TOP 40 câu Trắc nghiệm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1,953 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Chó sói và cừu được Buy phông miêu tả một cách khách quan khoa học theo đặc tính của loài nói chung

B. Cừu và chó sói trong trang viết của Buy phông có những đặc tính đơn giản của loài: hoặc là sợ sệt, ngu ngốc, hoặc là độc ác

C. Chó sói và cừu được Buy phông miêu tả như một số phận, một tính cách sinh động, phong phú

D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc luận bàn về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La phông ten

Đáp án: C

Câu 2: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác?

A. Cả chó sói và cừu đều được La phông ten miêu tả như một số phận cụ thể

B. Hình ảnh chó sói và cừu trong thơ La Phông ten còn mang trong đó bóng dáng cuộc sống con người

C. La Phông ten không chỉ dựa vào đặc tính chủng loại mà còn dùng trí tưởng tượng phóng khoáng và lòng thương cảm để miêu tả chó sói và cừu

D. Hình tượng chó sói của La Phông ten chỉ là một kẻ đáng cười chứ không phải là một kẻ đáng ghét như trong những trang viết của Buy- phông

Đáp án: D

Câu 3: Sức thuyết phục của văn bản được thể hiện qua cách viết nào?

A. So sánh

B. Phân tích tỉ mỉ, chi tiết

C. Liệt kê qua nhiều dẫn chứng

D. Phản đề

Đáp án: D

Câu 4: Buy phông là ai?

A. Là một nhân vật văn học

B. Nhà thơ

C. Nhà nghiên cứu văn học

D. Nhà triết học

Đáp án: C

Câu 5: Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten là gì?

A. Hoán dụ

B. Điệp ngữ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Đáp án: C

Câu 6: Mục đích chính của văn bản trên là?

A. Bàn về đặc điểm tính cách của loài cừu

B. Bàn về đặc điểm tính cách của loài chó sói

C. Bàn về sự khác biệt giữa cái nhìn của nhà văn và nhà khoa học

D. Bàn về đặc trưng của văn chương nghệ thuật

Đáp án: D

Câu 7: Tác giả của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten là

A. Hi-pô-lít Ten

B. Von-te

C. Ru-xô

D. La Phông-ten

Đáp án: A

Câu 8: Văn bản trên thuộc nền văn học của quốc gia nào?

A. Đức

B. Ý

C. Pháp

D. Tây Ban Nha

Đáp án: C

Câu 9: Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

A. Tác phẩm văn chương

B. Văn bản nhật dụng

C. Văn bản nghị luận xã hội

D. Văn bản nghị luận văn học

Đáp án: D

Câu 10: Ý tưởng chính mà tác giả muốn nói đến qua văn bản trên là gì?

A. Những nét độc đáo của hình tượng con chó sói và con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten

B. So sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với con cừu và con sói trong những trang viết của Buy – phông

C. Mô tả cách nhìn nhận và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học

D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La- Phông ten

Đáp án: B

Câu 11: Theo Buy phông, loài cừu không có tính cách nào sau đây?

A. Thân thương

B. Bắt chước

C. Ngu ngốc

D. Sợ sệt

Đáp án: A

Câu 12: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác?

A. La Phông-ten không chỉ dựa vào đặc tính chủng loại mà còn dùng tưởng tượng phóng khoáng và lòng thương cảm để miêu tả chó sói và cừu.

B. Hình ảnh chó sói và cừu trong thơ La Phông-ten còn mang trong đó bóng dáng cuộc sống con người.

C. Hình tượng chó sói của La Phông-ten chỉ là một kẻ đáng cười chứ không phải là một kẻ đáng ghét như trong những trang viết của Buy-phông.

D. Cả chó sói và cừu đều được La Phông-ten miêu tả như một số phận cụ thể trong một cảnh ngộ cụ thể với một tính cách cụ thể.

Đáp án: D

Câu 13: Tính cách của loài nào trong quan niệm của La Phông ten khác với Buy phông?

A. Hư hỏng

B. Khốn khổ

C. Độc ác

D. Khát máu

Đáp án: A

Câu 14: Cách viết về chó sói và cừu của Buy- phông và La Phông ten có điểm gì giống nhau?

A. Cả hai ông đều viết về loài cừu và chó sói nói chung chứ không phải một con cừu, con chó sói cụ thể

B. Cả hai ông đều viết về cừu và chó sói như những số phận và tính cách cụ thể

C. Cả hai ông đều sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về chúng

D. Cả hai ông đều dựa vào đặc tính của cừu và chó sói để nói về chúng

Đáp án: B

Câu 15: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 16: Hi-pô-lít Ten là người nước nào?

A. Mỹ

B. Anh

C. Pháp

D. Ý

Đáp án: C

Giải thích: Hi-pô-lít Ten sinh ra tại Vouziers, Pháp.

Câu 17: Nhận định sau về Hi-pô-lít Ten đúng hay sai?

“Hi-pô-lít Ten được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 18: Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

A. Tác phẩm văn chương

B. Văn bản nhật dụng

C. Văn bản nghị luận xã hội

D. Văn bản nghị luận văn học

Đáp án: D

Câu 19: Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten được trích từ công trình nào?

A. La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.

B. La Phông-ten và thơ văn.

C. La Phông-ten và thơ về động vật.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: A

Câu 20: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì?

A. Hình tượng cừu trong thơ La Phông-ten.

B. Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.

C. Hình tượng cáo trong thơ La Phông-ten.

D. Đáp án A và B

Đáp án: C

Câu 21: Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống cho phù hợp

Bằng cách so sánh hình tượng (…) và (…) trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

A. Con cừu và con chó sói

B. Con cáo và con nai

C. Con voi và con kiến

D. Con lợn và con trâu

Đáp án: A

Câu 22: Loài cừu trong thơ La-phông-ten hiện lên như thế nào?

A. Gian manh và xảo trá.

B. Thân thương và tốt bụng.

C. Hiền lành và lười biếng.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: B

Câu 23: Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten được trích từ phần nào của công trình trên?

A. Chương I, Phần thứ nhất.

B. Chương I, Phần thứ hai.

C. Chương II, Phần thứ nhất.

D. Chương II, Phần thứ hai.

Đáp án: D

Câu 24: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản?

A. Luận điểm chặt chẽ

B. Dẫn chứng khoa học

C. Từ ngữ trau chuốt, mượt mà

D. Lối viết hấp dẫn

Đáp án: C

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải nhận định nói về chó sói?

A. Là con vật đáng thương

B. Là một tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh

C. Là một gã vô lại, đói dài và bị ăn đòn

D. Là con vật tốt bụng

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Liên kết câu và liên kết đoạn văn có đáp án

Trắc nghiệm Con cò có đáp án

Trắc nghiệm Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) có đáp án

Trắc nghiệm Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có đáp án

Trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ có đáp án

1 1,953 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: