bản thân.

Mở bài: Em có rất nhiều bạn nhưng có lẽ người bạn thân nhất của em là Lan. Một người bạn mà có lẽ đã năm năm trôi qua em mới có cơ hội gặp lại, nhưng tình cảm hai đứa dành cho nhau vẫn như xưa, không bao giờ thay đổi.

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về lòng trắc ẩn trong cuộc sống

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: lòng trắc ẩn trong đời sống.

b. Thân bài

1. Giải thích:

- Lòng trắc ẩn: là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người.

2. Biểu hiện:

- Lòng trắc ẩn được thể hiện qua các hành đông hàng ngày trong cuộc sống

- Lòng trắc ẩn xuất phát từ sự chân thành, từ trái tim.

3. Liên hệ, vận dụng

- Trong đại dịch như hiện nay, thì lòng trắc ẩn là một phẩm chất vô cùng đáng quý giúp con người vượt qua khó khan.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

- Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về lòng trắc ẩn trong xã hội.

Mở bài: Trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là trong đại dịch đang diễn ra phức tạp, lòng trắc ẩn có lẽ là một thứ có thể sưởi ẩm tình người, giúp chúng ta cùng chung tay đoàn kết, chống lại dịch bệnh.

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Giới thiệu về nhân vật và tác giả, tác phẩm trong văn bản xuất hiện nhân vật đó

- Nêu cảm xúc, lí do chọn nhân vật

b. Thân bài: Phân tích

+ Giới thiệu về nhân vật

- Hoàn cảnh xuất hiện, tình huống truyện

- Thông tin cơ bản về nhân vât, đặc điểm ngoại hình cũng như tình cách nhân vật.

+ Đặc điểm của nhân vật

- Miêu tả chi tiết nhân vật, hành động nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c. Kết bài: Đánh giá khái quát về nhân vật.

Mở bài: Trong các tác phẩm em đã học, có rất nhiều nhân vật có tính cách đa dạng, mỗi người một nét riêng, nhưng có lẽ nhân vật để lại ấn tượng cho em nhiều nhất đó là nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Đây là một người nghệ sĩ nghèo hết lòng vì nghệ thuật cùng với một tình yêu thương với hai người hoạ sĩ trẻ đặc biệt là Giôn-xi.

Câu 16 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý:

-        Bố cục rõ ràng

-        Mục đích là gì?, hướng đến đối tượng nào?

-        Đưa ra các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ

-        Hình ảnh minh hoạ chân thực

-        Giọng nói truyền cảm, nhấn nhá.

Câu 17 (trang 116, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 15

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Mẹ

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Ôn tập trang 112

Soạn bài Đọc và tiếng Việt

1 1991 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: