TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm (có đáp án 2024) – Ngữ văn 9

40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 9.

1 664 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Câu 1: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được sáng tác trong thời kì lịch sử nào?

A. Kháng chiến chống Pháp

B. Kháng chiến chống Mĩ

C. Chống quân xâm lược Nguyên Mông

Đáp án: B

Câu 2: Nghĩa tường minh là gì?

A. Là nghĩa nhận được bằng cách suy đoán.

B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.

D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.

Đáp án: C

Câu 3: Từ "ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)

B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. (Bằng Việt)

C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.... (Bằng Việt)

D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. (Chính Hữu)

Đáp án: A

Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài văn nghị luận xã hội?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận.

B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt

Đáp án: D

Câu 5:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

("Viếng lăng Bác" - Viễn Phương)

Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được dùng theo phép tu từ nào?

A. Hoán dụ

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

Đáp án: C

Câu 6: "Khi giao tiếp, cần nói đúng chủ đề giao tiếp tránh nói lạc đề." là yêu cầu của phương châm hội thoại nào?

A. Quan hệ

B. Cách thức

C. Lịch sự

D. Về chất

Đáp án: A

Câu 7: ".......... là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra" là khái niệm để chỉ:

A. Báo cáo

B. Biên bản

C. Hợp đồng

D. Tường trình

Đáp án: B

Câu 8: Nhận xét nào nói đúng nhất về nội dung bài "Con cò"?

A. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó, thiêng liêng.

B. Bài thơ là những cảm nhận, suy nghĩ về tình cảm gia đình nói chung.

C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi, thân thương.

D. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương, đất nước.

Đáp án: A

Câu 9: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ:

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con."

("Nói với con" - Chế Lan Viên)

A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.

B. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.

C. Bổn phận làm con phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ.

D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người.

Đáp án: D

Câu 10: Dòng nào sau đây nêu được nội dung chính của bài thơ "Mây và sóng"?

A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ.

B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với tâm hồn trẻ thơ.

C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

D. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.

Đáp án: C

Câu 11: Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào?

A. Người nói (người viết) có trình độ văn hóa cao.

B. Người nghe (người đọc) có trình độ văn hóa cao.

C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (người đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.

D. Người nói (người viết) phải sử dụng các phép tu từ.

Đáp án: C

Câu 12: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao?

A. Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo

B. Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ

C. Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 13: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 14: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Lãnh tụ

B. Hiền triết

C. Vua

D. Danh nho

Đáp án: C

Câu 15: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?

A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn

C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó

D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp

Đáp án: C

Câu 16: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

1. Nói có sách mách có chứng

2. Biết thưa thì thốt

3. Không biết dựa cột mà nghe.

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Đáp án: B

Câu 17: Đoạn văn thuyết minh sau đây có sử dụng kết hợp biện pháp nghệ thuật nào?

Lan không chỉ đẹp về hoa mà còn đẹp về lá. Lan cành giao có lá hình trụ giống cây cành giao. Lan chân rết có lá ngắn, nhọn, dẹt, xếp thành hai dãy đều đặn như chân rết. Có thứ gốc lá phồng lên thành củ gọi là lan quả quả táo. Lan gấm thì mặt lá mượt như nhung, lại điểm thêm những vân vàng óng như kim tuyến.

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. So sánh và liệt kê

D. Nhân hoá và kiệt kê

Đáp án: C

Câu 18: Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?

A. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng

B. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.

C. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

D. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.

Đáp án: B

Câu 19: Muốn cho văn bản thuyết minh hấp dẫn, sinh động, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào?

A. Kể chuyện, tự thuật

B. Đối thoại theo lối ẩn dụ

C. Hình thức diễn vè, thơ ca

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 20: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây:

A. Người nói (người viết) hiểu thế nào là hàm ý. Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.

B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.

C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý.

D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp. Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.

Đáp án: C

Câu 21: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói

B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách Hồ Chí Minh có đáp án

Trắc nghiệm Các phương châm hội thoại có đáp án

Trắc nghiệm Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có đáp án

1 664 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: