Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn
1. Định hướng
a. Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện dã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyên Việt Nam hoặc nước ngoài.
b. Để kể lại một truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:
- Lựa chọn truyên ngụ ngôn mà em yêu thích.
- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn.
- Lập dàn ý cho bài kể.
- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.
- Bảo đảm thời gian theo quy định.
2. Thực hành
Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ”
a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?
+ Truyện có nhân vật chính nào?
+ Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?
+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu khái quát về truyên ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”
+ Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí.
+ Kết thúc:
Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật
Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn
c. Nói và nghe
Người nói |
Người nghe |
- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước nhóm hoặc lớp. - Bảo đảm nội dung kể, tranh viết thành văn để đọc; thực hiện đúng thời gian dự kiến. - Điều chỉnh giọng điệu, cách kể, điệu bộ, cử chỉ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể. |
- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người nói trình bày. - Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu trong cách thức trình bày của người nói. - Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt. - Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.
|
* Bài nói mẫu tham khảo:
Ngày xửa ngày xưa ở một khu rừng nọ có một chú thỏ luôn kiêu căng, khoe khoang về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú cũng tự ngợi ca về tài năng của minh.
Một ngày nọ, rùa đã đưa ra lời thách thức với thở về việc chạy đua với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều kinh ngạc với lời thách thức này, chúng tập trung lại để xem cuộc thi giữa rùa và thỏ.
Khi cuộc thi bắt đầu, thỏ chạy nhanh như một cơn giố, thoáng một cái đã không thấy bóng dáng đâu. Chính vì lẽ đó, thỏ càng trở nên hống hách hơn và mỉa mai: “ Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ!”
Nói rồi thỏ dừng lại bên đường rồi ngủ, trong lúc đó rùa vẫn miệt mài chạy mà không ngừng nghỉ. Cho đến lúc rùa vượt qua thỏ và gần đến vạch đích. Động vật xung quanh hô to quá, lúc đó thỏ mới chợt tỉnh giấc, nhưng đã quá muộn. Dù cho Thỏ chạy hết sức nhưng cũng không kip, rùa đã cán đích. Chiến thắng của rùa thể hiện tinh thần khiêm tốn, chăm chỉ, nghiêm túc. Khi đó, thỏ vô cùng xấu hổ, không còn mặt mũi nào để gặp mọi người.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói |
Người nghe |
Xem xét lại việc thể hiện nội dung và cách kể: - Nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng được kể đã đúng và đủ chưa? - Cách kể còn có những hạn chế nào? - Rút kinh nghiệm về việc trình bày: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ,... |
Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe: - Đã nắm được nội dung, ý nghĩa của câu chuyên và cách kể của người nói chưa? - Thái độ khi nghe người nói kể lại truyện như thế nào? - Việc trao đổi với người nói có hợp lí, đúng mực không? |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nghe và nói
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 55
Soạn bài Em bé thông minh - Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài cao dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo