TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra phần Tiếng Việt (có đáp án 2024)– Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Kiểm tra phần Tiếng Việt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1,054 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kiểm tra phần Tiếng Việt

Câu 1: Ý nào say đây không đúng khi nói về lời dẫn trực tiếp trong văn bản

A. Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

B. Lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép.

C. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

D. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn với phần người dẫn.

Đáp án: B

Câu 2: Khái niệm sau để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: Chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.

A. Phương châm về chất

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm lịch sự

Đáp án: A

Câu 3: Khái niệm sau để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.

A. Phương châm về chất

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm lịch sự

Đáp án: C

Câu 4: Lời dẫn gián tiếp là

A. Nhắc lại lời hay ý của nhân vật và có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.

B. Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

C. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

D. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn với phần người dẫn.

Đáp án: A

Câu 5: Khái niệm sau để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: nói phải có nội dung, nội dung nói đáp ứng nhu cầu cuộc giao tiếp, không thừa hoặc không thiếu thông tin.

A. Phương châm về chất

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm về lượng

D. Phương châm lịch sự

Đáp án: C

Câu 6: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?

A. Còn nhà họa sĩ và cô gái nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ

B. Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

C. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ xuống đất tất cả

D. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa

Đáp án: B

Câu 7: Trong tiếng Việt thường hay tuân thủ theo phương pháp “xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là gì?

A. Xưng hô khiêm tốn

B. Nói chuyện biết rõ vị thế, vai vế của mình

C. Thể hiện sự khiêm tốn khi nói về bản thân, sự tôn trọng với những người ở vai trên, vị thế trên

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 8: Câu văn nào sử dụng lời nói gián tiếp?

A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toét, mặc, cháu gan lì nhất định không ngồi xuống

B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá

C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều

D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian

Đáp án: C

Câu 9: Từ nào trái nghĩa với từ “truân chuyên”

A. Nhọc nhằn

B. Vất vả

C. Nhàn nhã

D. Gian nan

Đáp án: C

Câu 10: Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố:

- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?

Người bố đang mải đọc báo, trả lời:

- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.

( Truyện cười dân gian)

Trong mẫu chuyện trên, lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm lịch sự

Đáp án: C

Câu 11: Tìm khởi ngữ trong câu sau: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! ?

A. Còn mắt tôi

B. Còn

C. Anh lái xe bảo

D. Sao mà xa xăm

Đáp án: A

Câu 12: Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?

A. Ăn ốc nói mò

B. Ăn không nói có

C. Nói nhăng nói cuội

D. Lúng búng như ngậm hột thị

Đáp án: D

Câu 13: Mỗi chúng ta cần làm gì để tăng vốn từ?

A. Quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh.

B. Nghe, học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

C. Đọc sách, báo, các tác phẩm văn học mẫu mực, ghi chép từ ngữ mới.

D. Cả ba phương án trên

Đáp án: D

Câu 14: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?

A. Thành ngữ

B. Thuật ngữ

C. Hô ngữ

D. Trạng ngữ

Đáp án: A

Câu 15: Câu nào có động từ ( cụm động từ) đứng trước cụm chủ – vị?

A. Cái Tỉu lại bậu bên sườn cái Tý. (Ngô Tất Tố)

B. Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. (Ngô Tất Tố)

C. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. (Nam Cao)

D. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi (Nam Cao)

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Cố hương có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) có đáp án

1 1,054 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: