Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1904 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

* Khái niệm: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.

* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. 

- Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Câu hỏi (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc hay không?

- Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ?

- Nội dung câu mở đoạn là gì?

- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

- Nêu nội dung câu kết đoạn.

Trả lời:

-        Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc ; « tôi »

-        Tác giả thể hiện cảm xúc thích thú, quan tâm tới bài thơ : « rất thích »

-        Nội dung câu mở đoạn là giới thiệu nhan đề, tác giả, nội dung và cảm xúc chính của bài thơ.

-        Phần thân đoạn gồm các câu 2, 3, 4, 5 ; trình bày hình ảnh độc đáo, chi tiết để thể hiện, làm rõ, giải thích cho cảm xúc của tác giả với bài thơ.

-        Nội dung câu kết đoạn : khái quát lại nội dung, ý nghĩa, ngụ ý cũng như cảm xúc của tác giả đối với bài thơ.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Đoạn văn tham khảo

Có lẽ bài thơ « Hạt gạo làng ta » của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một bài thơ gắn liền với thời thơ ấu của mỗi người. Cứ mỗi lần đọc lại bài thơ này, nó vẫn mang lại cho tôi cảm giác thích thú như lúc ban đầu. Bài thơ với chủ đề cực kì gần gũi, thân thuộc đối với làng quê Việt Nam. Đó là sự ngợi ca biết ơn những người nông đân đã vất vả làm ra những hạt gạo dẻo thơm, nuôi dưỡng sự sống cho con người. Hình ảnh hạt gạo từ xa xưa đã gắn liền với người dân đất Việt qua nhiều thời kì lịch sử, trở thành lương thực thiết yếu cho nhân dân ta. Với thể thơ bốn chữ rất dễ nhớ, bài thơ nhắn nhủ chúng ta hãy biết trân quý từng hạt gạo bởi đó là thành quả lao động miệt mài của người nông dân Việt Nam để làm ra những hạt gạo. Dường như hạt gạo đã trở thành một sản vật vô giá, chúng ta hãy biết ơn và trân trong những giá trị đáng quý này. Với tôi, là một người con của thôn quê, tôi hiểu được nỗi vất vả đó của ông bà, bố mẹ, những người nông dân để làm ra được những hạt gạo trắng ngần như ngày hôm nay.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày

Soạn bài Ôn tập trang 30

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 32

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo

1 1904 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: