TOP 40 câu Trắc nghiệm Làng (trích) (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Làng (trích) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 1,664 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Làng (trích)

Bài giảng Ngữ văn 9 Làng (trích)

Câu 1: Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện qua?

A. Bằng hành động, cử chỉ

B. Bằng những lời đối thoại

C. Bằng những lời độc thoại

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 2: Dòng nào chứa các từ địa phương được dùng trong truyện Làng?

A. Bực cửa, thầy, (chẳng có gì) sất, trầu, tinh

B. Bực cửa, trâu, thầy, tinh

C. Trâu, bực cửa, thầy

D. Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất, trầu

Đáp án: D

Câu 3: Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

A. Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc

B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, nhân vật

C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ quần chúng

D. Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, biểu cảm

Đáp án: C

Câu 4: Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?

A. Am hiểu đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân

B. Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thủy chung với kháng chiến và cách mạng

C. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Ngôi kể trong truyện ngắn Làng?

A. Bác Thứ

B. Người kể giấu mặt

C. Ông chủ tịch

D. Ông Hai

Đáp án: B

Câu 6: Nhận định nói đúng nhất loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện Làng của Kim Lân?

A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

B. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật

C. Ngôn ngữ trần thuật

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì?

A. Mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu

B. Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng

C. Không phát âm được một số âm do có tật hoặc nói chưa sõi

D. Cảm động vì những người gặp lại cùng làng lên tản cư

Đáp án: A

Câu 8: Câu nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?

A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước

B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc

C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 9: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

A. Vì ông yêu làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn

B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về

C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông

D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông

Đáp án: A

Câu 10: Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

A. Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình

B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện

C. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ

D. Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông

Đáp án: C

Giải thích: Đoạn tâm sự với thằng Húc là cách để ông Hai giãi bày tâm trạng, nỗi đau khổ buồn tủi khi nghe tin làng mình theo giặc

Câu 11: Tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?

A. Yêu và tự hào về làng quê của mình

B. Căm thù giặc Tây, những kẻ theo Tây làm Việt gian

C. Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 12: Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Truyện dài

D. Tùy bút

Đáp án: B

Câu 13: Nhân vật chính truyện Làng là ai?

A. Ông Hai

B. Bà Hai

C. Bà chủ nhà

D. Người lính

Đáp án: A

Câu 14: Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì?

A. Người trí thức

B. Người nông dân

C. Người phụ nữ

D. Người lính

Đáp án: B

Câu 15: Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào?

A. Ông Hai không biết chứ, phải đi nghe nhờ người khác đọc

B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư

C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai

D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình

Đáp án: B

Giải thích: Tình huống tác giả đặt ra có tính kịch tính, để nhân vật giải quyết vấn đề.

Câu 16: Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai?

A. Cua, cá

B. Giặc Tây

C. Lũ trẻ

D. Trâu, bò

Đáp án: B

Câu 17: Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện qua?

A. Bằng hành động, cử chỉ

B. Bằng những lời đối thoại

C. Bằng những lời độc thoại

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 18: Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?

A. Am hiểu đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân

B. Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thủy chung với kháng chiến và cách mạng

C. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 19: Ngôi kể trong truyện ngắn Làng?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Đáp án: C

Câu 20: Nhận định nói đúng nhất loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện Làng của Kim Lân?

A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

B. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật

C. Ngôn ngữ trần thuật

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 21: Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Truyện dài

D. Tùy bút

Đáp án: B

Câu 22: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả

D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

Đáp án: A

Câu 23: Đoạn văn sau sử dụng kết hợp những loại ngôn ngữ gì?

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…

A. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật

B. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

C. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

D. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Đáp án: D

Câu 24: Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách của ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?

A. Yêu và tự hào về làng quê của mình.

B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.

C. Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 25: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc?

A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước.

B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc.

C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?

A. Dấu ngoặc đơn

B. Dấu gạch ngang

C. Dấu ngoặc kép

D. Dấu hai chấm

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Làng (trích) có đáp án

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) có đáp án

Trắc nghiệm Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự có đáp án

Trắc nghiệm Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm có đáp án

Trắc nghiệm Lặng lẽ Sa Pa (trích) có đáp án 9

1 1,664 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: