Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và tam giác SAB đều

Lời giải Bài 4 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11.

1 2,064 07/11/2023


Giải SBT Toán 11 Bài tập cuối chương 4 trang 132

Bài 4 trang 133 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và tam giác SAB đều. Gọi M là điểm thuộc cạnh BC sao cho BM = x (0 < x < a), mặt phẳng (α) đi qua M, song song với hai đường thẳng SA và AB.

a) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (α) với các mặt của hình chóp.

b) Tính diện tích của hình tạo bởi các đoạn giao tuyến ở câu a theo a và x.

Lời giải:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và tam giác SAB đều

a) Trong mặt phẳng (ABCD), kẻ MN // AB // CD, N ∈ AD.

Trong mặt phẳng (SAD), kẻ đường thẳng d đi qua S và d // AD. Qua N vẽ đường thẳng song song với SA và cắt d tại O.

Nối NO cắt SD tại P và nối MO cắt SC tại Q.

Khi đó (α) chính là mặt phẳng (OMN).

Suy ra (α) ∩ (ABCD) = MN;

(α) ∩ (SBC) = MQ;

(α) ∩ (SCD) = QP;

(α) ∩ (SAD) = NP.

b) Các đoạn giao tuyến của mặt phẳng (α) với các mặt của hình chóp tạo thành tứ giác MNPQ.

Ta có CD // MN // PQ

Suy ra tứ giác MNPQ là hình thang với MN = AB = a và QMN^=SBA^=60°.

Trong ∆SBC có MQ // SB nên MQSB=MCBC (hệ quả định lí Thalès)

Mà SB = BC nên MQ = MC = a ‒ x.

Trong ∆SCD có PQ // CD nên PQCD=SQSC (hệ quả định lí Thalès).

Trong ∆SBC có MQ // SB nên SQSC=BMBC (định lí Thalès)

Do đó PQCD=BMBC, mà CD = BC nên PQ = BM = x.

Gọi H là chân đường cao kẻ từ Q đến MN.

Ta có: QM // SB, MN // AB nên góc giữa hai đường thẳng QM và MN bằng góc giữa hai đường thẳng SB và AB, hay SBA^=QMH^.

Khi đó QH = MQsinQMH^ = MQsin60°=ax32.

Vậy SMNPQ = 12QHMN+PQ = 12ax32a+x = a2x234 (đvdt).

1 2,064 07/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: