TOP 40 câu Trắc nghiệm Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 2108 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)

Bài giảng Ngữ văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Tính cách của Kiều qua đoạn trích Kiều báo ân, báo oán được thể hiện như thế nào?

A. Có yêu có ghét rõ ràng, lúc ôn hòa, khi cương quyết, cứng rắn

B. Nàng đền ơn cho người cưu mang mình, tha tội cho Hoạn Thư- kẻ gây ra đau khổ cho nàng

C. Thúy Kiều là người thấu hiểu đạo lý, cách cư xử, nhưng nàng cũng là người đa sầu đa cảm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Em có nhận xét gì về tính cách Hoạn Thư qua những lời đối đáp với Thúy Kiều?

A. Khôn ngoan, giảo hoạt

B. Nhu nhược, hèn nhát

C. Mưu mô, cơ hội

D. Hiền lành, thật thà

Đáp án: A

Câu 3: Đoạn trích Kiều báo ân báo oán thể hiện quan điểm gì của quần chúng nhân dân?

A. Ở hiền gặp lành

B. Con người đau khổ sẽ có lúc vùng lên cầm cán cân công lí, ở hiền gặp lành

C. Ác giả ác báo

D. Đàn bà ghê gớm sẽ bị trừng phạt

Đáp án: B

Câu 4: Ý nghĩa lớn nhất của đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là gì?

A. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều.

B. Phản ánh ước vọng công lí chính nghĩa ở thời đại Nguyễn Du.

C. Thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược của Thúc Sinh.

D. Cho thấy sự khôn ngoan, sắc sảo của Hoạn Thư.

Đáp án: B

Câu 5: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?

A. Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình

B. Lý lẽ Hoạn Thư đưa ra luôn chính xác, khó lòng bác bỏ được

C. Là người khôn ngoan, lọc lõi, Hoạn Thư đưa ra những lý lẽ xác đáng, khó lòng bác bỏ được

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả nhân vật chủ yếu bằng cách nào?

A. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

B. Miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của con người.

C. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp.

D. Miêu tả ngoại hình bằng bút pháp ước lệ.

Đáp án: C

Câu 7: Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?

A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”

B. Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình

C. Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt

D. Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt

Đáp án: A

Câu 8: Vì sao Kiều lại tha tội cho Hoạn Thư?

A. Kiều tự cảm thấy mình cũng có lỗi (lấy Thúc Sinh).

B. Kiều cảm thông với cảnh ngộ Hoạn Thư.

C. Tuy bị hành hạ, bị đánh ghen nhưng sau đó, Hoạn Thư đã cho Kiều ra Quan Âm các “viết kinh”, và khi Kiều bỏ trốn cũng không truy bắt, “dứt tình chẳng theo”.

D. Kiều nhân hậu, vị tha, độ lượng.

Đáp án: D

Câu 9: Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?

A. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.

B. Nàng gọi Thúc Sinh bằng từ ngữ mang sắc thái thân mật, trân trọng

C. Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 10: Nhận định nào không phải là lí lẽ Hoạn Thư đưa ra để gỡ tội cho mình?

A. Đổ hết mọi tội lỗi cho Thúc Sinh.

B. Nhận hết tội về mình và mong Kiều tha thứ.

C. Dựa vào tâm lí tình của một người phụ nữ để gỡ tội

D. Kể lại công của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm.

Đáp án: A

Câu 11: Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh nhưng Kiều lại nhắc tới Hoạn Thư?

A. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều còn nặng nề, đau xót

B. Sử dụng lời ăn tiếng nói của người dân để nói về hành động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân

C. Tố cáo lòng ganh ghét đố kị và thủ đoạn tàn nhẫn của Hoạn Thư

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 12: Văn bản Kiều báo ân báo oán được trích từ tác phẩm nào?

A. Kim Vân Kiều truyện

B. Lục Vân Tiên

C. Truyện Kiều

D. Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án: C

Câu 13: Đoạn trích Kiều báo ân báo oán nằm ở phần nào của truyện Kiều?

A. Gặp gỡ và đính ước

B. Gia biến và lưu lạc

C. Đoàn tụ

D. Chưa xác định được

Đáp án: B

Câu 14: Ai đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán?

A. Thúc Sinh

B. Hồ Tôn Hiến

C. Từ Hải

D. Kim Trọng

Đáp án: C

Câu 15: Tính cách của Kiều qua đoạn trích Kiều báo ân, báo oán được thể hiện yêu ghét rõ ràng, trọng tình nghĩa và hiểu đạo làm người, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 16: Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?

A. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.

B. Nàng gọi Thúc Sinh là người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, gọi là cố nhân một cách trân trọng

C. Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 17: Qua văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán, Hoạn Thư đã hiện ra là một người như thế nào?

A.Hèn nhát

B. Độc ác

C.Thông minh, khôn khéo

D.Ranh ma, quỷ quyệt

Đáp án: C

Câu 18: Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?

A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”

B. Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình

C. Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt

D. Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt

Đáp án: A

Câu 19: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?

A. Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình

B. Hoạn Thư run sợ không nói lên lời

C. Hoạn Thư nhờ Thúc Sinh nói đỡ cho mình

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 20: Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của nhân dân?

A. Ước mơ cuộc sống giàu sang

B. Khát vọng công lý

C. Mong ước hòa bình

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Câu 21: Chọn các đáp án đúng

Văn bản có những nhân vật nào?

A.Thúc Sinh

B.Hồ Tôn Hiến

C.Từ Hải

D.Kim Trọng

E.Thúy Kiều

F.Hoạn Thư

Đáp án: A, E, F

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có đáp án

Trắc nghiệm Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có đáp án

Trắc nghiệm Lục Vân Tiên gặp nạn có đáp án

Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần Văn) có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết về từ vựng có đáp án

1 2108 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: