TOP 40 câu Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 789 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Câu 1: “ Khởi ngữ” được hiểu là

A. Là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

B. Là thành phần đứng trước vị ngữ để nêu lên đề tại được nói đến trong câu.

C. Là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh và tình hình của sự việc được nói đến trong câu.

D. Là thành phần phụ của câu bộc lộ cảm xúc của người nói.

Đáp án: A

Câu 2: Câu nào dưới đây không chứa khởi ngữ?

A. Đối với tôi, anh ấy là một người bạn thân thiết.

B. Làm khí tượng,ở được cao thế mới là lí tưởng.

C. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm đấy.

D. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

Đáp án: C

Câu 3: Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi?

Người ta vẫn quen nhìn thời gian như một định luật đưa tới già nua, tàn tạ, hủy diệt, nhưng không mấy ai nghĩ rằng chính nhờ có thời gian nên mới có tác động, hiện hữu, nảy sinh. Nếu không có thời gian thì sẽ không bao giờ có sự sống. Không có sự hình thành của trái đất, không có sự kết hợp của các phân tử thành các cơ thể đơn bào, rồi đa bào, không có sự xuất hiện của các loài cỏ cây, cầm thú, không có sự tiến hóa liên tục cho tới loài người, với bộ óc tinh vi sáng tạo. Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là thành quả thời gian.

Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Đáp án: B

Câu 4: Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp?

A. Ngày mai tôi phải đi xa rồi

B. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!

C. Thưa cô, em xin phép ra ngoài ạ!

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đáp án: A

Câu 5: Trong câu “ Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng?

A. Thành phần gọi - đáp

B. Thành phần cảm thán

C. Thành phần tình thái.

D. Thành phần phụ chú.

Đáp án: A

Câu 6: Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng?

A. Thành phần gọi – đáp.

B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần tình thái.

D. Thành phần phụ chú.

Đáp án: B

Câu 7: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

A. Mình sẽ đến đúng hẹn.

B. Mình đến muộn một chút nhé !

C. Mình bận nhiều việc lắm.

D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Đáp án: C

Câu 8: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu đó có hàm ý:

A. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

B. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

C.Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Đáp án: B

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần gọi-đáp

A. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập

B. Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp

C. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

D. Là thành phần biệt lập

Đáp án: C

Câu 10: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

A. nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu văn trước đó

B. nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ

C. nhấn mạnh ý vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

D. Tất cả đều sai

Đáp án: C

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tự địa phương ở nước ta?

A. Thể hiện sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán giữa các vùng miền

B. Thể hiện ngôn ngữ đặc trưng cho mỗi vùng miền

C. Là những từ ngữ có thể sử dụng ở nhiều vùng miền trên cả nước

D. khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật

Đáp án: C

Câu 12: Cho đoạn văn sau
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...
- Ông giáo hút trước đi.
Lão đưa đóm cho tôi...
- Tôi xin cụ...
Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!(Nam Cao)

Cuộc hội thoại trong đoạn văn trên có mấy người tham gia?

A. 2 người

B. 4 người

C. 3 người

D. 5 người

Đáp án: A

Câu 13: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trên là quạn hệ gì?

A. Quan hệ gia đình thân tộc.

B. Quan hệ tuổi tác.

C. Quan hệ giữa những người công dân trong xã hội.

D. Quan hệ giữa một người có chức trách với một người dân thường.

Đáp án: C

Câu 14: Lão Hạc có thái độ ra sao trong đoạn hội thoại trên?

A. Kính trọng

B. Trách móc

C. Quát nạt

D. Nhún nhường

Đáp án: A

Câu 15: Đoạn thơ sau sử dụng những từ ngữ địa phương của vùng nào

Gan chi gan rứa mẹ nờ?
Mẹ rằng cứu nước, mình chờ mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài, chút tài đò đưa.

A. Bắc Bộ

B. Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Nam Bộ

Đáp án: B

Câu 16: Bố mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình: Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện khiến cha mẹ bực mình.
Người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?

A. Cướp lời

B. Nói leo

C. Nói tranh

D. Nói hỗn

Đáp án: B

Câu 17: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó

B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão

C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn

D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Đáp án: A

Câu 18: Câu nào trong số các câu sau có thành phần cảm thán?

A. Có thể nói, văn hóa đang giúp cả thế giới xích lại gần nhau hơn.

B. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

C. Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

D. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không?

Đáp án: B

Câu 19: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

A. Quan hệ bổ sung

B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân

D. Quan hệ mục đích

Đáp án: A

Câu 20: Thành phần phụ chú là gì?

A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bến quê có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập Tiếng Việt có đáp án

Trắc nghiệm Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án

Trắc nghiệm Những ngôi sao xa xôi có đáp án

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) (tiếp theo) có đáp án

1 789 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: