TOP 40 câu Trắc nghiệm Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 2,503 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

A. là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiên, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể

B. Những nhận xét, đánh gái phải xuất phát từ nội dung và tính cách, số phận nhân vật, và nghệ thuật trong tác phẩm

C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết

D. Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm

Đáp án: C

Câu 2: Cho đoạn văn sau Trả lời câu hỏi từ 2 đến 4

Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và cái chết: sống liệu có giữ được mảnh vườn cho con mà vẫn có cái để mà ăn hay không (bán mất mảnh vườn sẽ là một trọng tội không thể tha thứ được của lão đối với người vợ đã khuất và đứa con đang ở xa); hay là chết thì sẽ giữ được mảnh vườn, lương tâm yên ổn? Nhưng nếu chết thì phải chết như thế nào, chuẩn bị cho nó ra sao?… Cuối cùng, lão Hạc lựa chọn cái chết. Đầu tiên lão để cho cậu vàng chết trước. Sau đó mới đến mình. Lão âm thầm chuẩn bị, dọn dẹp chu tất một con đường sạch sẽ để bước đến nhà mồ (nhờ ông giáo giữ vườn để khỏi ai tranh chiếm, nhòm ngó, gửi cầm 30 đồng bạc để cậy bà con lo liệu ma chay nếu mình có mệnh hệ gì). Lão đã chọn cái chết trong còn hơn phải sống khổ, sống nhục. Lão đã chết một cách cao ngạo và thảm khốc. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống lay lắt, héo úa....

Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

A. Phân tích tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

B. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật lão Hạc

C. Phân tích hoàn cảnh xã hội mà nhân vật được đặt vào

D. Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao

Đáp án: B

Câu 3: Cách trình bày của đoạn trên theo trình tự nào?

A. Từ khái quát đến cụ thể

B. Từ riêng đến chung

C. Từ quá khứ đến hiện tại

D. Nêu trực tiếp vấn đề

Đáp án: A

Câu 4: Đoạn văn trên lập luận theo phương thức nào

A. Quy nạp

B. Diễn dịch

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

Đáp án: B

Câu 5: Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) là gì?

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể

B. Các nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục

C. Bài nghị luận phải có bố cục mạch lạc có lời văn chuẩn xác và gợi cảm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 9.

Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

A. Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân

B. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

C. Phân tích những tác phẩm của nhà văn Kim Lân

D. Phân tích nghệ thuật văn chương của Kim Lân

Đáp án: C

Câu 7: Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

A. Mở bài

B. Thân bài

C. Kết bài

D. Có thể dùng cho cả 3 phần

Đáp án: A

Câu 8: Đoạn văn trên lập luận theo phương thức quy nạp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: Cách trình bày của đoạn trên theo trình tự nào?

A. Từ khái quát đến cụ thể

B. Từ riêng đến chung

C. Từ quá khứ đến hiện tại

D. Nêu trực tiếp vấn đề

Đáp án: A

Câu 10: Một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án: B

Câu 11: Chủ đề của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể là gì?

A. Chủ đề

B. Nhân vật

C. Cốt truyện

D. Nhân vật

Đáp án: D

Câu 12: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.

B. Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.

C. Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.

D. Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Đáp án: C

Câu 13: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận

B. Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án: D

Câu 14: Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

A. Nêu các luận điểm chính về nội dung.

B. Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.

C. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

D. Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Đáp án: D

Câu 15: Để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần vận dụng các phép lập luận nào?

A. Giải thích

B. Chứng minh

C. Phân tích, tổng hợp

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Câu 16: Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

A. Giới thiệu về Nam Cao.

B. Giới thiệu về Lão Hạc.

C. Giới thiệu về ông giáo.

D. Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.

Đáp án: D

Câu 17: Đâu là nhiệm vụ của mở bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?

A. Nêu nhận định, đánh giá.

B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.

C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.

D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Đáp án: D

Câu 18: Phần mở bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có nội dung nào sau đây?

A. Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.

B. Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.

C. Khẳng định giá trị của tác phẩm.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: A

Câu 19: Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?

A. Nêu nhận định, đánh giá.

B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.

C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.

D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có đáp án

Trắc nghiệm Sang thu có đáp án

Trắc nghiệm Nói với con có đáp án

Trắc nghiệm Nghĩa tường minh và hàm ý có đáp án

1 2,503 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: