TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép phân tích và tổng hợp (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Phép phân tích và tổng hợp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1202 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Phép phân tích và tổng hợp

Câu 1: Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 - 6

Người ta vẫn quen nhìn thời gian như một định luật đưa tới già nua, tàn tạ, hủy diệt, nhưng không mấy ai nghĩ rằng chính nhờ có thời gian nên mới có tác động, hiện hữu, nảy sinh. Nếu không có thời gian thì sẽ không bao giờ có sự sống. Không có sự hình thành của trái đất, không có sự kết hợp của các phân tử thành các cơ thể đơn bào, rồi đa bào, không có sự xuất hiện của các loài cỏ cây, cầm thú, không có sự tiến hóa liên tục cho tới loài người, với bộ óc tinh vi sáng tạo. Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là thành quả thời gian.

Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Đáp án: B

Câu 2: Câu hỏi nào phù hợp để hỏi về nội dung của đoạn trích trên?

A. Thời gian là gì?

B. Thời gian có đặc điểm gì?

C. Thời gian được biểu hiện như thế nào?

D. Thời gian có vai trò, ý nghĩa gì?

Đáp án: D

Câu 3: Trong đoạn văn trên có vị trí gì?

A. Triển khai ý chủ đề

B. Triển khai ý của câu

C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn

D. Nêu ra một ý chủ đề mới

Đáp án: A

Câu 4: Trong câu văn cuối có vị trí gì?

A. Triển khai ý chủ đề

B. Triển khai ý của câu (3)

C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn

D. Nếu ra một ý chủ đề mới

Đáp án: C

Câu 5: Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?

A. Phân tích

B. Tổng hợp

C. Phân tích

D. Chứng minh

Đáp án: B

Câu 6: Đoạn văn trên triển khai ý theo trình tự nào?

A. Từ cụ thể tới khái quát

B. Từ nguyên nhân tới kết quả

C. Từ chung đến riêng rồi từ khái quát, tổng hợp đến cụ thể

D. Từ quá khứ tới hiện tại, tương lai

Đáp án: C

Câu 7: Phân tích là gì?

A. Là chẻ nhỏ vấn đề, làm đối tượng đó được so sánh, đối chiếu với các đối tượng khác

B. Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng

C. Phân tích có thể kết hợp với nhiều thao tác khác

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: B

Câu 8: Tổng hợp là phép lập luận như thế nào?

A. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp

B. Tổng hợp là tập hợp phần thông tin mình sưu tầm, thu thập

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Đáp án: A

Câu 9: Để phân tích làm rõ luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn" thì lập luận nào sau đây không phù hợp

A. Học vấn là thành quả của nhân loại trong quá trình lao động sản xuất và trải nghiệm

B. Học vấn của nhân loại được lưu giữ qua những trang sách và truyền lại cho các thế hệ sau

C. Đọc sách chỉ giúp con người thư giãn, giải trí

D. Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.

Đáp án: C

Câu 10: Tổng hợp là phép lập luận như thế nào?

A. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp

B. Tổng hợp là tập hợp phần thông tin mình sưu tầm, thu thập

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Đáp án: A

Câu 11: Phép phân tích và tổng hợp được dùng trong văn bản nhằm:

A. Làm bài văn giàu giá trị biểu cảm

B. Cung cấp thêm thông tin cho người đọc

C. Làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng

D. Làm sự vật hiện tượng hấp dẫn hơn

Đáp án: C

Câu 12: Có thể vận dụng các biện pháp nào trong phân tích?

A. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu

B. Có thể vận dụng các biện pháp lập luận giải thích, chứng minh.

C. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Câu 13: Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?

A. Đầu đoạn văn

B. Giữa đoạn văn

C. Cuối đoạn văn

D. Bất kì vị trí nào.

Đáp án: C

Câu 14: Đọc Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do... Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp."

Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Đáp án: B

Câu 15: Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

A. Khái niệm lòng biết ơn.

B. Đặc điểm của lòng biết ơn.

C. Những biểu hiện của lòng biết ơn.

D. Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Đáp án: C

Câu 16: Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

Đáp án: D

Câu 17: Trong Bàn về đọc sách, lí do nào sau đây không phải khi chọn sách mà đọc của tác giả?

A. Di sản tinh thần của con người ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ.

B. Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau.

C. Vì thời gian của mỗi người còn dành cho làm việc, vui chơi.

D. Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.

Đáp án: B

Câu 18: Dòng nào nói đúng nhất nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?

A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.

B. Giới thiệu đặc điểm, nội dung và hình thức của sự vật hiện tượng.

C. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng.

D. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập phân tích tổng hợp có đáp án

Trắc nghiệm Tiếng nói của văn nghệ có đáp án

Trắc nghiệm Các thành phần biệt lập có đáp án

Trắc nghiệm Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có đáp án

Trắc nghiệm Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có đáp án

1 1202 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: