TOP 40 câu Trắc nghiệm Tôi và chúng ta (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Tôi và chúng ta có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 932 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Tôi và chúng ta

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về tính cách nhân vật Hoàng Việt đoạn trích?

A. Năng động và quyết đoán

B. Giỏi về chuyên môn và tổ chức

C. Năng động nhưng có phần cứng nhắc

D. Giỏi tổ chức nhưng chưa thật mạnh dạn

Đáp án: B

Câu 2: Câu “sự thật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản” thể hiện rõ phẩm chất gì của người nói?

A. Thẳng thắn và trung thực

B. Tư duy biện chứng và khát khao đổi mới

C. Thông minh và nhạy bén

D. Chín chắn trong suy nghĩ và hành động

Đáp án: B

Câu 3: Câu văn nào sau đây miêu tả nhân vật Trương

A. Bảo thủ, cứng nhắc, nhiều tham vọng

B. Bảo thủ, cố bám lấy chức vụ nhưng không làm được việc gì

C. Có đầu óc tổ chức nhưng chưa thật mạnh dạn, tự tin

D. Tư duy năng động, hết lòng vì quyền lợi của công nhân

Đáp án: A

Câu 4: Tính tình bộc trực, thẳng thắng nói về nhân vật nào?

A. Lê Sơn

B. Nguyễn Chính

C. Trương

Đáp án: A

Câu 5: Nghệ thuật nổi bật nhất của vở kịch Tôi và chúng ta là gì?

A. Tạo xung đột và phát triển xung đột

B. Ngôn ngữ nhân vạt giàu cá tính

C. Xây dựng những biến cố giàu kịch tính

D. Tổ chức đối thoại sinh động

Đáp án: A

Câu 6: Vở kịch tôi và chúng ta thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt, để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Đây có phải là giá trị nội dung của tác phẩm không: "Đoạn trích làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho tập thể và cho đất nước. Thông qua những mâu thuẫn đầy kịch tính, tác giả muốn truyền tải thông điệp: muốn phát triển, cần phải loại bỏ những suy nghĩ lạc hậu, cần mạnh dạn đổi mới và bứt phá để đạt được thành công. Truyện cũng gợi ra những suy nghĩ cho mỗi người về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể"?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 8: Tác phẩm Tôi và chúng ta là của tác giả nào?

A. Lưu Quang Vũ

B. Lê Minh Khuê

C. Nguyễn Tuân

D. Nguyễn Khoa Điềm

Đáp án: A

Câu 9: Vở kịch Tôi và chúng ta ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

C. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh (những năm 80 của thế kỉ XX)

D. Thời kì đổi mới (những năm 90 của thế kỉ XX)

Đáp án: C

Câu 10: Vở kịch Tôi và chúng ta viết về cái gì?

A. Sự thay đổi phương thức và cơ chế sản xuất

B. Sự thay đổi của đất nước sau chiến tranh

C. Số phận của con người trong xã hội mới

D. Sự thay đổi của cuộc sống trong những năm đổi mới

Đáp án: A

Câu 11: Xung đột chủ yếu trong đoạn trích là xung đột nào?

A. Xung đột giữa các kiểu tính cách khác nhau

B. Xung đột giữa các lối sống khác nhau

C. Xung đột giữa tư tưởng bảo thủ và đổi mới

D. Xung đột giữa đội ngũ lãnh đạo và công nhân

Đáp án: C

Câu 12: Xung đột được thể hiện qua đoạn trích thuộc phần nào của vở kịch?

A. Bắt đầu xung đột

B. Xung đột cao trào

C. Xung đột phát triển

D. Xung đột được giải quyết

Đáp án: A

Câu 13: Bối cảnh của đoạn trích trong vở kịch ở đâu?

A. Phân xưởng sản xuất

B. Phòng Giám đốc

C. Trước cổng nhà máy

D. Phòng Tài vụ

Đáp án: A

Câu 14: Tác giả vở kịch “Tôi và chúng ta” là Lưu Quang Vũ. Ông vừa là nhà viết kịch vừa là nhà thơ?

A. Đúng.

B. Sai.

Đáp án: A

Câu 15: Vở kịch “Tôi và chúng ta” ra đời trong giai đoạn nào của Cách mạng Việt Nam?

A. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, thời kì xây dựng CNXH trên miền Bắc.

B. Trong những năm chống Mĩ cứu nước.

C. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước được thống nhất.

D. Thời kì đất nước đổi mới (những năm 90 của thế kỉ XX).

Đáp án: D

Câu 16: Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào

Muốn tăng sản xuất phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người. Đến cái mây cũng phải có nhiên liệu nó mới làm việc được, (với mọi người) Và phải làm ra trò!

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Nghị luân.

D. Biểu cảm.

Đáp án: C

Câu 17: Chữ “hắn” trong lời nói của Lê Sơn là từ loại gì? Từ “hắn” đã biểu thị thái độ gì của kĩ sư Lê Sơn đối với Phó giám đốc Nguyễn Chính?

A. “Hắn” là đại từ nhân xưng.

B. “Hắn” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.

C. “Hắn” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ “hắn” biểu thị thái độ khinh bỉ và ghê tởm của kĩ sư Lê Sơn đối với Phó giám đốc Nguyễn Chính.

Đáp án: C

Câu 18: Câu nói sau đây của kĩ sư Lê Sơn đã chỉ rõ Phó giám đốc Nguyền Chính là một con người như thế nào?
- “(nói với Việt) - Anh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí Phó giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời Giám dốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay có còn đủ năm ngón không? So với hắn ta, anh chỉ là cừu non. Từ nay Chính sẽ không can ngăn anh nữa đâu, hắn sẽ để mặc anh dấn sâu vào các sự việc rồi hắn mới ra tay. Hắn sẽ có chỗ có nơi dể làm việc đó... Anh không sợ à?”

A. Nguyễn Chính là chuyên gia lật đổ.

B. Nguyễn Chính là kẻ ném đá giấu tay, rất ghê gớm.

C. Nguyễn Chính vừa bảo thủ vừa độc ác.

D. Nguyễn Chính là một kẻ thâm hiểm.

Đáp án: D

Câu 19: Những nhân vật nào đại diện cho cán bộ công nhân cấp tiến, muôn phá bỏ cơ chế cũ lạc hậu để phát triển sản xuất và nàng cao đời sống cán bộ, công nhân?

A. Hoàng Việt, Giám đốc.

B. Lê Sơn, kĩ sư.

C. Ông Quých, bà Bộng, công nhân..

D. Tất cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 20: Câu nói sau đây của Giám đốc Hoàng Việt có ý nghĩa gì?


“Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lại lạ thế? Không, từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được hưởng lương càng cao hơn, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta!”

A. Phê phán cái vô lí của cơ chế quan liêu bao cấp.

B. Phê phán cái lạc hậu, cũ kĩ, xơ cứng của cơ chế quan liêu bao cấp.

C. Phê phán sự bất công của cơ chế quan liêu bao cấp.

D. Tất cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 21: Vở kịch “Tôi và chúng ta” nói về điều gì và sự xung đột giữa cái gì với cái gì?

A. Xung đột giữa cơ chế quan liêu bao cân với yêu cầu đổi mới để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân.

B. Xung đột giữa cán bộ bảo thủ với lớp cán bộ trẻ cấp tiến.

C. Cả A và B.

Đáp án: C

Câu 22: Theo ý em thì “các cối xay gió” trong ngữ cảnh này chì những ai?

A. Bộ máy quan liêu của cơ chế bao cấp lạc hậu, cũ kĩ.

B. Là Nguyễn Chính, Quản đốc Trương, bà Trưởng phòng Tài vụ, Trưởng phòng tổ chức lao động, v.v...

C. Cả A và B.

Đáp án: C

Câu 23: Những nhân vật nào đại diện cho cơ chế quan liêu bao càp được nói đến trong hồi kịch này?

A. Nguyễn Chính, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thắng Lợi.

B. Trưởng phòng Tổ chức lao động.

C. Bà Trưởng phòng Tài vụ.

D. Quản đốc Trương.

E. Tất cả A, B, C, D.

Đáp án: E

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tổng kết phần Văn học có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách Hồ Chí Minh có đáp án

1 932 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: