TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra về truyện trung đại (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Kiểm tra về truyện trung đại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1015 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kiểm tra về truyện trung đại

Bài giảng Ngữ văn 9 Kiểm tra về truyện trung đại

Câu 1: Đoạn trích Thúy Kiều báo an báo oán sử dụng yếu tố nghị luận không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Giải thích: Trong phần xin tha tội của Hoạn Thư, Hoạn Thư viện dẫn ra nguyên nhân việc làm của mình là do thói thường tình của phụ nữ

Câu 2: Trong các câu thơ sau, câu nào sử dụng từ Hán Việt?

A. Thuyền ta lái gió với buồm trăng

B. Biển cho ta cá như lòng mẹ

C. Dập dìu tài tử giai nhân

D. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án: C

Giải thích: Hai từ Hán Việt: tài tử, giai nhân

Câu 3: Trong những câu sau, câu nào không mắc lỗi dùng từ?

A. Mẹ tôi mua một cuốn bách khoa toàn thư của gia đình

B. Bộ Tài chính chuẩn bị dự thảo về thuế đất cho quốc hội xem

C. Bác của An là đại sứ quán ở Cu Ba

D. Bộ phim này không có không khí chút nào!

Đáp án: D

Giải thích: Sai ở quan hệ từ “của”

Câu 4: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?

A. Nguyễn Dữ

B. Nguyễn Du

C. Nguyễn Trãi

D. Phạm Đình Hổ

Đáp án: A

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc Quang Trung dẫn ra những tấm gương anh hùng dân tộc trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An?

A. Thể hiện niềm tự hào của Quang Trung đối với những vị anh hùng trong lịch sử

B. Thể hiện sự am hiểu về lịch sử của dân tộc của Quang Trung

C. Nói lên truyền thống giặc ngoại xâm của dân tộc từ xa xưa

D. Thể hiện khao khát của Quang Trung muốn lập được những chiến công như những vị anh hùng đó.

Đáp án: A

Câu 6: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh tố cáo tội ác của phong kiến chà đạp lên con người và đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ, công lí, chính nghĩa đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Tác phẩm Lục Vân Tiên ta hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu, đánh giá nghệ thuật kết cấu và nghệ thuật ngôn từ của đoạn thơ này, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 8: Chủ đề của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì?

A. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua những con người giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm

B. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến qua việc ăn chơi xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa

C. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Câu 9: Giá trị nhân đạo của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

A. Thương cảm trước khổ đau bi kịch của con người

B. Khẳng định vẻ đẹp của con người

C. Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ, công lí, chính nghĩa

D. Lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, thương cảm trước thân phận khổ đau của con người

Đáp án: D

Câu 10: Ý nào nói đúng nhất thành công trong truyện Kiều của Nguyễn Du?

A. Khắc họa nhân vật bằng thủ pháp ước lệ

B. Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngôn ngữ, ngoại hình, cử chỉ

C. Miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

D. Luôn đặt nhân vật vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp

Đáp án: C

Câu 11: Để lập luận chặt chẽ, người ta dùng các yếu tố ngôn ngữ nào?

A. Dùng từ lập luận

B. Dùng câu lập luận

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Câu 12: Truyện và kí trung đại đã tập trung vào thể hiện những chủ đề nào?

A. Phán ảnh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị.

B. Nói về người phụ nữ với những vẻ đẹp và số phận bi kịch.

C. Nói về những người anh hùng với lí tưởng đạo đức, trí tuệ cao đẹp.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 13: Tác phẩm Lục Vân Tiên ta hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu, đánh giá nghệ thuật kết cấu và nghệ thuật ngôn từ của đoạn thơ này, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 14: Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết trinh thám

B. Truyện thơ Nôm

C. Tiểu thuyết chương hồi

D. Truyện ngắn

Đáp án: C

Câu 15: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều”?

A. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ

B. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc

C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước

D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ

Đáp án: A

Câu 16: Hình ảnh chiếc bóng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” giữ vai trò gì trong câu chuyện?

A. Làm câu chuyện hấp dẫn

B. Là yếu tố truyền kì

C. Thể hiện tính cách nhân vật

D. Thắt nút, mở nút câu chuyện.

Đáp án: D

Câu 17: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?

A. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.

B. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.

C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.

D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.

Đáp án: A

Câu 18: Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau:

A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.

B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.

C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.

Đáp án: C

Câu 19: Bút pháp nghệ thuật nào đã được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều?

A. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

B. Bút pháp gợi tả.

C. Bút pháp tả thực.

D. Bút pháp ước lệ tượng trưng.

Đáp án: B

Câu 20: Vẻ đẹp nào của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?

A. Người anh hùng văn võ song toàn.

B. Người anh hùng tài năng, có tấm lòng vị tha.

C. Người làm việc nghĩa vì mục đích chờ trả ơn.

D. Người lao động bình thường nhưng có tấm lòng nhân nghĩa.

Đáp án: B

Câu 21: Truyện “Lục Vân Tiên” được viết bằng ngôn ngữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Pháp

C. Chữ quốc ngữ

D. Chữ Nôm

Đáp án: D

Câu 22: Thành công trong truyện Kiều của Nguyễn Du được thể hiện rõ nét qua việc:

A. Miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

B. Khắc họa nhân vật bằng thủ pháp ước lệ

C. Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngôn ngữ, ngoại hình, cử chỉ

D. Luôn đặt nhân vật vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp

Đáp án: A

1 1015 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: