Soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko) Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 7018 lượt xem
Tải về


Soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko)

Mác-xim Gô-rơ-ki (Macxim Gorki)

* Trải nghiệm cùng văn bản

Nội dung chính Trái tim Đan-kô (Danko): câu chuyện kể về một chàng trai nhân hậu, giàu lòng vị tha, một người hùng dũng cảm, yêu tự do, giàu tình thương với con người. Với một trái tim mãnh liệt, tha thiết cứu mọi người, mong muốn họ có một cuộc sống tự do, và cuối cùng anh đã gục ngã và chết.

Soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 82, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích

Trả lời:

Các sự kiện chính trong đoạn trích:

+ Tái hiện cuộc đời người anh hung trẻ tuổi Đan-kô.

+ Những bộ lạc khác xuất hiện, xua đuổi họ vào rừng sâu, chỉ có đầm lầy và bóng tối.

+ Đan-kô khuyên họ đững ngồi yên suy nghĩ, than khóc mà cùng nhau đi vào trừng để tìm con đường sống.

Câu 2 (trang 82, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Cách dùng dấu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,...=> chỉ chờ trong giây lát.

 

 

2

“Đan-kô dẫn họ đi.” => “Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

 

 

3

Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… => … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách

 

 

Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

Trả lời:

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,...=> chỉ chờ trong giây lát.

Nhân vật “tôi”

 Ngôi thứ nhất

2

“Đan-kô dẫn họ đi.” => “Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

Bà lão

 Ngôi thứ ba

3

Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… => … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách

Nhân vật “tôi”

 Ngôi thứ nhất

-        Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng giúp người đọc hiểu được lời nói của từng nhân vật, cuộc đối thoại đa dạng hơn trong việc thể hiện nội dung câu chuyện

Câu 3 (trang 83, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy chỉ ra sự khác biệt về cách sử dụng yếu tố tưởng tượng trong các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học và văn bản Trái tim Đan-kô.

Trả lời:

Sự khác biệt về cách sử dụng yếu tố tưởng tượng trong các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học và văn bản Trái tim Đan-kô:

Yếu tố khác biệt

Các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học

Trái tim Đan-kô

Không gian

Mang tính giả định nhưng có thật trong cuộc sống ( nhà máy, đại dương)

Chỉ tồn tại trong các câu chuyện hư cấu

Thời gian

Cụ thể, rõ ràng

Không xác định

Nhân vật

Điển hình cho những phát mình kì lạ, đọc đáo

Được xây dựng từ trí tưởng tượng, không có thực

Chi tiết

Những hình ảnh, chi tiết như con tàu, đáy biển, thác nước, cỏ và hoa,…là hình ảnh giả tưởng nhưng nó xuất phát từ thực tế có tiềm năng phát triển trong đời thực

Đan-kô xé toang lồng ngực, Đan-kô lấy trái tim ra soi đường, trái tim cháy sáng như ánh đuốc, trái tim vẫn cháy khi Đan-kô gục chết,… Là những chi tiết tưởng tượng của con người, hoang đường, không theo khoa học, càng không thể thực hiện trong đời thực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83

Soạn bài Mỗi ngày của Ích-chi-an (Ichtyan)

Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi

Soạn bài Ôn tập trang 95

1 7018 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: