Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 4022 lượt xem
Tải về


Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Đề bài (trang 39, sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Hằng ngày, em vẫn thường trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống với những người xung quanh. Vậy, em cần lưu ý những gì khi chia sẻ ý kiến của mình và tiếp nhận ý kiến của người khác? Bài học này hướng dẫn em cách trao đổi ý kiến một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

Chủ đề trao đổi: Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Trả lời:

-        Cần lưu ý khi chia sẻ ý kiến của mình và tiếp nhận ý kiến của người khác: khi chia sẻ ý kiến của mình cần phải cân nhắc kĩ, chọn lọc thông tin, đưa ra những lời nói tin cậy, chính xác. Khi tiếp nhân ý kiến người khác cần khách quan, bổ sung hay đóng góp ý kiến, cần tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc.

-        Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.

+ Bước 1: cần chuẩn bị kĩ càng trước khi đưa ra ý kiến của mình, tìm hiểu kĩ ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên.

+ Bước 2: tiến hành trao đổi ý kiến:

-        Trình bày ý kiến của mình bằng ngôn từ đúng mực, lí lẽ chặt chẽ, rõ ràng

-        Tiếp nhận ý kiến của người khác một cách tôn trọng, khách quan; nghiêm túc lắng nghe khi họ trình bày.

-        Tích cực đóng góp ý kiến để cuộc tra đổi hiệu quả, chất lượng.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi ý kiến của mình về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Vậy các bạn đã đã hiểu rõ ý nghĩa của hai câu tục ngữ này chưa?

Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau thảo luận để hiểu sâu hơn về hai câu tục ngữ này nhé! Đầu tiên chúng cần hiểu các thuật ngữ “giọt máu đào” là thứ quan trọng không thể thiếu trong cơ thể người, “ao nước lã” là thứ không có giá trị, không cần thiết. Đó là hiểu theo nghĩa đen của từ, còn hiểu theo nghĩa bóng thì “giọt máu đào” ở trong ngữ cảnh này thể hiện những người cùng chung dòng máu, huyết thống, anh em ruột thịt; “ao nước lã” chỉ người xa lạ, người dưng. Ý nghĩa của câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta cần phải trân trọng những người thân ruột thịt, họ quan trọng hơn những người xa lạ.

Thực tế thì cũng khá đúng, ví dụ trong gia đình bất kể ai gặp trục trặc hay vấn đề gì đó chúng ta tự nhiên sẽ cảm thấy lo lắng, quan tâm hộ. Còn đối với người xa lạ thì chúng ta không hề có cảm giác đó. Cũng đúng thôi chúng ta là anh em ruột thịt, có cùng huyết thống thì việc bảo vệ, quan tâm lẫn nhau cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, đôi khi không phải gia đình nào cũng hoà thuận, anh em cũng sẵn lòng bảo vệ nhau. Thực tế là có thật, anh em bất hoà, tranh chấp. Bởi vậy mới có câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Câu này thực tế cũng đúng, đôi khi chúng ta có thể thân thiết với hàng xóm còn hơn anh em. Người ta thường nói “xa mặt cách lòng”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Có những người sẵn sàng chọn hàng xóm, thay vì anh em nhưng thực lòng mà nói theo quan điểm của tôi, không có ai là không muốn chọn anh em ruột của mình cả, chỉ là do hoàn cảnh, do sự bất hoà mới dẫn đến cảnh chia lìa như vậy.

Qua hai câu tục ngữ trên, chúng ta không thể khẳng định sự đúng, sai ở đây, mà nó dựa trên hoàn cảnh, cách sống mỗi người. Và tôi tin rằng sự lựa chọn nào cũng được, miễn sao chúng ta sống cảm thấy thoải mái, hạnh phúc thì nó sẽ là lựa chọn đúng. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không? Hãy cho tôi ý kiến đóng góp để cuộc trao đổi, thảo luận hiệu quả hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Ôn tập trang 41

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 43

Soạn bài Trò chơi cướp cờ

Soạn bài Cách gọt củ hoa thuỷ tiên

Soạn bài Hương khúc

1 4022 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: