Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1,513 26/08/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thuộc thể nghị luận xã hội nhằm đưa ra ý kiến về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc lĩnh vự tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Nêu được vấn đề cần bàn luận

+ Trình bày được ý kiến

+ Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực

+ Bố cục bài viết:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Thân bài: Giải thích vấn đề cần bàn luận

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (trang 19, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích thuyết phục người đọc về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống giữa con người với con người.

Câu 2 (trang 19, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:

-        Vấn đề bàn luận thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, một phẩm chất cần có trong cuộc sống.

-        Nêu rõ ý kiến đồng tình tán thành về sự tha thứ trong cuộc sống

-        Đưa ra các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xác thực.

Câu 3 (trang 19, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Bài viết đã đưa ra ý kiến, lí lẽ bằng chứng nào về sự tha thứ?

Trả lời:

Ý kiến:

-        Giải thích về sự tha thứ: Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ.

-        Ý kiến 1: Sự tha thứ tạo cơ hội cho con ngườ sửa chữa lỗi lầm.

+ Lí lẽ: Bởi vì không ai có thể tránh khỏi những lầm lạc,….

+ Bằng chứng: Trai giam Gia Trung (Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề “Gửi lời xin lỗi”.

-        Ý kiến 2: Sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thây sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

+ Lí lẽ: nếu mãi ôm long thù hận, ta sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét và lạc lối trong những định kiến về người khác, khi ấy cuộc đời của ta sẽ ngột ngạt, đau khổ biết nhường nào?”

+ Bằng chứng: Nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ cho rằng: “Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục”

-        Ý kiến 3: cần tránh nhầm lẫn tha thứ với sự dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác.

+ Lí lẽ: Sự tha thứ chỉ thực sự có giá trị khi người mắc lỗi thật tâm hối cải và có những biện pháp khắc phục lỗi lầm.”

+ Bằng chứng: học cách tự tha thứ cho bản thân….

Câu 4 (trang 19, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Trả lời:

-        Đoạn văn có chức năng giải thích: Đoạn thứ 2 (Tha thứ chính là bỏ qua cho…mắc lỗi sửa sai)

-        Đoạn văn có chức năng bổ sung: Đoạn thứ 5 (Tuy thế, ta cần tránh nhầm lẫn…quá khứ)

Câu 5 (trang 19, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Theo em, giải pháp ấy có hợp lí, khả thi hay không?
Trả lời:

Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp:

-        Học cách tha thứ bằng việc đặc mình vào vị trí của người khác.

-        Viết thư cho những người từng mắc lỗi với ta để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương.

Theo em, giải pháp ấy rất hợp lí, khả thi vì ít nhất thì nó cũng giuwps cho chúng ta nhẹ long, thanh than, buông bỏ gánh nặng, hận thù, học cách bao dung, tâm bình thản hơn.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 20, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, máy móc hiện đại kéo theo rất nhiều các ảnh hưởng không chỉ tích cực mà còn có những hậu quả tiêu cực xung quanh nó. Với sự mọc lên hành loạt các nhà máy, nhà cao tầng cũng đã tạo ra không ít những vấn đề về môi trường, nổi bật đó là ô nhiễm môi trường nghiêm trong không chỉ ở nước ta mà đây là vấn đề của toàn cầu.

Hàng năm, lượng rác thải xả ra từ sinh hoạt hàng ngày, từ các nhà máy,… tạo nên một lượng chất thải quá tải khổng lồ, mà không thể xử lí kịp thời. Trước hết, ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường, thiên nhiên bị huỷ hoại bằng các rác thải nhựa, thuỷ tinh, cao su, nước bẩn,…Ô nhiễm môi trường gây hại đến sức khoẻ của con người. Theo thống kê, có hàng nghìn bệnh phải nhập việc mỗi năm vì bệnh lao, nhiễm khuẩn do hít phải khói bụi, và các chất độc hại từ môi trường. Không chỉ vậy mà nó còn gây ra hang loạt các căn bệnh không thể chữa trị như ung thư-một căn bệnh dương như ngày càng tang về số lượng tại nước ta.

Bên cạnh đó, ô nhiễm đã huỷ hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật. Như ở ngoài biển, rác thải nhựa, túi ni-long đã tràn lan trên biển khiến cho các loài cá, các động vật dưới nước gặp nguy hiểm khi mắc phải hoặc ăn phải chúng. Chính ô nhiễm môi trường đã gây ra hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu với các hiện tượng thời tiết cực đoan, không còn theo quy luật của tự nhiên,…

Còn rất nhiều hậu quả khác mà chúng ta không thể lường trước được. Vì vậy chúng ta, những cá nhân hãy nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của vấn đề này. Hãy chung tay, cùng nhau bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại rác thải, không dùng túi ni-lông, hạn chế sử dụng chai nhựa, đò nhựa để góp phần tạo nên một cuộc sống xanh-sạch-đẹp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Ôn tập trang 26

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 27

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

1 1,513 26/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: