Soạn bài Dòng “Sông đen” - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Dòng “Sông đen” Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 2077 lượt xem
Tải về


Soạn bài Dòng “Sông đen”

Giuyn Véc-nơ (Jules Verne)

* Chuẩn bị đọc

Đề bài (trang 69, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung về cảnh vật trong không gian đó.

Trả lời :

Khi ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét, ngồi nhìn khung kinhd hình tròn, em thấy thế giới dưới đáy biển thật diệu kì. Các sinh vật sống cực kì đa dạng, phong phú, em như lạc vào một xứ sở sắc màu. Dưới làn nước trong xanh ấy là những đàn cá con, cá lớn bơi cùng nhau như một đoàn tàu khổng lồ đang lao thẳng về phía trước mặc. Thực sự em có hơi choáng ngợp một chút, nhưng bù lại là sự hào hứng, thích thú, mong muốn được khám phá nơi này kĩ hơn. Những cây tảo biển, hay những sinh vật gì đó mà em không rõ chúng là gì cứ lả lướt trôi theo dòng nước, uốn lượn. Những con sứa trong vắt có thể nhìn xuyên thấy. Dưới nền cát trắng của đáy biển là những con ốc, cá mặt quỷ,… đang ẩn mình trong cát. Thế giới dưới đại dương thật diệu kì, đầy bí ẩn.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận (trang 70, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Dựa vào hành trình mà giáo sư A-rô-nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng « Sông đen ».

Trả lời :

Dựa vào hành trình mà giáo sư A-rô-nắc đã kể, tác giả đặt tên chương này là Dòng « Sông đen » là vì tàu Nau-ti-lơtx chạy theo một hải lưu có tên Nhật bản là Cư-rô-xi-o (Kuroshio), nghĩa là Sông Đen.

2. Theo dõi (trang 70, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê-mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lơtx ?

Trả lời :

Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ có không biết gì về thuyền trưởng Nê-mô và họ muốn ở lại con tàu Nau-ti-lơtx để khám phá, trải nghiệm nó một cách kĩ càng.

3. Theo dõi (trang 72, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lơtx.

Trả lời :

Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lơtx.

+ Cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên.

+ Ánh sáng rực rỡ

+ Tôi chưa từng được thấy những con cá đẹp như thế này trong môi trường tự nhiên của chúng.

4. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào để về cảnh được miêu tả trong đoạn này?

Trả lời: 

Em hình dung đó là một khung cảnh với tuyệt đẹp với nhiều loài cá, nhiều màu sắc khác nhau đang bợi lội tự do xung quanh con tàu. Đó là vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp của đại dương bao la.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Dòng “Sông đen”: văn bản nói về chuyến thám hiểm dưới đáy đại dương của ba nhân vật A-tô-nắc, Công-xây, Nét Len cùng với người thuyền trưởng đầy bí ẩn

Soạn bài Dòng “Sông đen” - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Văn bản viết về đề tài gì?

Trả lời :

Văn bản trên viết về chuyến phiêu lưu dưới đại dương bằng tàu ngầm Nau-ti-lơtx.

Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.

Trả lời :

+ Tình huống : 3 người rơi vào con tàu Nau-ti-lơtx cùng với thuyền trưởng Nê-mô ngươi mà họ không biết một chút thông tin nào cả và hành trình thám hiểm, khám phá những điều bí ẩn dưới đại dương.

+ Nhân vật : A-rô-nắc, Nét Len, thuyền trưởng Nê-mô (xuất hiện gián tiếp qua lời kể của Net Len và a-rô-nắc), Công-xây: chuyên nghiên cứu về sinh vật biển.

Không gian : dưới biển, sâu năm mươi mét.

Thời gian : Từ trưa cho tới năm giờ chiều.

Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản.

Trả lời :

Những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản :

+ Xem trên bản đồ và xác định tàu Nau-ti-lơtx đang chạy theo hải lưu có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa là “Sông Đen”

- Cuộc thảo luận của giáo sư A-rô-nắc với Nét Len về thuyền trưởng Nê-mô và về việc ở lại con tàu Nau-ti-lơtx

- Được chứng kiến tận mắt không gian dưới đáy đại dương khi con tàu đi vào dòng sông đen.

Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao?

Trả lời :

-        Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét len tranh luận về việc tranh giành tàu Nau-ti-lơtx và việc đi hay ở lại con tàu. Nhưng khi ánh sáng xuất hiện đưới đáy biển, khung cảnh hiện ra tuyệt đẹp khiến họ hoà vào khung cảnh, từ bỏ ý định đang tranh cãi.

-        Em đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả vì chính khung cảnh dưới biển đã giúp cho họ được gắn kết, được cùng nhau chiêm ngưỡng. Nếu bỏ trốn, thì đây hẳn sẽ là một điều nuối tiếc nhất.

Câu 5 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Tìm trong văn bản một số chi tiết về nhân vật Nê-mô và điền vào cột thứ 2 của bảng sau (làm vào vở):

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

 

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

 

Thái độ của Công-xây về Nê-mô

 

Thái độ của Nét len về Nê-mô

 

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Nê-mô?

Trả lời :

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

-        Cáo từ A-rô-nắc rồi đi ra.

-        Tiếp đón 3 người một cách lạnh lùng nhưng chu đáo.

-        Chưa lần nào ông ta bắt tay tôi. Cũng chưa lần nào đưa tay cho tôi bắt.

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

-        Suy nghĩ liên miên thể hiện sự băn khoăn về sự đón tiếp của thuyền trưởng.

-        Đồng tình, đánh giá cao về các mà thuyền trưởng đã chỉ dẫn trên bản đồ.

Thái độ của Công-xây về Nê-mô

Phải chăng ông ta là một trong số những nhà bác học không được thừa nhận, là một thiên tài “bị người đời hắt hủi”.

Thái độ của Nét len về Nê-mô

Không tin tưởng, nghi ngờ về thân phận thuyền trường. Chính vì vậy nên đã trah cãi việc đi hay ở lại trên con tàu vì sự an toàn.

+ Từ những chi tiết đó, em cảm nhận được nhân vật Nê-mô là môt người có tính cách lạnh lùng nhưng chu đáo, điềm tĩnh, hiếu khách.

Câu 6 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Tóm tắt nội dung văn bản.

Trả lời:

Câu chuyện kể về hành trình khám phá, trải nghiệm một không gian bí ẩn dưới đáy đại dương với thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô. Trong khi giáo sư A-rô-nắc thích thú, hào hứng khám phá không gian mới thì Nét Len lại luôn trong trang thái nghi hoặc, mất bình tĩnh vì không hiểu rõ về con tàu bí ẩn này. Và rồi sau tất cả những tâm trang ấy là một khung cảnh tuyệt diệu dưới đáy đại dương khiến họ dần thích nghi, hoà mình vào cuộc thám hiểm này.

Câu 7 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2 )

Tàu Nau-ti-lơtx được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lơtx có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ cửa kính.

Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lơtx giúp em hiểu thêm gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời:

Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lơtx giúp em hiểu thêm về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng

-        Những phát minh mang tính khoa học nhưng chỉ là giả tưởng.

-        Tác giả đã tưởng tượng về một con tàu với những tính năng hiện đại hơn so với thực tế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Xưởng Sô-cô-la (Chocolate)

Soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko)

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83

Soạn bài Mỗi ngày của Ích-chi-an (Ichtyan)

Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản

1 2077 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: