TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 525 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)

Câu 1: Các kiểu văn bản có thay thế được cho nhau không?

A. Không

B. Có

Đáp án: A

Câu 2: Kiểu văn bản chính nào không được giới thiệu trong sách Ngữ văn 9?

A. Văn bản thuyết minh

B. Văn bản tự sự

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản miêu tả

Đáp án: D

Câu 3: Văn bản nghị luận, việc đưa yếu tố miêu tả vào có ý nghĩa gì?

A. Trình bày rõ diễn biến của sự việc được nêu ra

B. Tái hiện cụ thể sự vật, hiện tượng

C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết

D. Giới thiệu rõ đặc điểm, công dụng của đối tượng

Đáp án: B

Câu 4: Ngôn ngữ của văn bản điều hành (hành chính - công vụ) có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng

B. Có tính biểu cảm

C. Chính xác, không dùng biện pháp tu từ

D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Đáp án: C

Câu 5: Văn bản nào sau đây thuộc văn học nước ngoài

A. Bến quê

B. Những ngôi sao xa xôi

C. Con chó Bấc

D. Tôi và chúng ta

Đáp án: C

Câu 6: Lỗ Tấn viết tác phẩm nào?

A. Con chó Bấc

B. Bố của Xi-mông

C. Cố hương

D. Rô Bin –xơn ở ngoài đảo hoang

Đáp án: C

Câu 7: Đi - phô là nhà văn nước nào?

A. Mĩ

B. Anh

C. Pháp

D. Nga

Đáp án: B

Câu 8: Các nhân vật có trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn?

A. Nhuận Thổ, Tây Thi đậu phụ, mẹ tôi, Thủy Sinh, Mã Lương

B. Tôi, Nhuận Thổ, mẹ tôi, Thủy Sinh, Hai Dương, cháu Hoàng

C. Nhuận Thổ, tôi, mẹ tôi, Mạnh Tử, Hai Dương, cháu Hoàng

D. Nhuận Thổ, tôi, mẹ tôi, Mạnh Tử, Hai Dương, cháu Hoàng.

Đáp án: B

Câu 9: Văn bản nào sau đây là văn bản nghị luận?

A. Những đứa trẻ

B. Đánh nhau với cối xay gió

C. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

D. Hai cây phong

Đáp án: C

Câu 10: Văn bản đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở lớp dưới giống nhau ở chỗ là đều tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kêt thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 11: Vì sao văn bản có đủ yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng vẫn là văn bản tự sự?

A. Các yếu tố đó chỉ bổ trợ giúp làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.

B. Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Câu 12: Yếu tố nào trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu được tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai?

A. Những đoạn độc thoại

B. Độc thoại nội tâm

C. Miêu tả nội tâm

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 13: Vai người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 14: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có sự kết hợp...?

A. Các yếu tố trữ tình với tự sự.

B. Các yếu tố trữ tình với bình luận.

C. Các yếu tố bình luận với tự sự.

D. Các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự.

Đáp án: D

Câu 15: Tác dụng của việc kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận?

A. Bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

B. Bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ hơn, sắc sảo hơn.

C. Bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí hơn.

D. Bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn.

Đáp án: A

Câu 16: Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là những chứng cứ đưa ra để khẳng định sự đúng đắn của vấn đề.

B. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nêu ra dưới hình thức khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

C. Là sự phối hợp, tổ chức các dẫn chứng, lí lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nghị luận.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 17: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?

A. Để làm tư liệu cho bài văn nghị luận.

B. Để giúp người chưa đọc nắm bắt được nội dung chính của văn bản đó.

C. Để giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của nó.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: B

Câu 18: Mục nào cần có trong văn bản tường trình mà không cần có văn bản thông báo?

A. Lời mở đầu.

B. Nơi và ngày tháng làm văn bản.

C. Những nội dung cụ thể.

D. Lời cam đoan của người viết.

Đáp án: D

Câu 19: Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

40 câu hỏi Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Bàn về đọc sách (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Khởi ngữ (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi Trắc nghiệm Phép phân tích và tổng hợp (có đáp án 2022) – Ngữ văn 9

1 525 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: