Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp
Video giải Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp
* Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.
Trả lời :
Khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau lại mang lại một cảm giác rất khác biệt. Chẳng hạn như khi chúng ta đứng ở trên bãi biển nhìn về phía xa, bầu trời bỗng rộng lớn vô tận, trải dài tít tắt ; hay khi chúng ta ngồi nhìn từ khung cửa sổ ra lại có một cảm giác khá là hạn hẹp nhỏ bé bởi vì nó sẽ phụ thuộc vào không gian bạn phóng tầm mắt ra ngắm nhìn bầu trời sẽ mang lại cho bạn những góc nhìn khác nhau.
Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa ?
Trả lời :
Qua phim ảnh, sách vở, em được biết các ông thầy bói ngày xưa thường được miêu tả mặc áo dài, đội khăn xếp, đeo kình tròn màu đen, chống gậy và bị mù.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận : Do đâu mà chú ếch này « cứ tưởng » trời « là cái vung », còn mình «là chúa tể » ?
Trả lời :
Do chú ếch này luôn sống ở dược đáy riếng, mà miệng giếng hình tròn chỉ to bằng cái vung nên khi ở đáy giếng nhìn lên chỉ thấy một góc bầu trời nhỏ như cái vung. Chính vì vậy mà chú ếch luôn nghĩ mình to lớn hơn các loài vật khác trong đáy giếng.
2. Dự đoán : « xem voi » mà chỉ dùng tay « sờ » thì kết quả sẽ như thế nào ?
Trả lời :
« Xem voi » mà chỉ dùng tay « sờ » thì kết quả cũng chỉ hạn hẹp, nhỏ bé như bàn tay mà ta sờ vào thôi, không có cái nhìn bao quát cả một tổng thể.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính Những cái nhìn hạn hẹp : Hai văn bản trên đầu phản ánh góc nhìn hạn hẹp vê một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Tóm tắt nội dung và xác định đề tài của hai văn bản trên.
Trả lời :
« Ếch ngồi đáy giếng »
- Tóm tắt nội dung : truyện kể về một chú ếch sống lâu năm trong một cái giếng, cứ ngỡ bầu trời chỉ to bằng cái vung và nghĩ mình là một vị chúa tể. Khi trời mưa lớn nước giếng dâng cao đưa chú ra ngoài miệng giếng, chú ếch ra oai đi khắp nơi, không thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu dẫm bẹp.
- Đề tài : phê phán thói kiêu căn, ngạo mạn, huênh hoang, có tầm nhìn hạn hẹp, coi thường mọi thứ. Vi vậy, cầm phải luốn biết lắng nghe, quan sát, học hỏi vì thế giới này quá rộng lớn để chúng ta có thể biết được mọi thứ.
« Thầy bói xem voi »
- Tóm tắt nội dung : Có 5 ông thầy bói mù góp tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau. Ông sờ vòi phán nó sun sun như con đỉa, ông sờ ngà lại bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, ông sờ chân cãi nó sừng sững như cái cột đình, ông sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc, ông sờ đuôi nói nó tua tủa như cái chổi sể cùn. Năm ông không ai chịu ai, ai cũng cho mình đúng nên đánh nhau toác đầu, chảy máu.
- Đê tài : Cần phải có cái nhìn toàn diện, đánh giá bao quát, không chỉ nhìn phiến diện mà đánh giá cả quá trình.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản « Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi » là gì ?
Trả lời :
Tình huống trong văn bản « Ếch ngồi đáy giếng » : Nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh nên đã bị mtj con trâu đi qua dẫm bẹp.
Tình huống trong văn bản « Thầy bói xem voi » : Năm thầy góp tiền để xem voi, mỗi người sờ một bộ phận, mỗi người một ý kiến không ai chịu ai nên đã đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong tuyện ngụ ngôn ?
Trả lời :
- Ếch ngồi đáy giếng : là một con vật nhỏ sống dưới đáy giếng, có tính cách kiêu ngạo, huênh hoang, tầm nhìn hạn hẹp, coi thường mọi thứ.
- Thầy bói xem voi : là những ông thầy bói có tính cách nông cạn, bảo thủ, không biết lắng nghe ý kiến người khác.
ð Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong tuyện ngụ ngôn :
là những con người hoặc con vật chung chung được nêu lên để làm bài học, lời khuyên, cách ứng xử liên quan đến các vấn đề đạo đức.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Em rút ra bài học gì từ các truyện «Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi » ?
Trả lời :
Qua các truyện ngụ ngôn trên, em rút ra được bài học cần phải luôn biết lắng nghe, luôn học hỏi mọi thứ, trau dồi, hoàn thiện bản thân, không bảo thủ, không phiến diện cần cư xử một cách khiêm tốn.
Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau ?
Trả lời :
- Truyện ngụ ngôn : thường là nói về một sôd nhân vật hay con vật để ngụ ý về một câu chuyện nào đó nhằm đưa ra bài học, lời khuyên, cách ứng xử đúng được rút ra từ hành động của các nhân vật.
- Truyện cổ tích : là truyện dân giankeer về một số nhân vật có những hoàn cảnh, số phận khác nhau trong cuộc sống như số phận bất hạnh (mồ côi, dì ghẻ, nhân vật xấu xí,…) hay những nhân vật có tài năng phi thường, kì lạ ; thường mang yếu tố kì ảo, hư cấu, không có thật nhưng mang đến một niềm tin rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Câu 6 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Chọn một trong hai bài tập sau :
- Sưu tầm một số văn bản tuyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh hoạ cho các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).
- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh hoạ.
Trả lời :
- Sưu tầm :
+ Con quạ và cái bình nước :
- Chú bé chăn cừu
- Heo rừng và Thỏ
- Qua những truyện ngụ ngôn đã đọc, em có ấn tượng nhất với câu chuyện « Chú bé chăn cừu ». Truyện ngụ ngôn này đã dạy cho chúng ta một bài học không nên nói dối, người khác, làm mất niềm tin đối với họ để rồi phải chịu hậu quả không đáng có giống như cậu bé chăn cừu trong truyện đã lừa các bác nông dân để rồi khi sự thật xảy đến không có ai đến cứu cậu bé vì họ nghĩ cậu bé lại lừa họ như những lần trước đó.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo