Soạn bài Cốm vòng - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Cốm vòng Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 4,615 07/09/2022
Tải về


Soạn bài Cốm vòng

                         Vũ Bằng

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Trả lời:

Em đã từng ăn cốm. Theo cảm nhận của em thì cốm có hương thơm ngọt, tươi mát của lúa, cỏ còn vị cốm ăn ngọt thanh mát, dẻo và dai.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản.

Trả lời:

Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản có lẽ nói về cốm đặc trưng của làng Vòng tại Hà Nội.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.

Trả lời:

Những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.

- Màu sắc: tương phản, mà lại tôn lên lẫn nhau.

- Mùi vị: tưởng xung khắc mà ai ngờ lại cũng thắm đượm với nhau.

2. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này.

Trả lời:

Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này đó là những cô gái mộc mạc ưa nhìn “đầu trùm nón lá” vắt vẻo đi từ tinh mơ lên phố để bán cốm cho khách Hà Nội có tiếng là sành ăn.

3. Theo dõi: Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

Trả lời:

Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:

1. Ngắt lúa

2. Tuốt lúa

3. Đảo cốm trong nồi rang,

4. Xay, giã lúa

5. Sàng thóc

6. Hồ

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Cốm vòng: Miêu tả về một món ăn đặc sản - cốm làng Vòng với cách làm, hương vị, cách thưởng thức cốm sao cho đúng nhất.

Soạn bài Cốm vòng - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

   Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

    Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừ ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Trả lời:

-        Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn:

ăn miếng cốm cho ra miếng cốm; tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; ăn từng chút một; nhón từng chút một; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ tính chất thơm, tính chất ngọt của cốm; ăn một miếng cốm vào miệng là nuốt hương thơm của cánh đồng quê.

-        Đó là tình cảm nâng niu, trân trọng, thưởng thức từng hạt cốm do người ông dân vất vả làm ra với những công đoạn rất cung phu, tỉ mỉ.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:

-        Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới. 

-        Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?

-        Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt c ả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

Tác dụng: Thể hiện sự hài hoà đồng điệu, trân trọng của tác giả đối với những nét đẹp của thiên nhiên.

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Trả lời:

Đọc văn bản, em cảm nhận được tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, nhạy bén, có một tình yêu mãnh liệt với vẻ đẹp của thiên nhiên, que hương, và tấm long, sự trân trọng đối với một thức quà bình dị, dân dã đặc sản ở làng quê.

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Trả lời:

-        Chủ đề của văn bản: Miêu tả về một món ăn đặc sản - cốm làng Vòng với cách làm, hương vị, cách thưởng thức cốm sao cho đúng nhất.

-        Dựa vào nhan đề, nội dung bài, các từ ngữ, hình ảnh, cảm nhận của tác giả để xác định chủ đề của văn bản.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản

Qua những hình ảnh, từ ngữ mà tác giả đã ghi chép lại như: miêu tả hương vị màu sắc của cốm, công đoạn làm ra cốm và cách thưởng thức cốm.

Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Đây đều là những câu hỏi phủ định nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định chỉ có lá sen mới gói được cốm và chỉ có rơm tươi mới buộc được gói cốm. Tác giả đưa ra câu hỏi không nhằm mục đích nhận lại câu trả lời mà chỉ thêm phần khẳng định chắc chắn không thay thế được. Qua đó ta cúng thấy được lá sen, rơm tươi chính là bí quyết giúp cho cốm luôn giữ được vẻ mộc mạc bình dị, đơn sơ, gần gũi với con người, quê hương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Soạn bài Thu sang

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86

Soạn bài Mùa phơi sân trước

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

1 4,615 07/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: